3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chovay đối với doanh nghiệp vừa và
3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Đội ngũ cán bộ làm tín dụng là nhân tố trung tâm và quan trọng trong hoạt động cho vay DNVVN. Họ là những người trực tiếp tìm kiếm, tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng,là người đem về nguồn thu lớn cho NH nhờ vệc bán sản phẩm, vì vậy trình độ, kỹ năng của họ được cải thiện cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận đem về cho NH lớn hơn. CBTD của chi nhánh là người có trình độ chun mơn cao, nắm chắc nghiệp vụ. Tuy nhiên dưới sự phức tạp, cạnh tranh áp lực của NH đòi hỏi họ phải trau đồi, nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành NH. Chính vì thế, dưới đây là những giải pháp giúp cho chi nhánh VPBank Đơng Hà Nội có thể nâng cao trình độ, nghiệp vụ:
- Chú trọng đến hoạt động đào tạo về nghiệp vụ:
trách toàn bộ quy trình cho vay từ gặp gỡ với khách hàng cho đến thẩm định, cho vay, thu nợ. Do đó, địi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBTD bằng các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, như các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán mới, phương pháp thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế. Không chỉ đào tạo mang tính chất nội bộ, chi nhánh có thể mời những người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đến trao đổi để phổ biến kiến thức, chuyên môn bổ sung cho CBTD nhằm tiếp cận khách hàng và tiếp cận dự án một các tốt nhất. Đối với nhóm kiến thức về tin học và ngoại ngữ, chi nhánh nên yêu cầu các nhân viên phải có một số chứng chỉ bằng cấp nhất định.
Với các cán bộ làm việc lâu năm, chi nhánh nên chú ý tới công tác đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cập nhật các kỹ năng kiến thức, các cơng nghệ mới để đáp ứng đựoc nhu cầu hồn cảnh làm việc mới.
Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra nghiệp vụ, kiểm tra việc nắm bắt các quy định mới về hoạt động NH của VPBank để củng cố, nâng cao kiến thức.
Bằng cách mở các đợt tuyển dụng công khai, tăng cường các chính sách thu hút những người phù hợp, VPBank Đông Hà Nội đang hướng tới việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
- Chú trọng việc bồi dưỡng đạo đức của CBTD:
Đạo đức của CBTD chi nhánh là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay DNVVN. Trên thực tế đã có khơng ít các vụ án kinh tế xảy ra do sự suy thối về đạo đức của CBTD, cố tình cấu kết với khách hàng lừa dối NH nhằm trục lợi cá nhân. Để nâng cao chất lượng công việc, trước tiên đòi hỏi phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm cơng tác tín dụng:
+ Yêu cầu CBTD hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ, có trách nhiệm trong
công việc.
+ Chủ động tìm kiếm khách hàng, trong điều kiện đảm bảo chất lượng và
hiệu quả.
+ NH phải đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ để họ yên tâm công tác.
+ Đảm bảo có chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng. Chi nhánh cần có chế độ
khen thưởng hấp dẫn với các CBTD có hiệu quả làm việc tốt để nâng cao tinh thần làm việc, tạo động lực cho các nhân viên. Đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các
biện pháp xử lý với các hành vi sai phạm, từ đó góp phần hạn chế những hành vi sai phạm, giảm thiệt hại và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNVVN.