Định hướng phát triển hoạt động Factoring của các NHTM Việt Nam —

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 72 - 77)

Bảng 2.7 : Số lượng ngân hàng đại lý của các NHTM VN năm 2013

3.1. Định hướng phát triển hoạt động Factoring của các NHTM Việt Nam —

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số trên 90 triệu người, mức độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm luôn ở mức khá cao (năm 2013 đạt 1960 USD/người). Bối cảnh trong nước và thế giới đều cho thấy, kinh tế Việt Nam đang và sẽ dần đi vào ổn định, hướng tới đẩy nhanh tái cơ cấu, cải thiện cung cầu, nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế. Năm 2014 và tiếp theo, Việt Nam sẽ có nhiều năng lượng và cơ hội để tiếp tục ổn định, vượt mức tăng trưởng khoảng 5,5% và lạm phát khoảng 7% như kế hoạch đề ra.

Sự hồi phục rõ rệt của kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản và duy trì đà tăng trưởng ổn định của Trung Quốc và kinh tế thế giới nói chung, sẽ trực tiếp và gián tiếp mang lại những thuận lợi về lòng tin thị trường, đầu tư và tiêu dùng chung cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là kỳ vọng cải thiện chung về xuất khẩu, thu hút FDI, ODA, kiều hối, cũng như duy trì sự ổn định chung về giá cả lương thực, năng lượng, giá vàng và tỷ giá. Đồng thời, việc ký kết những FTA khu vực và liên khu vực mà Việt Nam đang tham gia đàm phán như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế chung Đơng-nam Á (AEC), Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... sẽ tạo cơ hội giảm thuế cho hàng xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cơ hội xuất khẩu và khả năng dịch chuyển lao động, hàng hóa và dịng vốn qua biên giới và giữa các quốc gia thành viên cũng sẽ đậm hơn.từ đó mang lại nhiều việc làm và thu nhập hơn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Năm 2014, nhiều khả năng, các hoạt động mua bán, sáp nhập DN và chuyển nhượng các dự án, thu hút FDI sẽ tăng mạnh trong năm 2014, nhất là những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam như ngân hàng, chứng khốn, nơng nghiệp, bất động sản, tiêu dùng. Q trình này cịn đựợc cộng hưởng bởi sự tăng tốc q trình cổ phần hố DNNN trong năm, với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về đẩy mạnh tái cơ cấu chung, tăng cường công tác quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, cùng

với nỗ lực của các DN, cho phép tăng thêm kỳ vọng vào sự thành cơng của chặng đường tái cơ cấu DNNN nói riêng và tái cơ cấu tồn bộ nền kinh tế nói chung, từ đó tạo động lực và cơ hội mới phát triển hiệu quả hơn.

Nợ xấu năm 2014 có thể được giảm đi khơng chỉ bởi nỗ lực của mỗi DN, mà còn từ sự cân nhắc thực hiện Thơng tư 02 và xóa nợ của Chính phủ cho DN. Thơng tư số 179 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 17-1-2014, qui định sẽ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt khơng có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1-7-2007 cho năm đối tượng, gồm: Hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, khơng thanh tốn được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh và bốn nhóm DNNN đặc thù; theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 tỷ đồng trở lên. Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ đồng.

Những cơ hội lòng tin phục hồi kinh tế nền Việt Nam được giới quan sát quốc tế ghi nhận, cũng như từ bản thân cộng đồng DN. Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng thế giới (WB) công bố ngày 5-12-2013 đã nhấn mạnh sự lạc quan về những điều kiện thuận lợi trong cán cân thanh tốn, vị trí địa lý, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cùng viễn cảnh lợi ích do các hiệp định thương mại như TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm tới, tiếp nối đà hồi phục của năm 2013 (lần đầu tăng trở lại sau 5 năm giảm sút liên tục và vượt 50% tổng vốn đăng ký mới so với năm trước). Báo cáo khảo sát động thái DN của VCCI vừa cơng bố cho thấy, khoảng 50,7% DN có kế hoạch giữ nguyên quy mô kinh doanh trong năm 2014, cịn 42,5% DN sẽ mở rộng quy mơ kinh doanh và 6,7% có thể giảm quy mơ kinh doanh, chỉ có 0,1% DN có thể sẽ phải tạm ngừng hoạt động. Quyết định mở rộng quy mô kinh doanh năm 2014 của các DN dựa trên kỳ vọng tốt hơn về doanh thu, giá bán, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động và lượng đơn đặt hàng.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động Factoring của các NHTM Việt Nam

Đứng trước xu hướng phát triển hoạt động Factoring trong nước và quốc tế, các Ngân hàng thương mại Việt Nam xác định cần nắm bắt thời cơ, phát huy những lợi thế sẵn có của mình để đa dạng hóa sản phẩm, mang về lợi nhuận cho ngân hàng.

Thuận lợi của các NHTM Việt Nam khi thực hiện hoạt động Factoring đó là mình là người đi sau, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về việc phát triển cũng như hạn chế rủi ro một cách tối ưu nhất. Hơn nữa các NHTM Việt Nam cũng được các khách hàng doanh nghiệp trong nước tin tưởng sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, dựa vào tầm nhìn, năng lực lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên thơng thạo nghiệp vụ và có kiến thức chun mơn.

Mục tiêu của các NHTM Việt Nam là phát triển hoạt động Factoring, không những về Factoring nội địa mà còn về Factoring quốc tế. Ngồi ra cũng tìm các giải pháp đưa dịch vụ Factoring đến với các doanh nghiệp một cách gần gũi hơn, để tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này. Do vậy, công tác quản lý rủi ro hoạt động Factoring phải được ưu tiên hàng đầu, tránh những tổn thất đáng tiếc cho ngân hàng.

Các mục tiêu trên đã được cụ thể hóa như sau:

3.1.2.1. Nâng cao thương hiệu hoạt động Factoring

Sự phát triển của một dịch vụ ngân hàng bất kỳ đều phải hướng tới mục tiêu cao nhất là sự ưa chuộng của khách hàng và xây dựng được thương hiệu cho dịch vụ đó của ngân hàng. Chưa có một khái niệm chung về thương hiệu song có thể hiểu thương hiệu cho một dịch vụ ngân hàng là hình tượng về dịch vụ đó, là các dấu hiệu để phân biệt dịch vụ đó với các dịch vụ tương tự của các NHTM khác trên thị trường. Thương hiệu cịn là những gì đọng lại trong người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ tại NHTM đó. Giống như các dịch vụ khác của ngân hàng, khác với sản phẩm, khách hàng sử dụng dịch vụ Factoring tại một NHTM khơng thể cầm nắm, hay cất chứa mà chỉ có thể cảm nhận bằng cách sử dụng dịch vụ. Thương hiệu cho hoạt động Factoring tại một NHTM chỉ được khẳng định khi có nhiều người sử dụng, đánh giá tốt và phổ biến trên thị trường. Vì vậy quá trình xây dựng thương hiệu cho hoạt động Factoring là một q trình lâu dài, địi hỏi sự nghiên cứu phát triển hoạt động không ngừng của

ngân hàng. Khi xây dựng được thương hiệu, hoạt động Factoring tại NHTM đó được đánh giá phát triển ở mức độ cao, ngân hàng sẽ khẳng định được đẳng cấp của mình trong việc cung ứng dịch vụ đó. Độ mạnh yếu của thương hiệu phụ thuộc vào mức độ phát triển tiếp theo của hoạt động Factoring.

3.1.2.2. Tăng trưởng doanh thu Factoring

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ và tăng trưởng doanh thu Factoring là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu phản ánh sự phát triển hoạt động Factoring. Doanh thu từ hoạt động Factoring bao gồm hai bộ phận: doanh thu từ lãi và doanh thu ngoài lãi. Doanh thu từ lãi của hoạt động Factoring là tiền lãi thu được từ việc NHTM ứng trước tiền hàng cho khách hàng (bên bán). Doanh thu ngồi lãi là những khoản phí NHTM thu được từ việc cung cấp các dịch vụ khác ngoài việc ứng trước tiền cho hoạt động Factoring. Bộ phận doanh thu từ lãi thường lớn hơn nhiều so với bộ phận doanh thu ngoài lãi.

Theo số liệu tổng hợp các kế hoạch doanh thu đề ra của các NHTM tham gia hoạt động Factoring, các NHTM Việt Nam đang hướng tới con số doanh thu 150 triệu EUR trong năm 2014. Cho đến tháng 5/2014, doanh thu thực hiện được là 65 triệu EUR. Con số này cho thấy tín hiệu khả quan các NHTM Việt Nam có thể hồn thành được kế hoạch.

Trong những năm tiếp theo, việc tăng trưởng doanh thu Factoring cũng đã được các ngân hàng lên kế hoạch, với hi vọng rút ngắn được khoảng cách về doanh thu đối với các nước trong khu vực, đưa hoạt động Factoring trở thành một kênh tài trợ hữu hiệu và phổ biến với các khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3.1.2.3. Tăng trưởng lợi nhuận Factoring

Mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để có được lợi nhuận, NHTM khơng chỉ quản lý tốt doanh thu mà cịn phải quản lý chi phí tiết kiệm, hợp lý.

3.1.2.4. Mở rộng thị trường, tăng thị phần

Cũng giống như các hoạt động, dịch vụ, khi phát triển hoạt động Factoring, mỗi NHTM đều xác định cho mình một thị trường nhất định và lấy đó làm cơ sở cho việc đạt được các mục tiêu của mình. Để tăng cường sức mạnh của mình trước các đối thủ

cạnh tranh khác, khơng những NHTM phải mở rộng được thị trường mà còn phải tăng tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường (tăng thị phần) so với các đối thủ cạnh tranh đó. Điều này tạo điều kiện để NHTM tăng doanh thu hoạt động Factoring và đó cũng là minh chứng rõ ràng cho thấy hướng đi đúng đắn trong việc phát triển hoạt động Factoring của NHTM.

Hiện nay hoạt động Factoring là một hoạt động mới ở đa số các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam, do vậy thị trường còn rộng lớn. Các NHTM Việt Nam hiện đều đang tập trung mở rộng thị trường thông qua các chỉ tiêu:

> Sự gia tăng tỷ lệ doanh thu Factoring của NHTM trong tổng doanh thu Factoring của quốc gia.

> Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, tỉnh thành, quốc gia được NHTM phát triển Factoring.

> Sự gia tăng số ngành, lĩnh vực Factoring.

3.1.2.5. Mở rộng đối tượng khách hàng

Khách hàng chính là một trong những yếu tố quyết định tới thành cơng cho ngân hàng vì vậy khách hàng cần đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển hoạt động Factoring. Xác định được điều đó các NHTM Việt Nam đã và đang mở rộng đối tượng khách hàng của ngân hàng mình. Khách hàng ln mong muốn sử dụng dịch vụ với thủ tục nhanh gọn, đơn giản, điều kiện thuận tiện, thời gian xét duyệt nhanh chóng, phương thức thanh tốn linh hoạt, lãi suất và phí cạnh tranh, quản lý hiệu quả, tư vấn tận tình chu đáo. Tuy nhiên bản thân Factoring là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy để làm được những điều trên ngân hàng phải không ngừng phát triển cơng nghệ, trình độ nhân viên ngân hàng, trình độ quản lý của cán bộ ngân hàng.

Đối tượng khách hàng có thể mở rộng từ một số ngành, nghề, lĩnh vực sang đa dạng hóa các ngành nghề, mở rộng từ đối tượng khách hàng nội địa sang khách hàng nước ngoài...

3.1.2.6. Đa dạng hóa hình thức Factoring

Nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi, phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng đã khó song phát triển hình thức mới, tạo nhu cầu cho khách hàng mới thực sự là thử thách đối với các NHTM. Hiện nay các NHTM Việt Nam cịn khá dè dặt trong một số hình thức Factoring như Factoring kín hay Factoring miễn truy địi.

Trong thời gian tới việc phát triển thêm hình thức mới này sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh cho ngân hàng.

Với những nỗ lực trên, trong tương lai Factoring vẫn sẽ là một kênh tài trợ thương mại được các doanh nghiệp quan tâm; đồng thời cũng là một sản phẩm mang về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì những tiềm năng như thế, hoạt động quản trị các rủi ro của ngân hàng trong hoạt động Factoring lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w