Để đánh giá kiểm tra chi ngân sách nhà nƣớc tại Sở Tài chính, tác giả xác định một số tiêu chí cơ bản nhƣ sau:
- Tiêu chí phù hợp: sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành (cơ chế, chính sách, kế hoạch... ) về kiểm tra chi ngân sách.
- Tiêu chí hiệu lực: Hiệu lực thể hiện mối tƣơng quan giữa kết quả và mục tiêu. Thể hiện năng lực của bộ máy QLNN trong công tác kiểm tra chi ngân sách đạt đƣợc các mục tiêu của kiểm tra chi ngân sách. Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của các văn bản chỉ đạo điều hành (khả năng ảnh hƣởng đến các đối tƣợng và việc chấp hành nghiêm chỉnh của đối tƣợng đối với các quy định, văn bản QLNN), tìm ra giải pháp xử lý vƣớng mắc thiết thực, sự tuân thủ luật pháp và chấp hành mệnh lệnh cấp trên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệ thống. Hiệu lực thể hiện đƣợc vai trò quản lý của bộ máy nhà nƣớc và huy động sự tham gia của các chủ thể liên quan trong việc công tác kiểm tra chi ngân sách nhà nƣớc.
- Tiêu chí hiệu quả: Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá cơng tác kiểm tra chi ngân sách nhà nƣớc. Thơng thƣờng, để đánh giá tiêu chí hiệu quả trong cơng tác kiểm tra chi ngân sách ta thƣờng so sánh kết quả kiểm tra tại các thời điểm khác nhau của cùng một đơn vị đƣợc kiểm tra.
Ngồi ra, để đánh giá tiêu chí hiệu quả có thể đánh giá kết quả của cơng tác kiểm tra chi ngân sách về số lƣợng các đơn vị đƣợc kiểm tra đã tăng lên, số sai phạm của các đơn vị kiểm tra đƣợc giảm xuống, tiết kiệm chi ngân sách để lại cho nhà nƣớc tăng...
- Tiêu chí bền vững: Thể hiện kiểm tra chi ngân sách nhà nƣớc tạo ra đƣợc những ảnh hƣởng tích cực lâu dài theo thời gian, hạn chế đƣợc nhiều sai phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc trong thời gian tới.