Bảng 2.7 : Số lượng ngân hàng đại lý của các NHTM VN năm 2013
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring và bà
1.3.2. Bài học cho cácNgân hàng thương mại Việt Nam
Trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây của nhiều quốc gia trên thế giới, các loại sản phẩm tài chính ngân hàng ngày một đa dạng hơn. Các quốc gia có đặc điểm riêng biệt về lãnh thổ, con người, điều kiện kinh tế...do đó Factoring tại các nước cũng có những đặc điểm riêng biệt. Không phải quốc gia nào
cũng áp dụng một cách đầy đủ và chính thống các nghiệp vụ về Factoring. Ở Châu Âu, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và mức độ uy tín của các doanh nghiệp được đảm bảo thì việc áp dụng hoạt động Factoring được mở rộng và điều kiện dễ dàng. Còn ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ản Độ nghiệp vụ này chưa được áp dụng đầy đủ, thường hạn chế ở một số ngành hàng và một số đối tượng khách hàng nhất định hoặc cho quyền truy đòi người bán trong trường hợp người mua không trả nợ cho đơn vị Factor.
Từ những kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring tại một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể cho các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:
> Đối với thị trường Việt Nam nơi có mức độ rủi ro thị trường khá cao thì Factoring vẫn còn là sản phẩm khá mới mẻ cho người sử dụng lẫn đơn vị thực hiện nên trong thời gian đầu nên ứng dụng nghiệp vụ Factoring nội địa trước, sẽ dễ dàng hơn cho đơn vị Factor. Sau khi có kinh nghiệm mới thực hiện Factoring quốc tế, vì Factoring quốc tế địi hỏi các đơn vị Factor phải có quan hệ đối tác rộng lớn với các đơn vị Factor trên thế giới mới có khả năng thu hồi nợ và quản lý rủi ro. Sử dụng Factoring nội địa đơn vị Factor chủ động hơn trong việc thẩm định người mua, người bán và đây sẽ là cơ hội thực hành tốt nhất các nghiệp vụ về quản lý sổ sách các khoản phải thu, lựa chọn các loại hình doanh nghiệp thực hiện Factoring.
> Các NHTM là các tổ chức thực hiện vai trò là đơn vị Factoring tốt nhất. Với các kinh nghiệm về cho vay, quản lý rủi ro, thanh toán quốc tế và số lượng khách hàng hiện hữu, các NHTM sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn các tổ chức tài chính khác khi thực hiện triển khai sản phẩm. Cần luôn trau dồi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ khi thực hiện triển khai Factoring trên cơ sở phối hợp khéo léo hài hòa với các đơn vị như bảo hiểm và các cơ quan chức năng khác để khai thác tối ưu lợi ích của Factoring.
> Nhận thức và rút kinh nghiệm từ các quốc gia đã thực hiện thành cơng và hiệu quả nghiệp vụ Factoring để hồn thiện sản phẩm của mình hơn.
> Tham gia các hiệp hội Factoring quốc tế và thành lập diễn đàn chung về Factoring để các NHTM có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm hạn chế rủi ro thơng qua những
tình huống, sự kiện thực tế ngân hàng mình đã gặp phải; đồng thời có sự chia sẻ hợp tác khi cần thiết.
> Để hạn chế rủi ro giống như kinh nghiệm của Pháp, cần đề ra những tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn khách hàng (yêu cầu về tài chính, năng lực tín dụng...) chứ khơng thể áp dụng đại trà cho bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện. về khách hàng mục tiêu thì các ngân hàng có thể tham khảo cách thực hiện của Đan Mạch, Pháp, Malaisia: lựa chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ Factoring, trong khi đó vẫn quan tâm đến những doanh nghiệp có khối lượng xuất khẩu lớn.
> về ngun tắc thì Factoring có thể áp dụng linh hoạt cho nhiều mặt hàng nhưng những mặt hàng phù hợp nhất với Factoring là linh kiện, nguyên vật liệu, mặt hàng tiêu dùng, hàng dệt may, da giày, gỗ, điện tử và thủy/hải sản đơng lạnh. Các ngân hàng có thể căn cứ vào điều này để lựa chọn người bán và người mua thích hợp.
> Những doanh nghiệp khơng thích hợp với dịch vụ factoring bao gồm: những doanh nghiệp có một số lượng lớn khách hàng nợ những món tiền nhỏ, những công ty đầu cơ, những doanh nghiệp chuyên định giá cổ phiếu, những doanh nghiệp quản lý kém, những doanh nghiệp có một vài thương vụ độc nhất, những doanh nghiệp xây dựng.
> Ngoài ra cần lưu ý các khoản phải thu tuyệt đối khơng nên áp dụng Factoring. ví dụ như các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm, phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp hay phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp,.. .vì những khoản phải thu này sẽ mang lại những rủi ro rất lớn cho đơn vị Factor.
Ket luận chương 1
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, chương 1 đã trình bày được những vấn đề cơ bản về hoạt động Factoring và rủi ro trong hoạt động Factoring tại các Ngân hàng thương mại, bao gồm: các khái niệm, phân loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, kinh nghiệm quốc tế trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring cùng với bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động Factoring tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong chương 2 của khóa luận.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG FACTORING TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM