Doanh số Factoring của Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 47)

St t Quốc gia 200 8 2009 2010 2011 2012 2013 Việt Nam 85 95 65 67 61 ĨÕÕ" "2 Thái Lan 2.36 7 2.10 7 2.09 5 3.08 0 4.33 9 3.34 8 Malaisia 550^ 7ÕÕ- 1.05 8 1.05 0 1.78 2 1.78 2 “4 Singapore 4.00 0 0 4.70 0 5.80 0 6.67 0 8.67 0 9.97

Biểu đồ 2.2: Doanh số Factoring của Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Theo số liệu thống kê hàng năm của FCI, doanh số Factoring của giai đoạn 2008- 2013 hàng năm đạt chưa tới 100 Triệu Euro. Đây là một con số khá khiêm tốn so với các quốc gia có doanh số Factoring đứng đầu thế giới. Ví dụ như năm 2013 doanh số Factoring của Trung Quốc là 378.128 triệu EUR hay Anh là 308.096 triệu EUR.

Doanh số Factoring Việt Nam năm 2008 đạt 85 triệu EUR, gấp 42,5 lần so với năm thứ hai thực hiện Factoring (năm 2005 doanh số Factoring của Việt Nam là 2 triệu EUR), được coi là một sự tăng trưởng ngoạn mục nhất trong giai đoạn 5 năm đầu triển khai dịch vụ. Tiếp theo vào năm 2009, doanh số Factoring của Việt Nam là 95 triệu EUR, đây là con số khả quan nhất trong số 6 năm nước ta chính thức triển khai dịch vụ này. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của Factoring trong năm 2009 chậm lại, tăng so với năm 2008 là 11,7%, nhưng đặt trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế tồn cầu (2008-2009) thì mức độ tăng trưởng này đã là khá ấn tượng.

Năm 2010 có thể coi là một năm khó khăn cho tồn nền kinh tế Việt Nam. Tuy kinh tế có phục hồi nhờ vào những điều tiết phù hợp về chính sách sau cuộc khủng hoảng năm trước đó, nhưng Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng lạm phát đáng báo động. Lạm phát vào cuối năm 2010 tăng cao tới mức hai con số (11,75%) và Việt Nam đồng bị trượt giá, dẫn tới lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng cao. Mức lãi suất này đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về vốn đầu tư, từ đó dẫn tới việc cắt giảm sản xuất, kinh doanh. Diễn biến trên đã kéo theo việc doanh số Factoring lại giảm 31,85% so với năm 2009, chỉ đạt 65 Triệu Euro. Theo báo cáo thưởng niên của FCI, cho tới cuối năm 2011, tình hình hoạt động Factoring của Việt Nam cũng đã được cải thiện, mặc dù doanh số tăng lên ở mức rất thấp, nhưng trong điều kiện Chính phủ Việt Nam tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói biện pháp chính, trong đó có thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài chính thì đây cũng đã là một dấu hiệu khả quan cho hoạt động Factoring tại Việt Nam. Tuy nhiên đến cuối năm 2012, doanh số Factoring cũng chỉ dừng lại ở mức 61 triệu EUR, giảm 9,84% so với năm 2011.

Đến năm 2013, doanh số Factoring của Việt Nam bất ngờ tăng lên 100 triệu EUR, tăng 64% so với năm 2012. Hơn nữa, doanh số Factoring quốc tế tăng với tốc độ nhanh chóng. Trong những năm trước doanh số Factoring quốc tế chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Năm 2008 doanh số Factoring quốc tế chỉ chiếm 5,88% so với tổng doanh số Factoring, năm 2009 chiếm 5,26% nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 37,31%, năm 2012 là 34,43% và đến năm 2013 là 80%. Đây là một sự thay đổi khá tích cực và bất ngờ cho thấy các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam đang quan tâm hơn tới dịch vụ Factoring quốc tế. Tuy nhiên so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 của Việt Nam là 132,2 tỷ USD thì doanh số Factoring quốc tế của Việt Nam quá là khiêm tốn.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của hoạt động Factoring tại Việt Nam có những năm khá ấn tượng, quy mô của nghiệp vụ này tại Việt Nam so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á vẫn cịn rất nhỏ bé.

Bảng 2.6: Doanh số Factoring một số quốc gia khu vực Đông Nam Á

Biểu đồ 2.3: Doanh số Factoring một số quốc gia khu vực Đông Nam Á

♦ Việt Nam

B Thái Lan

A Malasia

)( Singapore

2.2. Rủi ro trong hoạt động Factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Khóa luận sẽ đi sâu vào tìm hiểu và phân tích một số tình huống thực tế mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp phải để xem các NHTM đã phải đối mặt với những rủi ro như thế nào khi thực hiện hoạt động Factoring.

2.2.1. Rủi ro tín dụng, rủi ro gian lận, rủi ro tác nghiệpTình huống 1: Tình huống 1:

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP X

Bị đơn: Công ty cổ phần xi măng A và nhân viên ngân hàng B

Ngày 03/02/2012 Ngân hàng thương mại cổ phần X đã kiểm điểm và sa thải một nhân viên ngân hàng B (phụ trách việc thực hiện nghiệp vụ Factoring của ngân hàng) với lí do “Thiếu trách nhiệm trong cơng việc, gây tổn thất cho ngân hàng”; đồng thời khởi kiện Cơng ty cổ phần xi măng A ra tịa với lý do “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng”, yêu cầu 2 bên phải có trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng.

Tóm tắt sự việc:

Ngày 11/12/2011 Cơng ty cổ phần xi măng A mang 5 hóa đơn bán hàng cho các doanh nghiệp trong nước trị giá 250 triệu đồng đến NHTM X để xin thực hiện Factoring với thời hạn 3 tuần. Nhân viên B là nhân viên phụ trách trực tiếp việc điều tra, quản lý và giám sát khách hàng A. Vì cơng ty A là khách hàng quen thuộc của

ngân hàng, trước đây cũng đã từng sử dụng dịch vụ Factoring và chưa có vấn đề gì xảy ra; cho nên nhân viên B đã có thái độ lơ là, khơng thận trọng trong việc xác định tính chân thực của các hóa đơn cũng như đánh giá chính xác tình hình hoạt động của cơng ty này; và đã nhanh chóng chấp thuận ứng trước cho cơng ty A 85% giá trị các hóa đơn được u cầu.

Đến hạn thanh tốn, ngân hàng X đã mang các hóa đơn đến địi tiền bên mua hàng. Lúc đó mới phát hiện ra là các hóa đơn cơng ty A đưa đến thì chỉ có 3 hóa đơn là thực, cịn lại 2 hóa đơn khống cơng ty A đã sử dụng để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, trị giá 145 triệu đồng. Bên mua hàng từ chối thanh tốn 2 hóa đơn này. Ngân hàng X quay sang truy địi cơng ty A; tuy nhiên người đứng đầu của công ty đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Ngân hàng X đã nhờ sự can thiệp của Cơ quan cơng an để truy tìm giám đốc của cơng ty A; đồng thời truy xét lại quá trình thực hiện hợp đồng Factoring này như thế nào và phát hiện ra nhiều lỗ hổng trong quá trình thực hiện, điển hình là kỹ năng, trình độ và đạo đức của nhân viên B nói trên. Sau đó tuy có bắt được giám đốc cơng ty A và đã thực hiện khởi kiện cơng ty này ra tịa, nhưng ngân hàng X cũng chỉ thu lại được khoảng 35 triệu đồng sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí khởi kiện, chi phí xử lý thơng tin... Ngồi ra ngân hàng cũng yêu cầu cả nhân viên B có trách nhiệm phải bồi thường, nhưng số tiền nhận được cũng khơng đáng kể.

Phân tích tình huống:

Từ tình huống trên ta có thể nhận thấy một khi có vấn đề xảy ra đối với hoạt động Factoring thì các ngân hàng TMCP sẽ phải gánh chịu rất nhiều rủi ro. Ví dụ như qua tình huống trên ngân hàng đã phải đối mặt với hàng loạt rủi ro như:

> Rủi ro tín dụng: mặc dù tốn nhiều chi phí kiện tụng khách hàng, ngân hàng vẫn khơng thu hồi lại được hết số tiền đã ứng trước cho khách hàng, trị giá khoảng 100 triệu đồng.

> Rủi ro gian lận: ngân hàng X đã ứng trước một số tiền là 145 triệu đồng dựa trên các hóa đơn mà khơng tương ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Các hóa đơn dùng để Factoring là các hóa đơn khống khơng có giá trị pháp lý và do vậy ngân hàng X không thể thu hồi nợ từ người mua hàng. Khi quay lại truy địi người bán hàng thì cũng khó khăn cho ngân hàng khi người bán hàng đã có ý định lừa đảo.

> Rủi ro tác nghiệp (Rủi ro do nhân viên của ngân hàng): trong tình huống này nhân viên B của ngân hàng mặc dù được giao một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện Factoring đó là thẩm định khách hàng và tính chân thực của các hóa đơn, đã khơng hồn thành tốt cơng việc của mình và do đó đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Rõ ràng là quy trình thực hiện Factoring và quy trình kiểm sốt nội bộ của ngân hàng chưa được tốt và còn nhiều lỗ hổng.

Bài học kinh nghiệm:

Từ tình huống trên ta nhận thấy bắt nguồn từ sai sót trong q trình thực hiện của nhân viên ngân hàng cùng với rủi ro đạo đức của khách hàng đã dẫn đến rủi ro khác cho ngân hàng như rủi ro tín dụng. Do vậy việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp,có kỹ năng tác nghiệp là một việc làm quan trọng. Chỉ cần có một sự lơ là, tắc trách trong cơng việc của chính nhân viên ngân hàng đã có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng, từ đó dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.

Mặt khác, cần xây dựng được đầy đủ các quy trình, quy chế đảm bảo minh bạch và tránh chồng chéo. Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược và chính sách quản lý riêng cho từng loại rủi ro, trong đó có rủi ro tác nghiệp; đồng thời có các chế tài xử phạt nghiêm đối với các lỗi vi phạm. Việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin cũng rất quan trọng, nhất là khi chúng ta muốn có các căn cứ đầy đủ đánh giá cũng như lượng hóa rủi ro tác nghiệp trong tương lai. Ngồi ra vấn đề tăng cường kiểm soát chéo cũng rất cần thiết trong phòng tránh và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. Ngay cả khi kỹ thuật tiên tiến và cơng nghệ hồn hảo rồi thì vấn đề kiểm sốt chéo này vẫn ln ln phải có.

2.2.2. Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hốiTình huống 2: Tình huống 2:

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Y tại Việt Nam. Y đóng vai trị là đại lý Factor nhập khẩu, có trách nhiệm thu các khoản phải thu từ người mua. Y có chi nhánh tại nước ngồi, là nước của cơng ty C, đóng vai trị là đại lý Factor xuất khẩu.

Bị đơn: Người mua- Công ty D tại Việt Nam. Tóm tắt sự việc:

Ngày 20/03/2010 cơng ty C ký hợp đồng trả chậm 6 tháng với bị đơn (công ty D) hợp đồng mua bán theo đó C bán cho D bột ngũ cốc dinh dưỡng và cà phê Coffeemix trị giá 30.925,47 USD. Trên hai hợp đồng này ghi tên các bên ký kết là Công ty C và Công ty D. Theo thỏa thuận giữa hai bên xuất nhập khẩu và Ngân hàng TMCP Y, C sử dụng dịch vụ Factoring của chi nhánh ngân hàng Y (ở nước của C) với những cam kết như sau:

- Sử dụng dịch vụ Factoring miễn truy đòi

- Ngân hàng Y vừa là đại lý Factoring bên bán vừa là đại lý Factoring bên mua - Phí quản lý: 0,2% doanh số Factoring

- Phí xử lý hóa đơn: 10 USD/ hóa đơn - Phí thơng báo là 1% giá trị Factoring

- Ngân hàng Y ứng trước 80% trị giá Factoring cho công ty C, tương ứng với 24.800 USD

- Đến hạn 6 tháng ngân hàng Y sẽ trực tiếp thu nợ từ công ty D

Tuy nhiên, khi đến ngày hết hạn thanh tốn, là ngày 01/10/2010, Cơng ty D đã khơng thanh tốn tiền hàng cho Ngân hàng Y. Ngân hàng Y đã gửi thông báo nhắc nhở nhiều lần nhưng cơng ty D vẫn cố tình trì hỗn. Sau đó vào ngày 01/12/2010 ngân hàng Y đã chính thức kiện cơng ty D ra trung tâm trọng tài yêu cầu công ty D phải hoàn trả lại các khoản tiền sau:

- Tổng số tiền đã ứng trước: 24.800 USD - Tiền lãi 2 tháng trả chậm: 566 USD - Phí trọng tài: 200 USD

- Phí liên lạc: 200 USD

Vụ kiện đã diễn ra trong khoảng hơn 2 tháng, và Ủy ban trọng tài đã đưa ra phán quyết yêu cầu bị đơn (công ty D) bắt buộc phải bồi thường cho Ngân hàng Y tổng cộng 27.000 USD. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan cơng ty D phải đối mặt với tình trạng phá sản, do vậy chỉ có thể bồi thường cho Ngân hàng Y khoảng một nửa số tiền trên. Phần cịn lại xin được hỗn và cho đến nay thực tế là vẫn chưa hoàn trả đủ lại cho ngân hàng. Tổng thiệt hại cho ngân hàng ước tính khoảng 15 000 USD, quy đổi theo tỷ giá thời điểm đó khoảng 270 triệu VND.

Tình huống này là một ví dụ cho việc các ngân hàng thương mại gặp rủi ro khi thực hiện Factoring quốc tế, ngân hàng đóng vai trị vừa là đại lý Factor bên mua vừa là đại lý Factor bên bán. Mặc dù trong trường hợp này ngân hàng có lợi thế là không phải thông qua một đại lý Factor nước ngồi khi thực hiện Factoring quốc tế, mà thơng qua chính chi nhánh của mình ở nước ngồi, đã tiết kiệm được nhiều thời gian và thủ tục rắc rối, ngân hàng vẫn để xảy ra những tổn thất, rủi ro cho chính ngân hàng mình.

> Rủi ro tín dụng: ngân hàng đã khơng thu hồi được tài sản đã ứng trước cho cơng ty B, chính là 80% số tiền hàng của hợp đồng trị giá 24.800 USD đồng thời phải chịu thêm các chi phí về kiện tụng, chi phí về thời gian.

> Rủi ro thanh khoản: với việc ứng trước cho khách hàng một số tiền không hề nhỏ, trị giá 24.800 USD tương ứng với khoảng 450 triệu VND, và không thu hồi được khoản tiền đó đúng hạn, ngân hàng đã gặp phải những khó khăn với các luồng tiền ra vào của ngân hàng và đã phải thực hiện một số biện pháp để có thể xoay vịng vốn của mình để khơng bị ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác.

> Rủi ro ngoại hối: tại thời điểm ứng trước tiền cho khách hàng 24.800 USD (01/04/2010), tỷ giá VND/USD là 18.950, tương ứng với số tiền 470 triệu đồng; cịn tại thời điểm ngân hàng kiện cơng ty ra trung tâm trọng tài (01/12/2010), tỷ giá VND/USD là 21.450. Rõ ràng là với sự chênh lệch quá lớn về tỷ giá như thế, ngân hàng đã phải gánh chịu tổn thất về tỷ giá. Cịn chưa kể đến các chi phí khác như chi phí lãi trả chậm, chi phí kiện tụng,... Ước tính chỉ riêng rủi ro tỷ giá này đã gây thiệt hại cho ngân hàng khoảng hơn 40 triệu VNĐ.

Bài học kinh nghiệm:

Ngân hàng có thể tận dụng được các lợi thế khi có các chi nhánh ở nước ngồi và chính chi nhánh này làm đại lý Factor bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu. Tuy nhiên hoạt động Factoring quốc tế lại vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn hẳn Factoring nội địa vì nó cịn liên quan đến nhiều yếu tố về kinh tế, chính trị giữa các quốc gia. Nếu như ngân hàng khơng có những đánh giá chính xác về thị trường, hoặc khơng lường trước được các vấn đề khó khăn bên mua hàng đang gặp phải cũng như khơng có các biện pháp quản lý khách hàng chặt chẽ, ngay lập tức ngân hàng sẽ phải đối mặt với các rủi ro như trên.

2.2.3. Rủi ro thu nợ Tình huống 3:

Ngân hàng TMCP P có trụ sở tại Việt Nam

Cơng ty E là bên xuất khẩu, có trụ sở tại Việt Nam

Ngân hàng Q là đại lý Factoring của ngân hàng P ở bên nước ngồi Cơng ty F là bên nhập khẩu, có trụ sở tại nước ngân hàng Q

Tóm tắt sự việc:

Cơng ty E ký hợp đồng xuất khẩu tôm trả chậm với thời hạn 6 tháng cho khách hàng là công ty F. Trị giá lô hàng xuất khẩu là 250.000 USD. Trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận giữa 2 công ty E và F: trong trường hợp hàng hóa khơng đáp ứng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động factoring tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 658 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w