Xu hướng tiếp thị trực tuyến

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông marketing trực tuyến của NH techcombank khoá luận tốt nghiệp 690 (Trang 89 - 91)

6. Ket cấu của đề tài nghiên cứu

3.1. Xu hướng tiếp thị trực tuyến

3.1.1. Nguồn dữ liệu

Hiện nay ở Việt Nam thường sử dụng ba nguồn dữ liệu như sau: Dữ liệu thu thập được qua các chiến dịch quảng cáo về nhân khẩu học như mong muốn, sở thích và các quảng cáo trực tuyến, dữ liệu từ hệ thống quản lý khách hàng (CRM- Customer Relationship Management) và một vài nguồn khác. Chính vì vậy, việc thu thập tìm kiếm thêm nguồn dữ liệu khách hàng phong phú và kết hợp đồng bộ đang ngày càng được các công ty quan tâm. Các nhà quảng cáo ở Việt Nam chủ yếu đang sử dụng nhân khẩu học gồm sở thích, mong muốn, vị trí... thơng qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội (Facebook, Youtube) và Google để hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

Các nhà phân tích dự đốn năm 2020 là sự kết hợp mạnh mẽ dữ liệu CRM và các nguồn thông tin mới, cùng với việc sử dụng các thuật tốn để có dữ liệu suy đốn dựa trên những thơng tin có sẵn của khách hàng để suy ra hành vi, dự định trong tương lai. Với sự trợ giúp của tiếp thị tự động (Automation Marketing) và trí tuệ nhân tạo (AI) các cơng ty sẽ kết hợp thu thập thơng tin, phân tích tìm kiếm phân khúc khách hàng, quét dữ liệu đã cung cấp. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích như cá nhân hóa quảng cáo tiếp thị, giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng tương tác, tăng nhận biết thương hiệu, tăng chuyển đổi ...

3.1.2. Trí tuệ nhân tạo (AI)

AI là cụm từ rất nóng được nhắc đến trong tiếp thị trực tuyến ở thời điểm này. Bởi lẽ, AI được Google giới thiệu có thể tự động đo lường, phân tích, tối ưu năng suất giúp các công ty đạt được mục tiêu mong muốn với xác suất cao.

Trên thực tế thì Automation Marketing khá rộng, bao gồm cả chatbot, email marketing, sms marketing,... Hiện nay, AI đang hiện thực hóa mong muốn của các bên về

khả năng áp dụng giúp quản lý hầu như tất cả các điểm tiếp xúc trong vòng đời khách hàng

giữa thương hiệu và khách hàng, từ việc nhận diện, thu hút tăng tương tác, phân tích dữ liệu, chăm sóc khách hàng để phát triển lòng trung thành và quay lại với thương hiệu.

Để áp dụng cho tiếp thị tự động thì hiện nay bao gồm 3 kỹ thuật: Máy học, mơ hình xu hướng và AI ứng dụng. Kỹ thuật máy học được sủ dụng các thuật tốn để tìm hiểu phân tích dữ liệu có sẵn để tạo ra các mơ hình xu hướng để đưa ra suy đốn cho một vấn đề nào đó. AI ứng dụng được sử dụng dưới dạng Chatbot để liên kết bên sử dụng (nhà quảng cáo, thương hiệu.) với khách hàng để tương tác hai chiều giải đáp những thắc mắc, đây không chỉ là cách truyền thông hiệu quả mà còn tăng sự hài lòng của khách hàng (tăng tỷ lệ phản hồi, tăng tỷ lệ nhận biết thương hiệu).

Theo nghiên cứu thì hơn 70% người dùng có trải nghiệm tích cực hơn khi có chatbot, thậm chí tỉ lệ nhấp chuột (CTR) trong Facebook Messenger ở một số trường hợp còn tăng lên đến con số không tưởng hơn 80% & dự kiến đến năm 2020 thì có 85% các tương tác của khách hàng trên thế giới sẽ được xử lý bằng chatbot.

3.1.3. Phương thức tiếp thị nội dung bằng Video

Trong năm 2019 ở Việt Nam Google & Facebook cũng như các bên nghiên cứu thị trường cung cấp thì trong năm qua có 65% các cơng ty tại Việt Nam đã tăng ngân sách quảng cáo bằng video, điều này phản ánh rõ nét sở thích và thói quen tiêu thụ phương tiện truyền thơng.

Để có thể tạo cho khách hàng những cảm xúc đáng nhớ, trải nghiệm đáng nhớ và nhớ về thương hiệu, sử dụng sản phẩm của thương hiệu cần xây dựng chiến lược marketing nội dung có chiều sâu, chất lượng và hướng đến insights của khách hàng. Video phải luôn là khởi đầu khi muốn thực hiện content marketing nhưng phải đảm bảo tính đồng nhất xuyên suốt trong thông điệp truyền tải với các phương thức tiếp thị nội dung khác ở các kênh khác đúng với chiến lược đề ra.

3.1.4. Tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động

Trên thực tế marketing trên điện thoại di động không chỉ là xu hướng, mà cịn là việc cần làm khi nghĩ tới truyền thơng trực tuyến.

Ở Việt Nam có 64 triệu người dùng internet thì số lượng người dùng đồng thời truy cập bằng thiết bị di động là 61.73 triệu người, chiếm 96% người dùng internet & chiếm 64% dân số Việt Nam. Mỗi người dùng mobile truy cập internet trung bình 2.8 giờ/ngày so với 2.4 giờ/ngày của desktop, người dùng có thói quen chạm, sử dụng mobile hơn 150 lần/ngày; trong đó có hơn 80% thời gian là để truy cập mạng xã hội; cùng với việc 88% người dùng thường tìm kiếm địa điểm mà họ sẽ đến trong 24 giờ tới trên mobile ...

Và xu hướng chính là áp dụng các cơng nghệ, kỹ thuật mới hơn để việc tối ưu được tốt hơn. Để tối ưu ngày càng tốt hơn trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động ngồi RWD thì hiện nay web cịn cần phải có áp dụng các cơng nghệ mới mẻ như:

Cơng nghệ AMP- người dùng sẽ được xem nội dung của web ngay tức thời vì tất cả đã được Google AMP lưu vào cache.

Công nghệ Progressive Web Application (Ứng dụng web lũy tiến) giúp tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động so với web thông thường, để các thiết bị di động có thể tự nâng cấp tạo cảm giác cho người dùng khi sử dụng các web app này giống như sử dụng các ứng dụng thuần.

Ngoài ra, cần nghiên cứu để biết thói quen sử dụng ngón tay khi tương tác với màn hình mobile của người dùng để tối ưu trong thiết kế vì hầu hết khi tương tác với màn hình di động người dùng chỉ sử dụng các ngón tay như ngón cái và ngón trỏ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông marketing trực tuyến của NH techcombank khoá luận tốt nghiệp 690 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w