Kinh nghiệm quốc tế về hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 28 - 31)

Bảng 2.7 : Số lượng ngân hàng đại lý của các NHTM VN năm 2013

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring và bà

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đức

Theo luật của Đức, Factoring chỉ được áp dụng hình thức miễn truy địi. Sự phát triển của Factoring quốc tế không phải do sự tăng trưởng của thị trường xuất nhập khẩu mà gắn liền với mối quan hệ khăng khít giữa các cơng ty Factor và khách hàng của họ. Các thị trường quan trọng trong Factoring của Đức là Pháp, Benelux, Anh, Áo và Italia. Ngồi Châu Âu thì Mỹ và Nhật là hai thị trường quan trọng nhất. Các cơng ty bảo hiểm tín dụng và các ngân hàng bán lẻ cũng đã có ý định mở các phịng nghiệp vụ Factoring. Nhờ có sự đa dạng về thị trường ở cả trong và ngoài nước mà hoạt động Factoring ở Đức rất phát triển. Đồng thời nắm bắt được các xu hướng phát triển của thị trường cùng với kinh nghiệm lâu năm mà các đơn vị Factor ở Đức đã hạn chế được nhiều rủi ro cho đơn vị mình khi thực hiện dịch vụ này.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Mỹ

Để tồn tại và phát triển, thì các dịch vụ không những phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường mà cịn phải đa dạng hóa để hạn chế rủi ro một các tối đa. Và do đó nhiều cơng ty Factoring của Mỹ cung cấp tất cả các dịch vụ truyền thống cũng như không truyền thống. Các dịch vụ truyền thống bao gồm: Factoring, bảo đảm tín dụng, kế tốn các khoản phải thu, dịch vụ nhờ thu, tài trợ trên các khoản phải thu và kho thành phẩm; các dịch vụ khơng truyền thống bao gồm: bảo đảm tín dụng, khách hàng chọn lọc, quản lý các khoản phải thu, bán bn các khoản phải thu, bao thanh tốn xuất nhập khẩu, bảo đảm vốn lưu động xuất khẩu, tài trợ các đơn mua hàng, L/C.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Pháp

Các công ty Factoring là các cơng ty con của ngân hàng thì có lợi thế hơn trên thị trường. Các cơng ty con của các tập đồn ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngồi cũng đang dần dần chiếm thị phần. Factoring ở Pháp chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các tập đồn lớn và các cơng ty vừa và nhỏ trong kinh doanh với các nước châu Âu khác. Trước đây Factoring tập trung chủ yếu vào các cơng ty có nhân cơng từ 50 đến 200 người, nhưng bây giờ đã mở rộng ra áp dụng cho tất cả các phân đoạn của thị trường. Các công ty vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu, đặc biệt là Factoring trong nước và những cơng ty có khối lượng xuất khẩu lớn.

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhiều năm nay Factoring tại Nhật Bản được coi là một sản phẩm cung cấp bởi các công ty con của các ngân hàng, hoạt động theo các quy định của luật pháp về ngân hàng. Qua những cuộc sáp nhập mới đây của các ngân hàng lớn ở Nhật Bản, các công ty Factoring cũng được tái cơ cấu lại và sẽ trở nên tập trung hơn. Mỹ là thị trường Factoring xuất khẩu lớn nhất của Nhật (31%). Thị trường lớn nhất của họ ở Châu Á là (6%) và Đài Loan (4%). Tuy nhiên tỷ trọng Factoring nhập khẩu lại ngược lại, Đài Loan chiếm tới 62% trong khi Mỹ chỉ có 14%. Sự chuyển đổi từ các điều kiện thanh toán thương mại trên cơ sở chứng từ truyền thống như L/C, D/A, D/P sang ghi sổ là một dấu hiệu đáng mừng. Ngồi ra bên Nhật Bản cũng có Hiệp hội Factoring Nhật Bản. Các thành viên Hiệp hội chia sẻ các kinh nghiệm hạn chế rủi ro thơng qua các tình huống, các trường hợp thực tế xảy ra. Ngoài ra các thành viên cũng có cơ hội được tiếp cận với các chuyên gia tư vấn hàng đầu của hiệp hội về các vấn đề liên quan

tới các quy định pháp lý cũng như các kỹ năng quản lý, phân tích, đánh giá, phịng ngừa, hạn chế rủi ro.

1.3.1.5. Kinh nghiệm của Thái Lan

Factoring Thái Lan được hỗ trợ bởi luật pháp. Factoring ở đây được điều chỉnh bởi đạo luật Factoring, trong đó quy định cho phép thơng báo về việc chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào thay cho quy định phải bằng văn bản như trước đây. Các Factor cũng được tính phí như các tổ chức tài chính khác. Vốn tối thiểu của các Factor Thái Lan là 30 triệu Baht. Factoring ở Thái Lan phát triển một phần nhờ thái độ cẩn trọng của các ngân hàng trong nghiệp vụ cho vay. Doanh nghiệp quy mơ vừa và nhỏ đã nhìn nhận Factoring như một nguồn tài trợ linh hoạt. Các đơn vị Factor cũng rất chú trọng đến việc thiết lập mối quan hệ thân thiết, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo và hỗ trợ hết sức nhiệt tình lẫn nhau, cùng với việc tổ chức các hội thảo nghiệp vụ cho cả khách hàng. Từ đó tạo dựng được lịng tin với khách hàng cũng như tăng sự hiểu biết và kinh nghiệm cho đại lý.

1.3.1.6. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong số các quốc gia tham gia hiệp hội Factoring quốc tế FCI thì Trung Quốc là một điển hình về tốc độ phát triển Factoring và có sự khởi đầu khá giống với Việt Nam. Năm 2001, Trung Quốc có hai ngân hàng bắt đầu tham gia FCI là Bank of China và Bank of Communication cung ứng dịch vụ Factoring. Khi đó khái niệm về Factoring còn hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như đối với hệ thống ngân hàng. Bank of China là ngân hàng đi đầu trong nghiên cứu khảo sát về nhu cầu Factoring và đưa sản phẩm Factoring đến với khách hàng tại thị trường này.

Ở giai đoạn này, Trung Quốc bắt đầu vào WTO, các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu cũng đang chuyển hướng sử dụng phương thức thanh tốn ghi sổ thay vì sử dụng phương thức quen thuộc là L/C theo yêu cầu của các thị trường này. Khi đó doanh số Factoring của Trung Quốc mới chỉ đạt 1,2 triệu EUR. Cho đến năm 2013 đã đạt 378.128 triệu EUR, vươn lên đứng đầu thế giới.

Để đạt được tốc độ phát triển nhanh và bền vững như vậy, khơng thể khơng nói đên những biện pháp tích cực được đưa ra cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô trong công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring.

Thứ nhất, về chính sách vĩ mơ

Năm 2000, Luật hợp đồng mới của Trung Quốc được quốc hội ban hành đã khuyến khích phát triển Factoring tại Trung Quốc bởi nó giúp làm rõ những vấn đề cịn chưa rõ ràng về pháp lý xung quanh việc chuyển nhượng khoản phải thu, bảo vệ cho đơn vị Factor để mở đường cho phát triển hoạt động này.

Năm 2007, Trung Quốc ban hành luật tài sản. Luật này cho phép công nhận khoản phải thu hiện tại hoặc tương lai được sử dụng làm tài sản đảm bảo của người đi vay. Tháng 10/2007 quy chế về đăng ký thế chấp khoản phải thu có hiệu lực. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã xây dựng và quản lý tập trung hệ thống đăng ký qua mạng. Những nhà cho vay, sau khi ký hợp đồng nhận thế chấp khoản phải thu sẽ đăng ký để bảo vệ quyền lợi của mình, phịng ngừa rủi ro người đi vay có thể sử dụng vào việc khác hoặc khoản phải thu giả mạo. Có thể nói đây là bước tiến quan trọng trong chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động Factoring của hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Thứ hai, về chính sách của các ngân hàng hoạt động Factoring

Một điểm nổi bật thể hiện sự nhìn xa trông rộng của các ngân hàng trong công tác hạn chế rủi ro để phát triển bền vững đó là sự đầu tư xứng đáng vào yếu tố con người. Các cán bộ của các ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng Trung ương Trung Quốc được gửi đi đào tạo tại các khóa đào tạo chuyên nghiệp của hiệp hội FCI, IFG,..cũng như thực tập tại các đơn vị Factoring tầm cỡ trên thế giới nhằm tiếp thu những chuẩn mực quốc tế cũng như kinh nghiệm hàng đầu của thế giới về Factoring. Liên tục trong các năm đó, Trung Quốc ln được ghi danh và trao các giải thưởng của hiệp hội về thành tích xuất sắc dẫn đầu của các học viên Trung Quốc, là tấm gương về tinh thần học hỏi và cầu thị. Điều này không chỉ giúp đưa Trung Quốc sớm hòa nhập với làng Factoring thế giới mà cịn tạo ra một hình ảnh chun nghiệp, an tâm cho các đối tác khi hợp tác với ngân hàng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w