2.4. Đánh giá chung về hoạt động chovay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh cũng có một số hạn chế sau:
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN có xu hướng giảm. Mặc dù tiền dư nợ của NH nhìn chung là tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng dư nợ của NH có xu hướng giảm dần. Mức tăng trưởng dư nợ cho vay DNVV năm 2018 là 43,11% trong khi đó tỷ lệ tương ứng năm 2017 là 75,04%. Chi nhánh cần phải thực hiện những biện pháp mạnh hơn nữa để cải thiện dư nợ cho vay DNVVN, bởi đây là đối tượng rất cần vốn và hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho NH nếu chất lượng tín dụng được đảm bảo.
- Chất lượng khoản vay vốn của DNVVN còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh tuy ở mức kiểm soát được nhưng vẫn cao hơn so với các chi nhánh khác của NH trên địa bàn Hà Nội. Giai đoạn cuối năm 2014,
đầu năm 2016 chi nhánh Đông Hà Nội thực hiện theo chiến lược phát triển của VPBank, bên cạnh sản phẩm cho vay thế chấp truyền thống, chi nhánh tập trung vào khai thác và phát triển gói sản phẩm tín chấp khơng TSBĐ. Sản phẩm này có rủi ro cao, khả năng mất vốn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, rủi ro cao lại đi kèm với mức lợi
nhuận cao do lãi suất của gói vay này cao. Chính vì thế chi nhánh có dư nợ cho vay DNVVN cũng như quy mô khách hàng tăng tuy nhiên điều này lại kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng vọt tử 1,6% năm 2016 lên 2,13% năm 2017, 2,95% năm 2018. Việc ra tăng tỷ lệ nợ xấu khiến chi nhánh phải đối diện với nhiều rủi ro hơn, chi nhánh có thể trích lập chi phí dự phịng rủi ro nhưng điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NH.