Những hạn chế trong quản lý RRLS củaTechcombank

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 70 - 71)

2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN

2.4.2 Những hạn chế trong quản lý RRLS củaTechcombank

• Cũng giống như hầu hết các ngân hàng khác tại Việt Nam, Techcombank mới chỉ dự báo biến động lãi suất thị trường dựa trên những phân tích sự điều tiết và động thái điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam và nhờ những kinh nghiệm về thị trường Việt Nam trong các giai đoạn trước. Bản thân ngân hàng chưa xây dựng được một mơ hình cụ thể phù hợp hay thậm chí chưa đủ hả năng để áp dụng các mơ hình sẵn có như sử dụng đường cong lãi suất để dự báo biến động lãi suất một cách có căn cứ, chính xác hơn. Việc nhận biết RRLS thông qua dự báo biến động lãi suất như Techcombank đang làm mới chỉ giúp ngân hàng nhận biết được sẽ có RRLS xảy ra hay khơng để tìm biện pháp phịng ngừa, hắc phục chứ chưa giúp ngân hàng xác định được mức ảnh hưởng, tác động của RRLS đến hoạt động, sự vận hàng của ngân hàng cụ thể như thế nào và con số thể hiện tổn thất nó gây ra có độ lớn ra sao.

• Tuy đang áp dụng mơ hình đo lường rủi ro lãi suất là mơ hình định giá lại phù hợp với bản chất và đặc điểm của ngân hàng, song đây vẫn là một mơ hình khác giản đơn, dù dễ dàng thực hiện nhưng cịn nhiều hạn chế vốn có có nó trong việc đo lường chính xác, cụ thể nhất RRLS tiềm ẩn đối với ngân hàng.

• Một hạn chế mà khơng chỉ Techcombank mà các ngân hàng khác cũng tồn tại là nguồn nhân lực chất lượng có chun mơn, kinh nghiệm về quản trị rủi ro cịn thiếu.

• Techcombank mới chỉ tiến hành nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro lãi suất đối với các khoản mục tài sản và nợ nội bảng mà chưa quan tâm và khả năng cũng chưa cho phép để thực khiện quản lý RRLS đối với các khoản mục ngoại bảng.

• Hệ thống kế tốn của Techcombank chỉ cho phép ghi nhận, hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ phát sinh theo giá trị ghi sổ mà chưa theo dõi được các khoản cho vay, huy động theo biến động của lãi suất thị trường.

• Tuy có thế mạnh về công nghệ hơn so với nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam nhưng hệ thống công nghệ thông tin tại Techcombank vẫn cần phải được cải

tiến và phát triển hơn nhiều để có thể vận hành được những mơ hình, áp dụng được những chuẩn mực phương pháp quản lý RRLS hiện đại, chính xác và hiệu quả hơn như các nước trong khu vực và trên thế giới.

• Biện pháp phịng ngừa, đối phó với RRLS của Techcombank cịn chưa đa dạng, phong phú, chưa sử dụng nhiều CCPS để xử lý RRLS, Techcombank mới chỉ đã và đang sử dụng công cụ là hợp đồng hốn đổi lãi suất.

• Cơng bố thơng tin về RRLS và quản lý RRLS trên BCTC hay các nguồn công khai khác của Techcombank chưa cụ thể và đầy đủ. Trên báo cáo thường niên của Techcombank chỉ đề cập tới mức ảnh hưởng của Lợi nhuận trước thuế và VCSH của ngân hàng khi lãi suất thay đổi mà chưa chỉ rõ tại sao ngân hàng xác định được mức tăng lãi suất đó, lợi nhuận và VCSH bị ảnh hưởng như vậy là có lợi hay hại; căn cứ vào đâu để xác định được mức ảnh hưởng đó. Khoản mục dự phịng rủi ro chưa chỉ rõ hàng năm sử dụng bao nhiêu nguồn dự phòng để xử lý RRLS.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w