Thực thế quản lý rủi ro lãi suất tại Techcombank

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 56 - 62)

a. Nhận biết RRLS tại Techcombank

Phương pháp mà hiện tại Techcombank đang áp dụng để nhận diện rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng mình là dựa trên những dự báo biến động lãi suất thị trường, từ đó so sánh với các mức lãi suất đang áp dụng cho các nghiệp vụ liên quan, cân nhắc kỳ hạn TSC và TSN để xác định rủi ro lãi suất có xảy ra đối với ngân hàng hay không. Tuy nhiên, cách thức để dự báo lãi suất của Techcombank còn đơn giản, chưa hiện đại, chưa tối ưu. Thị trường Việt Nam áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi nhưng có sự điều tiết, can thiệp của NHNN. NHNN điều hành CSTT nới lỏng hoặc thặt chắt theo từng thời kỳ, đồng thời áp dụng cả 2 cơ chế điều hành

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

lãi suất, vừa kiểm soát trực tiếp vừa kiểm soát gián tiếp lãi suất kinh doanh của các TCTD. “Kiểm soát trực tiếp bằng việc quy định mức lãi suất tiền gửi, cho vay, trần lãi suất cho vay, LSCB và biên độ; kiểm sốt gián tiếp bằng việc cơng bố lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm khi NHNN tái cấp vốn cho các TCTD và lãi suất chào mua, chào bán trên nghiệp vụ thị trường mở”(3). Do vây, việc dự báo lãi suất thị trường của Techcombank một phần căn cứ vào các quy định của NHNN. Techcombank tiến hành quan sát tình hình kinh tế, diễn biến ngành ngân hàng và phân tích những động thái của ngân hàng nhà nước, một phần dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được của ngân hàng từ các năm trước để dự báo lãi suất trong tương lai. Các mức lãi suất tại ngân hàng được Techcombank đưa ra được tham chiếu từ lãi suất do NHNN ban hành và kết hợp cân đối với nhu cầu vốn huy động, mục tiêu tăng trưởng cho vay, tính chất khách hàng và đặc thù của sản phẩm. Cách dự báo mà Techcombank đang áp dụng ở đây chủ yếu phụ thuộc vào cảm quan, có tính chất chủ quan nhiều, cịn mơ hồ và thiếu tính thực tế. Những con số lãi suất được dự báo không hề được tính tốn, phân tích xu hướng dựa trên đường cong lãi suất hay bất kỳ mơ hình kinh tế lượng nào cụ thể. Việc khơng áp dụng mơ hình như vậy khiến lãi suất được dự báo thiếu chính xác và cũng chưa thể giúp Techcombank xác định được RRLS sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng ra sao; tổn thất mà nó gây ra cho ngân hàng là bao nhiêu một cách khoa học mà chỉ đơn thuần phán đốn lãi suất biến động thì RRLS sẽ xảy ra.

b. Đo lường rủi ro lãi suất tại Techcombank

Mơ hình được Techcombank sử dụng trong đo lường RRLS là mơ hình định giá lại. Techcombank tiến hành xây dựng bảng “khe hở lãi suất”, tính tốn khe hở lãi suất để xác định được mức tổn thát trên thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất biến động. Bảng khe hở lãi suất của ngân hàng được xây dựng dựa trên các giả định và điều kiện sau:

• ‘ ‘Tiền mặt, vàng bạc đá quý; đầu tư dài hạn; TSCĐ và các khoản nợ phải

thu,

phải trả khác; Tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác không kỳ hạn, tiền gửi KKH được xếp vào khoản mục khơng nhạy cảm với lãi suất”.

• Các khoản mục khác như Chứng khoán đầu tư, phát hành GTCG; Tiền gửi/cho vay khách hàng; Tiền gửi/cho vay TCTD khác,...nếu có lãi suất cố định thì thời gian định lại lãi suất dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập BCTB hợp nhất; nếu có lãi suất thả nổi thì thời gian định lại lãi suất dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập BCTC.

Các giải định như trên được áp dụng từ năm 2016, so với gai đoạn trước Techcombank đã thay đổi nội dung của một số giả định. Quy định trước đây của Techcombank như sau:

• Tiền gửi tại NHNN Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh tốn do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại đến 1 tháng.

• Ngân hàng xác định thời gian đinh lại lãi suất của các khoản mục TSC, TSN không phân tách thành 2 trường hợp khoản mục có lãi suất cố định hay thả nổi.

Như vậy, sự thay đổi, cải tiến trong những quy định để xây dựng bảng khe hở lãi suất của Techcombank tạo điều kiện cho việc xác định thời gian định lại lãi suất rõ ràng hơn, cụ thể hơn, góp phần giúp Techcombank tính tốn được khe hở nhạy cảm lãi suất và đo lường tổn thất đối với thu nhập lãi thuần chính xác hơn.

Với mơ hình đánh giá lại, Techcombank thực hiện đo lường sự thay đổi giá trị của các khoản mục tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất trong hoảng thời gian từ quá hạn, đến 1 tháng đến trên 5 năm khi lãi suất được định lại.

Tài sản có nhạy cảm với lãi suất (tỷ đồng) 239.84 1

272.80

1 323.8012

Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (tỷ đồng) 215.77

7

242.46 2

269.20 6

Khe hở lãi suất GAP (tỷ đồng) 24.064 30.339 54.606

Tỷ lệ chênh lệch tài sản nhạy cảm 0,10 0,11 0,17

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chênh lệch GAP (tỷ đồng) 24.064 30.339 54.606

Sự thay đổi thu nhập ròng (%) -0,24 -0,30 -0,55

Thu nhập lãi thuần (tỷ đồng) 8.135 8.848 11.127

Tỷ lệ NIM thực tế (%) 4,19 3,88 3,74

(Nguồn:Thu thập và tự tính tốn)

Khe hở lãi suất của Techcombank ở từng năm đều dương thể hiện trạng thái nhạy cảm với tài sản có, chứng tỏ rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM của ngân hàng sẽ giảm nếu lãi suất thị trường giảm và Techcombank sẽ gặp rủi ro. Tỷ lệ GAP của Techcombank liên tục tăng qua các năm, năm 2018 còn tăng khá nhanh tới 80% so Biến động như vậy sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra RRLS cho ngân hàng nhất là từ năm 2018 lãi suất thị trường bắt đầu có những chiều hướng biến động thất thường, tăng giảm liên tục tại các khoảng thời gian khác nhau trong năm.

Tuy nhiên ta cũng cần xem xét đến nguyên nhân tăng GAP của Techcombank có phù hợp với hoạt động của ngân hàng hay không. Thực tế cho thấy, GAP tăng là do tốc độ tăng của TSC nhạy cảm với lãi suất cao hơn tốc độ tăng của TSN nhạy cảm với lãi suất. Năm 2018, TSC nhạy cảm với lãi suất tăng 18,7% trong khi TSN nhạy cảm với lãi suất tăng 11% so với năm 2017. Được biết giai đoạn này Techcombank hoạt động trên thị trường rất hiệu quả, quy mô tài sản và lợi nhuận các năm tăng trưởng đáng kể và thành công nhất đối với Techcombank có lẽ là năm 2018 khi mà lợi nhuận đạt được tăng trưởng vượt trội. Với thành tích lợi nhuận trên qo nghì tỷ đồng, Techcombank trở thành NHTMCP đầu tiên đứng thứ 2 về lợi nhuận, vượt trên cả các ông lớn NHTM nhà nước. Hoạt động hiệu quả như vậy thì việc tăng quy mơ các khoản mục tài sản và nợ bao gồm cả các tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất là điều tất yếu. Nhưng điều mà Techcombank đã làm được là duy trì mức tăng tài sản nhanh hơn tăng nợ góp phần ảnh hưởng tới sự thành công về lợi nhuận, đồng thời giúp giữ khe hở lãi suất ln ở trạng thái dương. Duy trì khe hở lãi suất ở cùng một trạng thái qua các năm giúp cho việc phán đoán, nhận diện và tính tốn ảnh hưởng của RRLS được thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm hơn.

Sau đây ta xác định mức độ ảnh hưởng đến thu nhập ròng của Techcombank khi định lại lãi suất với giả định lãi suất thiwj trường giảm 1% bằng cơng thức:

∆NII = GAP × ∆R = (ISA - ISL)∆R

(Nguồn: Tính tốn bởi tác giả)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị công cụ TCPS 67.892 36.292 310.31

c. Kiểm sốt, giám sát RRLS tại Techcombank

Tại Techcombank cơng tác kiểm tra, giám sát RRLS thuộc trách nhiệm và là sự kết hợp của nhiều bộ phận, phòng ban với nhau nhằm đảm bảo RRLS được quản lý một cách toàn diện và đạt hieur quả cao nhất. Trách nhiệm của từng bộ phận thực hiện giám sát RRLS tại Techcombank như sau:

• Ủy ban Kiểm tốn và Rủi ro (ARCO) giám sát việc tuân thủ các chính sách quản lý RRLS định kỳ và đột xuất, đồng thời thông qua các hạn mức rủi ro thị trường bao gồm RRLS định kỳ.

• Ban kiểm sốt thực hiện giám sát việc tuân thủ quy định, điều lệ của ngân hàng về quản lý RRLS; thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ, rà soát và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các nghiệp vụ của ngân hàng tiềm ẩn RRLS như huy động, cho vay, đầu tư một cách độc lập và khách quan.

• Cán bộ phụ trách quản lý RRLS trong ngân hàng có trách nhiệm đo lường và kịp thời báo cáo tình hình thực hiện giới hạn khe hở lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập lãi ròng, hạn mức giá trị chịu RRLS cho lãnh đạo.

• Các cán bộ thuộc các bộ phận kinh doanh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng có trách nghiệm ln đề cao cảnh giác đối với RRLS, khi thực hiện các nghiệp vụ phải tuân thủ đúng chính sách, quy định và các hạn mức của ngân hàng.

Thực tế công tác giám sát RRLS tại Techcombank hiện nay khá tốt, ngân hàng thành công trong việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro. Các bộ phận, cán bộ có ý thực thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình trong quản lý RRLS và giám sát RRLS.

d. Biện pháp phịng ngừa RRLS tại Techcombank

Ngồi phương pháp nội bảng quản lý Tài sản - Nợ nhằm hạn chế sự chênh lệch kỳ hạn thì Techcombank cịn sử dụng các cơng cụ phái sinh, cụ thể là các hợp đồng hốn đổi lãi suất để phịng ngừa, hạn chế RRLS.

Bảng 2.13: Ket quả hoạt động đầu tư công cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa RRLS của Techcombank

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % Vốn huy động 210.85 3 89,5 9 235.93 4 87,58 257.35 3 80,1 8 Vốn CSH 19.58 6 8, 32 26.931 10,00 51.78 3 16,1 3 Vốn khác 4.92 4 2, 09 6.527 2,42 11.85 3 3,69 Tổng nguồn vốn 235.36 3 1 ÕÕ" 269.392 ĨÕÕ" 320.98 9 100"

(Nguồn: Tài liệu của Techcombank) Có thể thấy giát trị và lợi nhuận thu dược từ cơng cụ tài chính phái sinh biến

động cùng chiều với nhau. Năm 2016 và 2017 chúng biến động giảm và tăng mạnh trở lại vào năm 2018. Xu hướng như vậy là hợp lý với diễn biến lãi suất bởi 2016, 2017 lãi suất thị trường tăng nhẹ nên nguy cơ xảy ra RRLS không lớn, ngược lại lãi suất lại bắt đầu biến động giảm từ năm 2018 làm cho khả năng Techcombank bị tổn thất từ RRLS tăng lên. Vì vậy, ngay lập tức Techcombank điều chỉnh tăng giá trị CCPS nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận bù đắp thiệt hại có thể có do RRLS. Việc làm này của Techcombank cho thấy khả năng dự báo lãi suất và nhận diện RRLS khá tốt cũng như sự linh hoạt áp dụng biện pháp phịng ngừa, đối phó với RRLS của ngân hàng. Tuy nhiên, Techcombank chưa thực sự đạt được hiệu quả tuyệt đối khi sử dụng các hợp đồng hoán đổi này để tạo ra lợi nhuận bởi tốc độ tăng gia trị lớn hơn tốc độ tăng của lãi thu được từ CCPS.

Biểu đồ 2.9: Biến động giá trị và lãi thu được từ CCPS của Techcombank

Đơn vị: %

W Tốc độ tăng (giảm)

giá trị

W Tốc độ tăng (giảm) lãi

(Nguồn: Tính tốn bởi tác giả)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w