Bảng 2.7 : Số lượng ngân hàng đại lý của các NHTM VN năm 2013
2.1. Thực trạng hoạt động Factoring tại các NHTM Việt Nam
2.2.1. Rủi ro tín dụng, rủi ro gian lận, rủi ro tác nghiệp
Tình huống 1:
Ngun đơn: Ngân hàng TMCP X
Bị đơn: Cơng ty cổ phần xi măng A và nhân viên ngân hàng B
Ngày 03/02/2012 Ngân hàng thương mại cổ phần X đã kiểm điểm và sa thải một nhân viên ngân hàng B (phụ trách việc thực hiện nghiệp vụ Factoring của ngân hàng) với lí do “Thiếu trách nhiệm trong cơng việc, gây tổn thất cho ngân hàng”; đồng thời khởi kiện Công ty cổ phần xi măng A ra tòa với lý do “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng”, yêu cầu 2 bên phải có trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng.
Tóm tắt sự việc:
Ngày 11/12/2011 Cơng ty cổ phần xi măng A mang 5 hóa đơn bán hàng cho các doanh nghiệp trong nước trị giá 250 triệu đồng đến NHTM X để xin thực hiện Factoring với thời hạn 3 tuần. Nhân viên B là nhân viên phụ trách trực tiếp việc điều tra, quản lý và giám sát khách hàng A. Vì cơng ty A là khách hàng quen thuộc của
ngân hàng, trước đây cũng đã từng sử dụng dịch vụ Factoring và chưa có vấn đề gì xảy ra; cho nên nhân viên B đã có thái độ lơ là, khơng thận trọng trong việc xác định tính chân thực của các hóa đơn cũng như đánh giá chính xác tình hình hoạt động của cơng ty này; và đã nhanh chóng chấp thuận ứng trước cho công ty A 85% giá trị các hóa đơn được u cầu.
Đến hạn thanh tốn, ngân hàng X đã mang các hóa đơn đến địi tiền bên mua hàng. Lúc đó mới phát hiện ra là các hóa đơn cơng ty A đưa đến thì chỉ có 3 hóa đơn là thực, cịn lại 2 hóa đơn khống cơng ty A đã sử dụng để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, trị giá 145 triệu đồng. Bên mua hàng từ chối thanh tốn 2 hóa đơn này. Ngân hàng X quay sang truy địi cơng ty A; tuy nhiên người đứng đầu của công ty đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Ngân hàng X đã nhờ sự can thiệp của Cơ quan cơng an để truy tìm giám đốc của cơng ty A; đồng thời truy xét lại quá trình thực hiện hợp đồng Factoring này như thế nào và phát hiện ra nhiều lỗ hổng trong quá trình thực hiện, điển hình là kỹ năng, trình độ và đạo đức của nhân viên B nói trên. Sau đó tuy có bắt được giám đốc cơng ty A và đã thực hiện khởi kiện công ty này ra tòa, nhưng ngân hàng X cũng chỉ thu lại được khoảng 35 triệu đồng sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí khởi kiện, chi phí xử lý thơng tin... Ngoài ra ngân hàng cũng yêu cầu cả nhân viên B có trách nhiệm phải bồi thường, nhưng số tiền nhận được cũng khơng đáng kể.
Phân tích tình huống:
Từ tình huống trên ta có thể nhận thấy một khi có vấn đề xảy ra đối với hoạt động Factoring thì các ngân hàng TMCP sẽ phải gánh chịu rất nhiều rủi ro. Ví dụ như qua tình huống trên ngân hàng đã phải đối mặt với hàng loạt rủi ro như:
> Rủi ro tín dụng: mặc dù tốn nhiều chi phí kiện tụng khách hàng, ngân hàng vẫn khơng thu hồi lại được hết số tiền đã ứng trước cho khách hàng, trị giá khoảng 100 triệu đồng.
> Rủi ro gian lận: ngân hàng X đã ứng trước một số tiền là 145 triệu đồng dựa trên các hóa đơn mà khơng tương ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Các hóa đơn dùng để Factoring là các hóa đơn khống khơng có giá trị pháp lý và do vậy ngân hàng X không thể thu hồi nợ từ người mua hàng. Khi quay lại truy địi người bán hàng thì cũng khó khăn cho ngân hàng khi người bán hàng đã có ý định lừa đảo.
> Rủi ro tác nghiệp (Rủi ro do nhân viên của ngân hàng): trong tình huống này nhân viên B của ngân hàng mặc dù được giao một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện Factoring đó là thẩm định khách hàng và tính chân thực của các hóa đơn, đã khơng hồn thành tốt cơng việc của mình và do đó đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Rõ ràng là quy trình thực hiện Factoring và quy trình kiểm sốt nội bộ của ngân hàng chưa được tốt và còn nhiều lỗ hổng.
Bài học kinh nghiệm:
Từ tình huống trên ta nhận thấy bắt nguồn từ sai sót trong q trình thực hiện của nhân viên ngân hàng cùng với rủi ro đạo đức của khách hàng đã dẫn đến rủi ro khác cho ngân hàng như rủi ro tín dụng. Do vậy việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp,có kỹ năng tác nghiệp là một việc làm quan trọng. Chỉ cần có một sự lơ là, tắc trách trong cơng việc của chính nhân viên ngân hàng đã có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng, từ đó dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.
Mặt khác, cần xây dựng được đầy đủ các quy trình, quy chế đảm bảo minh bạch và tránh chồng chéo. Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược và chính sách quản lý riêng cho từng loại rủi ro, trong đó có rủi ro tác nghiệp; đồng thời có các chế tài xử phạt nghiêm đối với các lỗi vi phạm. Việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin cũng rất quan trọng, nhất là khi chúng ta muốn có các căn cứ đầy đủ đánh giá cũng như lượng hóa rủi ro tác nghiệp trong tương lai. Ngồi ra vấn đề tăng cường kiểm soát chéo cũng rất cần thiết trong phòng tránh và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. Ngay cả khi kỹ thuật tiên tiến và cơng nghệ hồn hảo rồi thì vấn đề kiểm sốt chéo này vẫn ln ln phải có.