giai đoạn 2017 - 2019 14.7% 18.2% 67.1% 2019 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
■ Cho vay khách hàng ■ Chứng khốn đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn ■ Tài sản có khác
(Nguồn: BCTC VPBank các năm) Trong giai đoạn 2017 - 2019, VPBank tiếp tục giữ mức tăng trưởng ấn tượng. Năm 2018 và 2019, tổng tài sản tăng trưởng lần lượt đạt 45,538,805 triệu đồng và 53,913,007 triệu đồng, tương đương 16.4% và 16.7%.
Trong giai đoạn này, VPBank vẫn đặt trọng tâm tăng trưởng vào hoạt động cho vay khách hàng (chiếm khoảng 65% tổng tài sản) với định hướng ngân hàng bán lẻ gồm bốn trụ cột kinh doanh chính bao gồm Tín dụng tiêu dùng, Khách hàng cá nhân, Tín dụng tiểu thương và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các phân khúc này tăng trưởng ổn đinh và đóng góp khảng 70% vào dư nợ tín dụng tồn ngân hàng.
Ngoài ra các khoản đầu tư dài hạn như chứng khốn đầu tư hay góp vốn đầu tư cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản (các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt chiếm
19.4%, 16.3% và 18.2%). Điều này thể hiện VPBank cũng đang có sự đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro.
Ngoài những điểm sáng về tăng trưởng, VPBank vẫn nằm trong top những ngân hàng có rủi ro lớn về chất lượng nợ.
Bảng 2.3: Chất lượng nợ của VPBank giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: BCTC VPBank các năm)
Biểu đồ 2.2: Chất lượng nợ của VPBank giai đoạn 2017 - 2019
3.52% 3.50% 3.48% 3.46% 3.44% 3.42% 3.40% 3.38% 3.36% 3.34% 3.32% ^^■Nợ nhóm 1 ^^eNợ nhóm 2 ^^eNợ nhóm 3 ^^HNợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Nợ xấu
Trong giai đoạn 2017 - 2019, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn trong cơ cấu nợ của VPBank có xu hướng tăng lên (qua các năm lần lượt chiếm 89.7%, 91.2% và 91.8%). Điều này phần nào thể hiện nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng nợ của VPBank. Tuy nhiên tỷ lên nợ xấu hợp nhất của ngân hàng chưa thật sự ổn định. Cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 3.5%, tăng 0.11%, cuối năm 2019 đạt 3.42%, giảm 0.8% so với 2018. Dù tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện vào năm 2019 nhưng VPBank vẫn là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi so với các ngân hàng khác thì VPBank khá chú trọng vào các phân khúc khách hàng đại chúng, đặc biệt là phân khúc cho vay tiêu dùng với đầu tàu là FE Credit - một trong những phân khúc mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng có rủi ro rất cao so với các sản phẩm khác. Dù vậy, VPBank vẫn đang có những nỗ lưc đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng nợ bằng cách đa dạng hóa các gói sản phẩm, nâng cao chất lượng thẩm định và thu hồi nợ.
2.1.3.3. Ket quả hoạt động kinh doanh
Theo số liệu công bố tại BCTC hợp nhất của VPBank, năm 2018, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 31,085,663 triệu đồng, tăng 6,059,572 triệu đồng (tương đương 24.2%) so với năm 2017, dẫn đầu hệ thống ngân hàng về tăng trưởng thu nhập hoạt động. Điều này là kết quả của việc chấp nhận rủi ro tiên phong khai thác phân khúc
tín dụng tiêu dùng cùng với sự tăng trưởng đều đặn của các phân khúc truyền thống được
chú trọng khác. Sang năm 2019, thổng thu nhập hoạt động đạt 36,355,505 triệu đồng, tăng 5,269,842 triệu đồng (tương đương 17%). Tốc độ tăng trưởng thu nhập vẫn đạt mức
khá tốt tuy không giữ được sự bùng nổ như năm 2018. Nguyên do được cho rằng là vì sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các ngân hàng bán lẻ trong hệ thống, đặc biệt là trong các phân khúc chủ đạo của VPBank.