CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
2.2. Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
2.2.2 Những điểm mạnh và điểm yếu của VPBank trong hoạt động bảo lãnh
2.2.2.1. Điểm mạnh
Quy trình bảo lãnh chặt chẽ, thận trọng
Hiện nay, hoạt động ngoại bảng ngày càng được chú trọng phát triển đồng nghĩa với việc rủi ro đến từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn bao gồm bảo lãnh ngày càng lớn. Ngân hàng sẽ thiệt hại rất lớn nếu chất lượng bảo lãnh không được đảm bảo. Việc phải trả thay
cho khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro làm tăng tỷ lệ nợ xấu, tốn kém chi phí thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm và có khả năng ảnh hưởng tới đánh giá của các nhà đầu tư đối với ngân hàng về chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng nói chung.
Để đảm bảo được chất lượng ngoại bảng, VPBank đã xây dựng một bộ quy định và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh rất chi tiết, chặt chẽ, trách nhiệm của mỗi cán nhân, phòng ban được quy định rõ ràng. Việc phân cấp, phân quyền phê duyệt và thẩm định rất thận trọng, phần lớn là phê duyệt và thẩm định tập trung, chỉ trừ những trường hợp có rủi ro nhỏ như giá trị bảo lãnh nhỏ, đảm bảo 100% bằng kí quỹ hoặc GTCG do VPBank phát hành, ... Điều này đã mang lại cho VPBank hoạt động bảo lãnh với chất lượng khá tốt, giảm thiểu rủi ro từ nợ tiềm ẩn đối với ngân hàng.
b. Các chỉ tiêu phát triển bảo lãnh tăng trưởng ổn định
Nhìn chung các chỉ tiêu định lượng dùng để đánh giá chất lượng bảo lãnh gồm doanh số, dư nợ bảo lãnh, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đều đạt mức tăng trưởng ổn định trong ba năm qua. Đây là một điểm sáng, thể hiện một cách trực quan nhất hiệu quản của việc phát triển BLNH.
2.2.2.2. Điểm yếu
a. Nguồn nhận lực cho hoạt động bảo lãnh chưa được chun mơn hóa trong
cơ cấu tổ chức
Bảo lãnh được xem là một loại của hoạt động tín dụng, tuy nhiên nó vẫn mang nhiều điểm khác biệt đặc thù như tính ngoại bảng, làm xuất hiện nợ tiềm ẩn và những
rủi ro khơng thua kém gì các chỉ tiêu nội bảng nếu không được thẩm định kĩ càng. Do vậy đội ngũ nhân lực nắm chắc nghiệp vụ và có kinh nghiệm thưc tế là rất cần thiết trong
việc phát triển bảo lãnh.
Hiện nay tại VPBank, hoạt động bảo lãnh chưa có bộ phận riêng mà vẫn do CVQHKH, HTTD, thẩm định tín dụng thực hiện cùng với các nghiệp vụ tín dụng khác. Điều này có nhiều bất cập, chưa tạo ra được một cơ chế hoạt động độc lập và hiệu quả. Cán bộ của ngân hàng phải thực hiện nhiều nghiệp vụ cùng lúc, phải tiếp xúc với nhiều khách hàng và khối lượng cơng việc lớn dẫn đến khơng có thời gian và điều kiện để học hỏi chuyên sâu về bảo lãnh.
b. Áp dụng quy trình chưa lịch hoạt
Nếu xét riêng về quy trình thì chặt chẽ và thận trọng là một ưu điểm lớn giúp đảm
bảo chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng quy trình thì tại VPBank cịn tồn tại nhiều yếu điểm.
Quy trình chặt chẽ và nhiều bước dẫn đến thời gian thẩm định bảo lãnh kéo dài, khách hàng phải chờ lâu để nhận được quyết định bảo lãnh, nhất là đối với những bảo lãnh có giá trị lớn, rủi ro cao, khơng có tài sản bảo đảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, đánh giá của khách hàng đối với ngân
hàng cũng như khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ bảo lãnh trong tương lai của khách hàng.
Đối với các bảo lãnh lẻ có giá trị nhỏ và ít rủi ro, nhiều cán bộ ngân hàng vẫn còn
quá cứng nhắc trong việc áp dụng quy trình, chưa thể linh hoạt áp dụng quy định vào từng điều kiện thực tế đảm bảo dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất
c. Việc phát triển hoạt động bảo lãnh không đồng đều giữa các chi nhánh
Trong gia đoạn 2017 - 2019, doanh số bảo lãnh của VPBank tập trung chủ yếu ở các chi nhánh tại các thành phố lớn. Các chi nhánh này có lợi thế lớn khi được đặt tại những vị trí là trung tâm kinh tế của cả nước, hoạt động sản xuất, thương mại diễn ra sôi
Việt phát triển bảo lãnh tại đây đã đạt được nhiều thành quả, giữ được tốc độ tăng trưởng
ổn định. Tuy nhiên để có thể có bước đột phá thì cần rất nhiều điều kiện, kể cả từ nỗ lực của bản thân ngân hàng và thuận lợi từ mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
Trái ngược với đó, các chi nhánh ở các tỉnh thành khác tuy chiếm diện tích hoạt động rất lớn nhưng chỉ có doanh số khá khiêm tốn. Một phần nguyên nhân là do nhu cầu
bảo lãnh tại các địa phương này không lớn như ở các thành phố trọng điểm phát triển kinh tế. Một phần nguyên nhân khác là uy tín của VPBank tại một số địa phương còn chưa thật vững vàng, khơng thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn có vốn Nhà Nước với thương hiệu lâu năm trong điều kiện nhu cầu bảo lãnh không phải rất lớn. Tuy theo thời gian, việc phát triển bảo lãnh đã ghi nhận nhiều điểm sáng, tốc độ tăng trưởng cao nhưng
xét về tổng thể thì hiệu quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các chi nhánh. Việc tập trung phát triển cục bộ ở các thành phố lớn có thể dẫn đến nhiều rủi ro và thiệt hại lớn cho ngân hàng nếu xảy ra các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả thiên tai, dịch bệnh, ... tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng tại các địa phương này.
d. Thu nhập từ bảo lãnh chưa được chú trọng
Nhìn chung, cùng với sự tăng lên của quy mơ hoạt động bảo lãnh thì thu nhập từ bảo lãnh cũng có sự tăng trưởng dần theo thời gian. Tuy nhiên tỷ trọng của thu nhập bảo lãnh trên tổng thu nhập hoạt động rất thấp, gần như không đáng kể. Điều này chưa tương
xứng với vị trí của nghiệp vụ bảo lãnh. Đáng ra, bằng lợi thế khơng phải mất chi phí huy
động, chi phí cơ hội ngay khi kí hợp đồng thì phí và các khoản thu nhập liên quan từ bảo
lãnh phải được chú trọng và chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng thu nhập. Tuy nhiên giai đoạn gần đây, VPBank vẫn đang giữ chính sách tập trung vào hoạt động tín dụng, thu nhập từ cho vay chiếm tỷ trọng cao và quan trong nhất. Hoạt động dịch vụ và ngoại bảng cũng đang được phát triển nhưng chưa thật sự rõ rệt.