Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại VPBank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH TMCP việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 529 (Trang 46 - 65)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

2.2. Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng

2.2.1. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại VPBank

2.2.1.1. Các chỉ tiêu định tính

Các quy định chung và quy trình nghiệp vụ cấp bảo lãnh * Các quy định chung về BLNH

- Các trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và các điều kiện đối với khách hàng:

Trường hợp không được bảo lãnh:

+ Khách hàng là thành viên; vợ, chồng, cha, mẹ, con của thành viên HĐQT, BKS,

TGĐ, PTGĐ của VPBank và các chức danh tương đương.

+ Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán mà VPBank nắm quyền kiểm soát.

+ Tài sản bảo đảm là cổ phiếu của chính VPBank hoặc cơng ty con của VPBank. + Khách hàng yêu cầu bảo lãnh với mục đích góp vốn, mua cổ phần của TCTD + Bất kì bên nào tham gia giao dịch bảo lãnh thuộc Danh sách phòng chống rửa tiền áp dụng cho giao dịch bảo lãnh.

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Trường hợp hạn chế bảo lãnh: VPBank khơng bảo lãnh khơng có bảo đảm

hoặc

bảo lãnh với điều kiện ưu đãi với những đối tượng sau:

+ Tổ chức hoặc cá nhân thuộc tổ chức kiểm toán, thanh tra đang thực hiện kiểm tốn, thanh tra tại VPBank.

+ Cổ đơng lớn, cổ đơng sáng lập, các doanh nghiệp mà thành viên, cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, BKS, TGĐ, PTGĐ của VPBank và các chức danh tương đương sở hữu trên 10% vốn điều lệ.

+ Các công ty con, công ty liên kết của VPBank.

Điều kiện đối với khách hàng:

+ Không thuộc các đối tượng không cấp bảo lãnh, không phải cá nhân là người khơng cư trú, có đầy đủ năng lực pháp luật, hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

+ Có năng lực thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ với bên liên quan trong hoạt động bảo lãnh.

+ Khơng có dư nợ do trả thay bảo lãnh, dư nợ nhóm 3, 4, 5 và nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro tại VPBank và các TCTD khác tại thời điểm cấp bảo lãnh.

+ Các điều kiện liên quan với từng trường hợp khác nhau.

- Giới hạn bảo lãnh:

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng do bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác đối với một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của VPBank, đối với một khách hàng và người có liên quan khơng q 25% vốn tự có của VPBank

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng do bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác đối với các đối tượng hạn chế bảo lãnh khơng vượt q 5% vốn tự có của VPBank.

+ Một số trường hợp đặc biệt được quy định rõ trong quy định của VPBank. + Trong một số trường hợp đặc biệt cần thiết, VPBank được cấp tín dụng vượt mức giới hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với từng trường hợp cụ thể.

- Phạm vi bảo lãnh: VPBank có thể bảo lãnh một phận hoặc tồn bộ nghĩa vụ

mà bên được bảo lãnh có nghĩa vị thực hiện với bên nhận bảo lãnh, quy định cụ thể với từng loại BLNH.

- Thời hạn hiệu lực của BLNH:

Thời hạn hiệu lực của BLNH được xác định từ hoặc sau ngày phát hành Cam kết bảo lãnh cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp ngày hết hạn hiệu lực của bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định của VPBank thì ngày hết hạn hiệu lực của bảo lãnh tự động được dời sang ngày

làm việc tiếp theo.

- Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của khách hàng: Các biện pháp bảo đảm gồm:

+ Kí quỹ

+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc thuộc sở hữu của bên thứ ba.

+ Bảo lãnh đối ứng của TCTD khác

+ Các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật và của VPBank. Khách hàng được xem xét cấp bảo lãnh khơng có bảo đảm khi đáp ứng đủ các điều kiện chung đối với khách hàng, không thuộc đối tượng hạn chế cấp bảo lãnh và thuộc đối tượng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm theo quy định của VPBAnk.

- Phí bảo lãnh:

Phí bảo lãnh được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa VPBank và khách hàng, đảm bảo phù hợp với quy định của VPBank và mức độ rủi ro trong từng tường hợp nhưng khơng thấp hơn mức phí tối thiểu. Biểu phí bảo lãnh phù hợp với từng thời kì và niêm yết cơng khái (Biểu phí hiện hành của VPBank tại Phụ lục 1)

* Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại VPBank bao gồm các bước như sơ đồ:

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ bả lãnh tại VPBank

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

Cũng như các nghiệp vụ cấp tín dụng khác, bước đầu tiên trong quy trình bảo lãnh

là tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. CVQHKH có trách nhiệm gặp gỡ, trao đổi, giúp đỡ khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ bảo lãnh một cách nhanh nhất. Bộ hồ sơ chung bao gồm:

- Đề nghị cấp bảo lãnh ghi rõ yêu cầu, thời hạn, số tiền, hình thức bảo đảm và có cam kết của khách hàng về việc sẽ nhận nợ và hồn trả nếu khơng thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ và VPBank đã trả nợ thay.

- Hồ sơ về mục đích bảo lãnh: Hồ sơ chứng minh mục đích bảo lãnh của khách hàng là hợp pháp và hợp lý áp dụng cho từng loại bảo lãnh như: Phương án sản xuất kinh

doanh; Thông báo mời thầu, hồ sơ dự thầu; Hợp đồng thi công, cung ứng thiết bị, thông báo trúng thầu; Hợp đồng thương mại, cam kết thanh tốn, ...

- Hồ sơ tài chính: BCTC, hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đảm bảo việc trả nợ nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

- Hồ sơ bảo đảm: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp, cầm

cố; giấy tờ có giá như cố phiếu, trái phiếu, HĐTG tại các TCTD; Cam kết bảo lãnh đối ứng của bên thứ ba.

VPBank tiếp nhận hồ sơ là bản gốc có chữ kí và dấu mộc của khách hàng. Nếu khách hàng chỉ có một bản gốc thì ngân hàng chấp nhận bản sao có cơng chứng của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Thẩm định, xét duyệt hồ sơ

- Thẩm định:

CVQHKH chịu trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ, chính xác và tính pháp lý của hồ sơ nhận được từ khách hàng. Cán bộ có thể thu thập thêm thơng tin bên ngồi, thơng tin qua gặp gỡ tiếp xúcvới khách hàng, đến khảo sát tại cơ sở kinh doanh của khách hàng.

CVQHKH kết hợp với cán bộ thẩm định chuyên nghiệp thẩm định tính hợp lệ của

giấy tờ, uy tín, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh

đồng thời đánh giá rủi ro tiềm ẩn của hợp đồng bảo lãnh.

Việc thẩm định tài sản bảo đảm có thể do cán bộ thẩm định của ngân hàng hoặc đơn vị định giá ngoài ngân hàng thực hiện tùy theo loại tài sản và khả năng chuyên môn của cán bộ.

- Xét duyệt: CVQHKH xét duyệt đề nghị bảo lãnh của khách hàng để đảm

bảo:

+ Số tiền, thời hạn, phạm vi đề nghị bảo lãnh đứng với yêu cầu trong hồ sơ chứng

minh mục đích bảo lãnh và khơng vược q giới hạn tín dụng theo quy định của VPBank.

+ Tiến hành thỏa thuận với khách hàng về mức phí bảo lãnh sao cho phù hợp với quy định của VPBank và mức độ rủi ro của hợp đồng bảo lãnh.

CVQHKH lập tờ trình bảo lãnh, trong đó nêu rõ đề nghị bảo lãnh của khách hàng

và kết quả thẩm định, xét duyệt bảo lãnh gửi cấp phê duyệt.

Cấp phê duyệt có thể là lãnh đạo ĐVKD, lãnh đạo chi nhánh hoặc hội đồng tín dụng tại hội sở tùy theo giá trị và mức độ rủi ro của hợp đồng bảo lãnh. Thơng thường các dự án bảo lãnh có giá trị lớn, rủi ro cao hoặc khơng có bảo đảm đều phải gửi hồ sơ về hội sở để tiến hành thẩm định và phê duyệt tập trung.

Bước 4: Ra quyết định bảo lãnh

Cấp phê duyệt căn cứ vào tờ trình bảo lãnh và hồ sơ thẩm định để ra quyết đinh về việc có đồng ý cấp bảo lãnh cho khách hàng hay không.

Trong trường hợp không đồng ý cấp bảo lãnh, CVQHKH cần thông báo lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất đồng thời nêu rõ lý do từ chối

Còn trong trường hợp đồng ý cấp bảo lãnh thì cần thơng báo và xin ý kiến khách hàng về việc có chấp thuận điều kiện bảo lãnh được thơng qua hay không. Nếu khách hàng không chấp thuận cần tiến hành thỏa thuận lại với khách hàng trên cơ sở những quy định của VPBank, xem xét trình ngoại lệ nếu khách hàng đủ điều kiện và xin ý kiến của cấp phê duyệt. Nếu khách hàng đồng ý thì thỏa thuận với khách hàng thời gian, địa điểm dự kiến kí hợp đồng, nhắc nhở khách hàng những điểm cần lưu ý khi đến kí hợp đồng trách trường hợp thiếu sót gây mất thời gian của cả hai bên.

Bước 5: Kí hợp đồng bảo lãnh

CVQHKH soạn thảo hợp đồng bảo lãnh, trong đó ghi rõ: - Thơng tin của các bên liên quan

- Số tiền, thời hạn, phạm vi, mức phí bảo lãnh - Hình thức bảo đảm của bảo lãnh

- Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan - Điều kiện thực hiện bảo lãnh

- Quy định về nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả của khách hàng - Quy định về giải quyết tranh chấp nếu phát sinh

- Các thỏa thuận khác nếu có.

CVQHKH trình lãnh đạo ĐVKD thơng qua hợp đồng bảo lãnh và hẹn khách hàng

kí hợp đồng.

Hợp đồng bảo lãnh hợp lệ cần có chữ kí, dấu mộc của khách hàng; chữ kí, dấu chức danh của lãnh đạo ĐVKD và dấu của ngân hàng.

Bước 6: Giao nhận tài sản bảo đảm

Sau khi kí hợp đồng bảo lãnh, CVQHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận tài sản bảo đảm cho khoản bảo lãnh từ khách hàng:

- Kí quỹ: Tiến hành phong tỏa số dư trong tài khoản thanh toán của khách hàng và chuyển sang tài khoản kí quỹ. Trường hợp tài khoản thanh tốn của khách hàng khơng

đủ -Số dư- thì yêu cầu khách hàng nộp tiền và để tiến hành kí quỹ.

- Cầm cố, thế chấp: Tiến hành tiếp nhận tài sản hoặc hồ sơ liên quan đến tài sản, lập đề nghị nhập kho và tiến hành nhập kho tại phòng kho quỹ của chi nhánh.

- Bảo lãnh đối ứng của TCTD khác: Tiến hành tiếp nhận và kiểm tra tình pháp lý

và nội dụng của thư bảo lãnh đối ừng và tiến hành nhập kho tại phòng kho quỹ của chi nhánh.

Bước 7: Phát hành Cam kết bảo lãnh

CVQHKH hoặc CVHTTD tiến hành các bước:

- Soạn thảo cam kết bảo lãnh theo thông tin trong hợp đồng bảo lãnh, theo mẫu của khách hàng đã được lãnh đạo ĐVKD thông qua hoặc theo mẫu của ngân hàng, gửi trước bản mềm cho khách hàng để khách hàng xác nhận thông qua lần cuối.

- Làm đề nghị xuất phơi thư bảo lãnh có phê duyệt của lãnh đạo ĐVKD gửi phịng

kho chỉ có giá trị trong ngày xuất kho. Trường hợp xuất phôi thư nhưng không thể tiến hành phát hành thư bảo lãnh trong ngày thì bắt buộc phải hủy phôi.

- In cam kết bảo lãnh trên phôi thư bảo lãnh

- Xin chữ kí của lãnh đạo ĐVKD và dấu của ngân hàng lên cam kết bảo lãnh -Làm đề nghị thu phí để tiến hành trích tiền từ tài khoản của khách hàng hoặc yêu

cầu khách hàng nộp tiền để thu phí bảo lãnh

- Hoạch tốn bảo lãnh trên phần mềm quản lý hệ thống T24, có sự kiểm sốt của

Trung tâm xử lý tín dụng (CPC) của VPBank (Trừ trường hợp kí quỹ 100% hoặc bảo đảm 100% bằng số tiết kiệm, số dư tài khoản, GTCG do VPBank phát hành).

- Ghi lại số tham chiếu bảo lãnh trên T24 để lưu vào hồ sơ và thơng báo phịng kho quỹ ghi sổ.

- Hẹn khách hàng trả cam kết bảo lãnh.

Bước 8: Giám sát bảo lãnh

Hồ sơ liên quan đến bảo lãnh bao gồm: thư bảo lãnh (01 bản sao), hợp đồng bảo lãnh (01 bản gốc) phải được nộp về đơn vị kiểm sốt sau quản lý định kì hàng tháng. Đơn vị kinh doanh giữ lại bộ hồ sơ bảo lãnh đầy đủ để tiến hành quản lý tại chi nhánh.

CVQHKH kết hợp với CVHTTD theo dõi thơng tin của khách hàng định kì hoặc đột xuất trên hệ thống thơng tin của khách hàng, đảm bảo nắm rõ số dư bảo lãnh, những bảo lãnh đến hạn trong thời gian tới, ...

Định kì một năm 2 lần vào thời điểm bán niên và kết thúc năm tài chính, CVHTTD

kết hợp với phòng kho quỹ tại chi nhánh tiến hành kiểm tra hiện trạng của tài sản bảo đảm hiện có trong kho cho tất cả các khoản tín dụng bao gồm bảo lãnh của ĐVKD.

Trong thời hạn bảo lãnh, CVQHKH tiến hành theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với các thơng tin bên ngồi để đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, tiến hành báo cáo lãnh đạo để đưa ra các quyết định kịp thời như

thêm điều kiện để tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng hay dừng cấp bảo lãnh mới,... Các quyết định trên cần được thơng báo kịp thời cho khách hàng nếu có.

Bước 9: Gia hạn, sửa đổi, hủy bỏ bảo lãnh

Gia hạn, sửa đổi hoặc hủy bỏ bảo lãnh chỉ được tiến hành khi có yêu cầu từ khách

hàng. CVQHKH chịu trách nhiệm nhận yêu cầu và tiếp nhận hồ sơ khách hàng gửi đến bao gồm:

- Đề nghị sửa đổi, gia hạn, hủy bỏ bảo lãnh theo mẫu hiện hành của VPBank - Hồ sơ chứng minh mục đích sửa đổi, gia hạn, hủy bỏ bảo lãnh như: phụ lục thỏa

thuận gia hạn hiệu lực hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng; thông báo gia hạn thời gian mở thấu; đề nghị gia hạn bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh, ...

- Xác nhận của bên nhận bảo lãnh nếu nội dung sửa đổi có điều kiện bất lợi với bên nhận bảo lãnh.

- Cam kết bảo lãnh cũ và các sửa đổi bảo lãnh đã phát hành trong trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành cam kết bảo lãnh mới thay thế.

Hồ sơ chỉ được chấp nhận nếu được xác nhận gửi đến ngân hàng trước ngày hết hạn hiệu lực của bảo lãnh.

CVQHKH kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, trình cấp phê duyệt xem xét và ra quyết định. Nếu việc gia hạn, sửa đổi hoặc hủy bỏ bảo lãnh được thơng qua thì tiến hành kí quỹ hoặc giao nhận bổ sung tài sản bảo đảm trong trường hợp sửa đổi làm tăng giá trị bảo lãnh và thu phí gia hạn, sửa đổi bảo lãnh.

CVQHKH hàng soạn thảo, cấp phê duyệt kí đóng dấu và phát hành cơng văn gia hạn, sửa đổi hoặc hủy bỏ bảo lãnh

Bước 10: Thực hiện Cam kết bảo lãnh

Cam kết bảo lãnh được thực hiện khi VPBank nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa

vụ bảo lãnh cùng với hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Cam kết bảo lãnh từ Bên nhận bảo lãnh trong thời gian làm việc của VPBank và trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

Sau khi nhận được yêu cầu của Bên nhận bảo lãnh, chậm nhất sau 5 ngày làm việc, VPBank phải tiến hành thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh hoặc gửi thông báo từ chối thực hiện nghĩa vụ nêu rõ lý do từ chối cho Bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, VPBank tiến hành trả thay theo trình tự như sau:

- Đơn phương trích tiền từ tài khoản kí quỹ, Số dư sổ tiết kiệm, HĐTG,... đã được

dùng để bảo đảm cho bảo lãnh của khách hàng tại VPBank để tiến hành trả cho bên nhận

bảo lãnh

- Tiếp tục trích tiền từ các tài khoản khác của khách hàng nếu số dư trong các

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH TMCP việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 529 (Trang 46 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w