Bảng 2.7 : Số lượng ngân hàng đại lý của các NHTM VN năm 2013
2.1. Thực trạng hoạt động Factoring tại các NHTM Việt Nam
2.1.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động Factoring tại các NHTM Việt Nam
2.1.1.1. Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động Factoring tại Việt Nam
Hiện nay, đối tượng thực hiện Factoring là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kiếm lời tại Việt Nam phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau:
> Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Quốc hội.
> Quyết định 1096/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 06/09/2004 về việc ban hành quy chế Factoring của các tổ chức tín dụng.
> Quyết định 547/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 19/04/2005 về việc ban hành “Quy chế về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
> Quyết định 453/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
> Công văn 676/NHNN-CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 28/06/2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với các hoạt động Factoring của tổ chức tín dụng.
> Văn bản số 991/NHNN-TTGSNH ngày 19/02/2013 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động Factoring quy định tại quy chế hoạt động Factoring ban hành kèm theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN.
> Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 nhằm sửa đổi, bổ sung Quyết định 1096.
2.1.1.2. Các quy định cơ bản về Factoring
a) Đơn vị được phép thực hiện hoạt động Factoring
Tổ chức được phép thực hiện hoạt động Factoring là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm:
- Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh;
- Ngân hàng 100% vốn nước ngồi; - Cơng ty tài chính;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Đối tượng được cung cấp dịch vụ Factoring
Khách hàng được tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ Factoring là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngồi cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ mua, bán hàng hóa theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.
c) Điều kiện để được phép thực hiện Factoring
Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động Factoring trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau :
- Có nhu cầu hoạt động Factoring;
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%, không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
Đối với hoạt động Factoring xuất nhập khẩu: ngoài các điều kiện quy định đối với hoạt động Factoring trong nước, đơn vị xin thực hiện Factoring xuất nhập khẩu cịn phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
d) Điều kiện của các khoản phải thu
Theo đúng như Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN, các ngân hàng cung cấp dịch vụ Factoring đều đưa ra những điều
kiện của các khoản phải thu là các khoản phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp. Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đó phải có quy định được phép chuyển nhượng khoản phải thu hoặc không quy định. Bên cạnh đó, các khoản phải thu được phép Factoring khơng nằm trong các trường hợp dưới đây:
- Phát sinh từhợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bịphápluật cấm; - Phát sinh từcác giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp;
- Phát sinh từcác giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp;
- Phát sinh từcác hợp đồng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hình thứcký gửi; - Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh tốn dài hơn 180 ngày ;
- Các khoản phải thu đã được gán nợ, hoặc cầm cố, hoặc thế chấp;
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh tốn theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực tài chính theo phụ lục của văn bản pháp luật;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có thỏa thuận khơng được chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng.
Ngoài ra một số ngân hàng cũng có những quy định riêng, ví dụ như ACB thực hiện bao thanh toán trong nước hầu hết với các mặt hàng, tuy nhiên, ưu tiên những mặt hàng tiêu dùng, mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xảy ra hư hỏng.
e) Các loại Factoring
Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN:
Tại Điều 11, đơn vị Factor được thực hiện các loại hình Factoring như sau: Factoring có truy địi, Factoring miễn truy địi, Factoring xuất nhập khẩu, Factoring nội địa.
Điều 12 có quy định về phương thức Factoring như Factoring từng lần, Factoring theo hạn mức, đồng Factoring.
Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết đều thực hiện cung cấp các dịch vụ Factoring theo loại hình được quy định trong văn bản của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước chỉ cho phép một
số những ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ Factoring nội địa như Ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện Liên Việt, Ngân hàng xăng dầu Petrolimex...
Tùy từng ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ Factoring có truy địi hay miễn truy địi. Có những ngân hàng áp dụng cả hai loại Factoring có truy địi và miễn truy địi như ngân hàng Vietcombank, Techcombank... Bên cạnh đó cũng có những ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ Factoring có truy địi như Eximbank, Nam Á... Điều này phần nào phản ánh thái độ còn dè dặt của ngân hàng trước một dịch vụ mang lại rất nhiều tiện ích, nhưng lại có phần mới mẻ tại Việt Nam.
2.1.1.3. Các điều kiện để thực hiện hoạt động Factoring tại các NHTM Việt Nam
a) Đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp
Không phải bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia giao dịch thương mại đều có đầy đủ hiểu biết và kinh nghiệm về hợp đồng mua bán, phương thức thanh tốn hay pháp luật. Để có thể thực hiện được hoạt động Factoring thì chính đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng phải giỏi chun mơn, nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là những người hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng.
b) Mạng lưới đại lý rộng lớn
Lĩnh vực xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế ln đặt ra nhu cầu thanh tốn giữa các đối tác tại các quốc gia khác nhau. Đặc thù của hoạt động Factoring là các NHTM sẽ chịu trách nhiệm thu nợ thay cho người xuất khẩu từ người nhập khẩu nước ngồi. Thơng tin từ khách hàng nước ngồi càng đầy đủ, chính xác càng hạn chế được rủi ro cho các nhà factor. Muốn làm được điều đó thì các nhà Factor cần phải có một mạng lưới đại lý rộng lớn để cung cấp chính xác thơng tin từ các quốc gia khác nhau. Quan hệ đại lý càng mở rộng thì việc thu hồi nợ càng trở nên dễ dàng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền bạc cho ngân hàng. Ngồi ra nó cũng đem lại sự thuận tiện trong q trình thanh tốn, giảm thiểu các rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, tạo dựng mối quan hệ đối tác bền vững.
c) Khoa học công nghệ hiện đại
Khoa học công nghệ làm tăng hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại. Thơng qua mạng internet, các NHTM có thể hỗ trợ khách hàng từ xa như các dịch vụ tìm kiếm thơng tin, đăng ký trực tuyến,... Ngoài ra việc liên kết giữa ngân hàng trong việc
cung cấp dịch vụ Factoring làm giảm thiểu các chi phí, thời gian, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và tham gia sử dụng Factoring, công tác hỗ trợ khách hàng được quan tâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể tăng trưởng số lượng khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu.
d) Thực hiện hiệu quả công tác quản trị rủi ro
Factoring sản phẩm tài trợ ln tiềm ẩn rủi ro, do đó quản trị rủi ro ln được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển sản phẩm này. Khi các TCTD cung ứng sản phẩm thực hiện đầy đủ các quy trình thẩm định, đánh giá, xem xét khách hàng trên tất cả các khía cạnh, thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm rủi ro thì sẽ hạn chế được những rủi ro, tổn thất khơng đáng có, nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động Factoring, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của các Factor trên thị trường.
e) Mơ hình tổ chức phù hợp và hiệu quả
Bất cứ một hoạt động nếu muốn phát triển cũng cần có một mơ hình tổ chức hiệu quả. Để thực hiện tốt hoạt động Factoring thì các đơn vị Factor cần có sự bố trí phịng ban hợp lý, quy định rõ ràng các bộ phận tham gia và các bộ phận hỗ trợ, xác định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, từng bộ phận. Mơ hình tổ chức càng hiệu quả và hợp lý, công tác thực hiện triển khai sản phẩm càng khoa học, thì sẽ nâng cao chất lượng công việc cũng như chất lượng sản phẩm.