Tổng dư nợ cho vay của một số NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 46 - 47)

2009 90 5 95

2010 40 25 65

2011 42 25 67

2012 40 21 61

2013 20 80 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng cao, chứng tỏ các ngân hàng đang ngày càng mở rộng các hoạt động tín dụng. Năm 2013 tăng trưởng tín dụng tồn ngành đạt 12,51%, vượt chỉ tiêu đề ra là 12%. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng. Cơ cấu tín dụng cũng đã từng bước hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn, đã tập trung được vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là tín dụng đối với khu vực ưu tiên. Nhờ đó tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức hợp lý và các ngân hàng đã bắt đầu có lãi trở lại, ngay cả những ngân hàng nhỏ.

Ket luận: Như vậy, qua những chỉ tiêu trên, chúng ta có thể thấy rằng hệ thống

ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng cả về mặt quy mô vốn, tốc độ... Các chỉ số như: tỷ lệ an toàn về vốn tối thiểu (CAR), hiệu quả kinh doanh, ROA, ROE dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng khác thuộc các nước Singapore, Thái Lan, Mailaisia. thì hệ thống ngân hàng

Việt Nam vẫn còn một khoảng cách với các nước trong khu vực cả về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng cũng như về chất lượng hoạt động của ngân hàng (CAR, tỷ lệ nợ xấu).

Theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành năm 2010 thì hoạt động tín dụng có 5 hình thức: cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiết khấu và Factoring. Và khi thị trường tài chính tại Việt Nam ngày càng phát triển như trên, thì các hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng, trong đó có hoạt động Factoring. Đặc biệt là khi thực hiện hoạt động Factoring, sẽ nắm bắt được các rủi ro có thể gặp và tìm các biện pháp hạn chế chúng.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động Factoring tại các NHTM Việt Nam

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, để bán được hàng hóa, dịch vụ, hiện nay nhiều doanh nghiệp thường chấp nhận hình thức thanh tốn trả chậm (Phương thức Ghi sổ- TTR trả chậm hoặc Nhờ thu trả chậm D/A). Mặt khác, áp lực vốn phục vụ sản xuất kinh doanh địi hỏi các doanh nghiệp phải tìm giải pháp đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ Factoring do các ngân hàng cung cấp. Trong một số năm gần đây, hoạt động Factoring đã dần dần thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong nước. Qua nhận xét của nhiều ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ Factoring, các doanh nghiệp Việt Nam từ chỗ còn ngại ngần sử dụng dịch vụ này, thì đã dần làm quen và ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với ngân hàng.

Theo số liệu của Hiệp hội Factoring quốc tế, doanh số Factoring của Việt Nam trong những năm qua như sau:

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w