CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.2. Những nội dung cơ bản về bảo lãnh ngân hàng
1.2.5. Vai trò của bảo lãnh
1.2.5.1. Đối với ngân hàng
- Tăng thu nhập: Trong hoạt động bảo lãnh, thu nhập ngân hàng thu được là
phí
bảo lãnh. Khoản phí này chiếm tỉ trọng khá lớn trong nguồn thu phí dịch vụ của ngân hàng. Thêm vào đó, thu nhập ròng từ bảo lãnh cũng khá cao khi ngân hàng không phải chi tiền ngay từ đầu, tức là ngân hàng khơng mất chi phí huy động cho khoản vốn đó và khơng mất chi phí cơ hội cho việc dụng nguồn vốn đó vào mục đích kinh doanh khác
- Đa dạng hóa loại hình kinh doanh, phân tán rủi ro: Việc phát triển bảo lãnh
làm tặng tỷ trọng kinh doanh dịch vụ của ngân hàng , tránh tập trung q nhiều vào hoạt động tín dụng vốn có rủi ro khá lớn. Có thể nói, hiện nay bảo lãnh là một loại hính kinh doanh hiệu quả và bền vững mà các ngân hàng hướng tới.
1.2.5.2. Đối với khách hàng
- Đối với mối quan hệ hai bên: Bảo lãnh giúp giải quyết mâu thuẫn về vấn đề
tin
tưởng lẫn nhau giữa hai bên đối tác bằng cách cung cấp một sự đảm bảo. Từ đó thúc đẩy
việc hợp tác diễn ra nhanh chóng và an tồn - Đối với bên được bảo lãnh:
+ Có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
+ Được ngân hàng đứng ra đảm bảo làm cho uy tín trong kinh doanh của bên được bảo lãnh tăng cao, việc kinh doanh diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn nhất là với các hợp đồng trả chậm.
- Đối với bên nhận bảo lãnh:
+ Có cơ sở để tin tưởng hơn vào đối tác, tiết kiệm chi phí và thời gian tìm kiếm đối tác thích hợp.
+ San sẻ rủi ro mất vốn cho ngân hàng bảo lãnh
1.2.5.3. Đối với nền kinh tế
- Cơng cụ thúc đẩy kí kết và thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh có vai trị như một chất xúc tác quan trọng xây dựng sự tin tưởng, thúc đẩy q trình kí kết hợp đồng, ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong việc thực hiện nghĩa vụ cam kết. Từ đó các hợp động được thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu
rủi ro cho các bên tham gia nói riêng và nền kinh tế nói chung. - Cung cấp vốn cho nền kinh tế:
Với những doanh nghiệp tại các nước đang phát triển như Việt Nam thiếu vốn là một vấn đề cấp thiết. Đa số các doanh nghiệp chưa đủ uy tín để tiếp cần nguồn vốn, đặc biệt là những nguồn vốn từ nước ngồi có lãi suất thấp hơn trong nước. BLNH cung cấp cho các doanh nghiệp một cánh của để tiếp cận được nguồn vốn này bằng cách dùng uy tín của ngân hàng để củng cố cho uy tín của doanh nghiệp. Từ đó mang lại nguồn đầu tư
1.2.6. Các quy phạm pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh
- Từ Điều 335 đến điều 345 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định về khái niệm, phạm vi, mối quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-NHNN hợp nhất Thông tư số 07/2015/TT- NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định về BLNH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 8 năm 2015, và Thông tư số
13/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt
Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về BLNH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2017 là văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo lãnh tại các NHTM hiện nay.