MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 84)

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

a. Ồn định kinh tế và mơi trường chính trị - xã hội

Thứ nhất, Ngân hàng không những là một cấu phần mà cịn đóng vai trị quan trọng, được ví như “người vận chuyển vốn” trong nền kinh tế nên hoạt động của các NHTM rất nhạy cảm trước mọi diễn biến của nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng với những chỉ số ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát huy khả năng để có được kết quả kinh doanh tốt. Ngược lại nếu nền kinh tế suy thối hay có nhiều biến động về lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân xuất nhập khẩu ở ngưỡng báo động thì hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn do ngân hàng là chủ thể cung cấp các dịch vụ, các sản phẩm phục vụ các chủ thể khác trong nền kinh tế, vậy khi kinh tế suy thoái nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ giảm. Hơn nữa, thực tế chứng minh tình hình chính trị - xã hội không ổn định gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế như thị trường tài chính, BĐS, chứng khốn sụt giảm, lạm phát tăng, các chủ thể kinh tế gặp nhiều bất lợi trong kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản hàng loạt của các cơng ty, doanh nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định, bất ổn mơi trường kinh tế, CT -XH có tác động rất xấu tới hoạt động của NHTM. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực đó là gây ra sự bất cân xứng giữa về kỳ hạn của TS và Nợ của ngân hàng do ngân hàng phải điều chỉnh lại các nghiệp vụ, phải cân đối, cơ cấu lại TS và nguồn vốn của mình để đối phó với nó. Khơng những thế, các hoạt động liên quan trực tiếp đến lãi suất như cho vay, huy động cũng bị ảnh hưởng. Tất cả đều là những nguyên nhân gây ra RRLS cho NHTM.

Thứ hai, kinh tế - chính trị bất ổn cũng khiến lãi suất thị trường biến động mạnh mẽ bởi lãi suất cũng là một trong những yếu tố trong nền kinh tế, trong môi trường vĩ mô. Mà lãi suất biến động cũng sẽ tăng nguy cơ xảy ra RRL cho các NHTM.

Tóm lại, để góp phần giúp hoạt động của các NHTM giảm bớt nguy cơ xảy RRLS và giảm tải công việc cho hoạt động quản lý RRLS của ngân hàng thì CPcần thiết phải duy trì mơi trường kinh tế, CT - XH ổn định.

b. Nâng cao vai trị của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ

NHNN là cơ quan ngang bộ thuộc CPnên chịu sự quản lý và điều hành của CP trong mọi hoạt động bao gồm cả việc xây dựng và thi hành CSTT. Mục tiêu của NHNN khi đưa ra CSTT cho từng thời kỳ là để ổn định thị trường tiền tệ, trong khi CP lại có nhiều mối bận tâm hơn, phải cân nhắc giữa nhiều mục tiêu cho toàn bộ mơi trường vĩ mơ. Vì vậy rất dễ xảy ra mâu thuẫn giữa CSTT của NHNN và các chính sách khác của CP kiến cho CSTT không phát huy được hết vai trị, bao gồm vai trị bình ổn lãi suất. Vì vậy, để đảm bảo lãi suất thị trường được NHNN điều chỉnh, kiểm sốt một cách có hiệu quả, có lợi cho HĐKD cũng như quản lý RRLS của các ngân hàng nhất thì CP cần tạo điều kiện để NHNN thể hiện và phát huy đối đa vai trò cũng như được độc lập quyết định trong việc xây dựng, triển khai và chịu trách nhiệm về CSTT.

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN

a. Xây dựng và ban hành văn bản hưỡng dẫn, điều chỉnh hoạt động quản lý RRLS tại NHTM

Hiện nay, đa số các văn bản pháp luật quy điều chỉnh hoạt động quản lý rủi ro tại NHTM tập trung vào các loại RRTD, rủi ro thanh khoản hay rủi ro tỷ giá mà thiếu sự quan tâm tới rủi ro lãi suất. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng quản lý RRLS trong hoạt động của NHTM thì NHNN cần sớm bổ sung các quy định, quy chế hướng dẫn và điều chỉnh nó. Đây sẽ là cơ sở để các NHTM xây dựng chính sách quản lý RRLS cho ngân hàng mình cũng như làm căn cứ để NHNN thanh tra, giám sát hoạt động quản lý RRLS tại các NHTM.

b. Thận trọng điều hành CSTT hiệu quả trong từng thời kỳ

Thị trường tài chính, tiền tệ ln biến động từ đó gây ra những biến động về lãi suất trên thị trường đòi hỏi NHNN phải cân nhắc, thận trọng trong từng quyết định nhằm điều hành CSTT đúng đắn và hợp lý trong từng giai đoạn tránh nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hỗ trợ hoạt động phòng ngừa, hạn chế và quản lý RRLS cho các NHTM.

c. Hoàn thiện các văn bản điều chỉnh nghiệp vụ phái sinh và chế độ kế tốn đối với cơng cụ phái sinh

Công cụ phái sinh là công cụ hữu hiệu được áp dụng trong phòng ngừa RRLS tại các NHTM nhưng tại thị trường Việt Nam hiện nay sự am hiểu về cơng cụ phái sinh và thị trường cứng khốn phái sinh còn hạn chế và yếu kém, ngay cả các NHTM cũng chưa hiểu rõ và có kiến thức chắc chắn hồn tồn về nó. Chính vì chưa có hiểu biết tường tận nên thị trường các công cụ TCPS ở nước ta chưa phát triển, các ngân hàng dù có đầu tư những cũng chưa thu về lợi nhuận xứng đáng. Một trong những lý do của tình trạng này là do còn thiếu các quy định về nghiệp vụ phái sinh về cả nội dung lẫn chế độ kế tốn. Vì thế NHNN cần kịp thời cập nhật.

d. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát

Nhằm kiểm sốt hoạt động quản lý RRLS có được thực hiện một cách nghiêm túc tại các NHTM hay khơng thì NHN phải tổ chức kiểm tra. Thông qua quá tringf thanh tra giám sát NHNN cịn đưa ra những khuyến nghị giúp NHTM hồn thiện hẹ thống quản lý RRLS của mình. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu công tác thanh tra giám sát của NHNN đạt hiệu quả cao nhất. NHNN thực hiện nâng cao công tác thanh tra, giám sát NHTM bằng cách: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát; Thường xuyên cập nhật, đổi mới phương pháp giám sát; Hồn thiện quy trình và nội dung giám sát; Cán bộ thanh tra phải có chun mơn giỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thơng qua thực trạng quản lý RRLS tại Techcombank được nêu ở chương 2, chương 3 tập trung đề xuất các giải pháp để hoạt động quản lý RRLS tại Techcombank đạt hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho CP và NHNN để góp phần cải thiện hoạt động quản lý RRLS tại các NHTM.

KẾT LUẬN CHUNG

Với 3 chương nội dung chính như đã trình bày ở trên Khóa luận đã cho thấy được thực trang quản lý RRLS tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018, cũng là giai đoạn mà bản thân ngân hàng có sự phát triển lớn mạnh rõ rệt cũng như những thay đổi trong cơng tác quản lý rủi ro nói chung. Sau q trình nghiên cứu, phân tích thì có thể nhận xét rằng: Nhìn chung, hoạt động Quản lý RRLS tại Techcombank được thực hiện khá hiệu quả. Ngân hàng có ý thức với việc kiểm soát, hạn chế rủi ro, chủ động thực hiện các biệp pháp phòng ngừa, xử lý và đầu tư cho hoạt động quản lý RRLS và nhờ vậy trong các năm này Techcombank không phải gánh chịu tổn thất nặng nề từ rủi ro giảm thu nhập lãi thuần gây ra bởi RRLS.Dù vậy nhưng hoạt động quản lý rủi ro của Techcombank vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Những hạn chế này chủ yếu xuất phát từ nền tảng công nghệ của bản thân Techcombank chưa đủ hiện đại để cập nhật, áp dụng được những mơ hình tiên tiến giúp nâng cao chất lượng quản lý RRLS; và một phần cũng do điều kiện, đặc thù của thị trường Việt Nam chưa đủ mạnh, đủ hoàn hảo để Techcombank phát huy hết khả năng trong quản trị RRLS. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của cũng, Khóa luận cịn đưa ra các giải pháp thực tế giúp Techcombank hồn thiện hoạt động quản lý RRLS góp phần cải thiệt hoạt động QTRR, đóng góp cho sự phát triển bền vững của Techcombank.

Khóa luận được thực hiện trên cở sở nguồn số liệu thu thập từ các nguồn công khai như BCTC của Techcombank và một số ngân hàng khác, từ cục thống kê, các trang thơng tin, phân tích của các ngân hàng Vietcombank, LienViet Post bank,...từ nguồn nội bộ tại đơn vị thực tập. Tuy nhiên, do đơn vị thực tập trong phải là đơn vị chuyên trách vầ quản trị rủi ro nên nguồn số liệu cung cấp còn thiếu sự tổng hợp, và đầy đủ. Đây cũng là một trong những hạn chế khiến cho nhiều phần phân tích trong bài cịn chưa chuyên sâu. Cụ thể như phần tìm hiểu về hoạt động dự báo lãi suất của Techcombank mới chỉ nêu được cách thức, phương pháp dự báo của Ngân hàng chứ chưa có số liệu cụ thể thể hiện cho những dự báo của ngân hàng từng thời kỳ. Tuy vậy, bài Khóa luận lại làm rõ được thực trang quản lý RRLS tại Techcombank theo đúng quy trình từng bước, từng khâu quản lý từ nhận biết, dự báo, đo lường, phòng ngừa cho tới xửa lý RRLS.

Cuối cùng, hy vọng đề tài này đã làm rõ thực trạng quản lý rủi ro tại Techcombank - một trong những NHTMCP lớn nhất Việt Nam hiện nay, giúp người mọi người có thể hiểu hơn về một trong những hoạt động quan trọng tại ngân hàng đã được Techcombank thực hiện như thế nào mà họ lại có được sự thành cơng như vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến - PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, “Cẩm nang Quản trị

rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”.

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, ‘‘Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại”.

3. Nguyễn Thị Thu Trang (2017), “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro lãi suất tại một

số ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp phân tích độ nhạy”, Tạp chí Ngân hàng số 23, T1/2017.

4. Đồng Thanh Ngọc (2011), “Quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại

Việt Nam - Trường hợp Techcombank”.

5. Th.s Đỗ Thu Hằng - Th.s Trần Thị Thu Hường - Th.s Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), “Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2 và

những đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp trí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 197 - T10/2018.

6. Phan Thị Hoàng Yến (2011), “Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động

của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011”, Tạp chí KH & DDT Ngân hàng số 112 - T9/2011.

7. LienVietPostBank Research, “Báo cáo kinh tế vĩ mô các năm 2016 - 2018”. 8. Basel Committee on Banking Supervision (2004), “Principles for the

management and supervision of interest rate risk”.

9. Basel Committee on Banking Supervision (2015), “Interest rate risk in the

banking book”, Consultative Document.

10. Basel Committee on Banking Supervision (2016), “Interest rate risk in the

banking book”, Consultative Document.

11. Các Thơng tư, Quyết định của NHNN và Chính phủ quy định về lãi suất và hoạt động kinh doanh ngân hàng.

12. Báo cáo thường niên của các ngân hàng Techcombank, Vietcombank, BIDV, VPBank,...

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w