Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh đông hà nội khoá luận tốt nghiệp 427 (Trang 75 - 77)

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chovay doanh nghiệp

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và hành lang

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã không ngừng cải thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế. Cũng không thể phủ nhận rằng môi trường pháp lý đã có những cải tiến tích cực tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại lỗ hổng, hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, mâu thuẫn gây ra khó khăn đối với DN khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam cịn mang tính hình thức, rườm rà. Trong bối cảnh như hiện nay, đây là bất lợi không hề nhỏ với DNVVN. Chính phủ và các ban ngành cần thống nhất hơn nữa quan điểm chỉ đạo phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các DNVVN sản xuất kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nước cần linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách, quy trình, thủ tục giúp các DN thuận lợi phát triển hơn.

- Chính sách của Nhà nước ban hành ra và thay đổi cần có độ trễ để các NHTM và DNVVN theo kịp.

Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong giai đoạn đổi mới và hoàn thiện. Khi đó các DNVVN điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình khơng kịp với sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mơ nên gặp nhiều khó khăn và có thể gây ra tình trạng xấu đối với hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của NH. Các NHTM cũng cần có một khoảng thời gian đủ để đưa ra các chính sách cho vay đối với DNVVN phù hợp với quy định của nhà nước và phù hợp với nhu cầu của DN. Do vậy, Nhà nước cần tạo thời gian cho cả NHTM và DNVVN để thực hiện các chính sách, quy định mới do khả năng điều chỉnh hoạt động của NHTM và DNVVN đối với mỗi chính sách là khác nhau.

- Nhà nước cần có những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DNVVN.

DNVVN thường gặp bất lợi khi cạnh tranh với các DN nhà nước và những DN có vốn đầu tư nước ngồi trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, nhà nước cần có những biện pháp tạo điều kiện khuyến khích DNVVN tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại trong nước để tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, tiến tới tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Nhà nước cần thu hút và tạo điều kiện cho các DNVVN tham gia hợp đồng có vốn ngân sách, khuyến khích tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công. Thực tế hiện nay các hợp đồng có vốn ngân sách đều được giao cho các công ty, tổng công ty Nhà nước bởi đây là những

hợp đồng lớn được đòi hỏi phải thực hiện bới các DN lớn có tiềm năng về vốn, máy móc thiết bị, nhân sự. Tuy nhiên, với những với những dự án nhỏ mang tầm vóc địa phương thì có thể giao cho các DNVVN, một mặt giúp giảm sức ép tìm kiếm đầu ra cho các DNVVN, mặt khác phát huy được vai trò của thành phần này trong việc xây dựng đất nước. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dịch vụ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích cho các DNVVN tham gia cung ứng như: đơn giản hóa thủ tục đấu thầu, ưu đãi thuế thu nhập DN, miễn, giảm tiền sử dụng, thuê đất,...

- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các

DNVVN.

Bộ tài chính cũng như các cơ quan quản lý tại các tỉnh thành địa phương cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, buộc các DN phải hạch toán theo quy định của Bộ, đảm bảo tính chân thực của báo cáo tài chính. Đây chính là cơ sở tốt để các NH căn cứ để mạnh dạn thực hiện việc tài trợ cho các DNVVN. Thêm vào đó, các DN nào vi phạm các quy định về công tác hạch toán kế toán cần phải bị xử phạt một cách nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh đông hà nội khoá luận tốt nghiệp 427 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w