ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 74 - 77)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNGVIỆT NAM VIỆT NAM

3.1.1 Định hướng hoạt động chung của Techcombank

a.Định hướng hoạt động 2019 -2020

Để có được nhừng thành cơng như hiện nay, Techcombank đã luôn phải nỗ lực trong kinh doanh thông qua việc đặt ra mục tiêu, xây dựng chiến lược cho từng giai đoạn và cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra. Cho đến hiện tại mục tiêu cao nhất mà Techcombank hướng tới đó là phấn đấu “Trở thàng Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam”. Trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2016 -2018 HĐKD của Techcombank có nhiều khởi sắc tích cực và đạt được nhiều thành cơng vang dội. Nhờ đó mà Techcombank tới gần hơn với mục tiêu của mình khi mà năm 2018 Techcombank trở thành ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đứng thứ 2 toàn hệ thống. Và để phấn đấu chạm tới mục tiêu, Techcombank đề ra chiến lược kinh doanh vẫn là láy “Khách hàng làm trọng tâm”, tiếp tục định hướng từ năm 2016 vì nhờ nghiêm túc thực hiện theo nó mà Techcombank đạt được thành tích đáng nể như vậy. Với chiến lược này, từng định hướng về các mảng hoạt động được Techcombank đưa ra như sau:

Thứ nhất, về sản phẩm cung ứng cho khách hàng, Techcombank hướng tới chuỗi giá trị to lớn và đầy tiềm năng có thể cung cấp cho khách hàng. Techcombank không chỉ xem khách hàng như những chủ thể riêng biệt mà hướng tới “hệ sinh thái” của khách hàng. Tức là, từ một khách hàng, Techcombank sẽ khai thác nhằm tận dụng được mọi nhu cầu của khách hàng để cung ứng một loạt các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho khách hàng. Techcombank quan niệm “cung cấp cho khách hàng giải pháp chứ không phải sản phẩm và đáp ứng như cầu của khách hàng một cách tối ưu chứ khơng phải đưa cho họ nững gì mình có”. Vì vậy mà Techcombank ln coi trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản phẩm. Không coi trọng số lượng mà đẩy chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Số lượng danh mục sản phẩm, dich vụ của Techcombank có thể hạn chế, khơng đa dạng như các ngân hàng khác nhưng nó

đánh đúng vào tâm lý của khách hàng, giải quyết triệt để mong muốn của khách hàng và đặc biệt là phù hợp với nhiều đối thượng khách hàng khác nhau.

Thứ hai, khách hàng mục tiêu của Techcombank trong giai đoạn này tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Định hướng này một phần dựa trên định hướng của CP trong việc tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở một số lĩnh vực, một phần do bản thân Techcombank nhận thấy tiền năng phát triển của nhóm khách hàng SME tại Việt Nam và nhìn nhận thấy sự hợp tác “hai bên cùng có lợi” nếu tập trung vào phân khúc SME. Đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nếu khái thác tốt Techcombank sẽ có được một thị phần khá lớn. Đê thực hiện định hướng, Khối khách hàng doanh nghiệp của Techcombank thành lập “Hệ thống ngân hàng giao dịch” cung cấp dịch vụ quản lý tiền tệ, tài chính, hộ trợ quản lý nguồn vốn, tối ưu nhất là cung cáp các giải pháp tài chính theo chuỗi giá trị phù hợp với đặc điểm kinh doanh, ngành nghề, quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ ba, thực hiện các “Chương trình chuyển đổi” như: (i)Chuyển dịch cơ cấu danh mục cho vay từ trung, dài hạn sang cho vay ngắn hạn và đầu tư trái phiếu nhằm cải thiện khả năng thanh khoản, giảm thiểu rủi ro, và nâng cao chất lượng nợ của ngân hàng. (ii)Bước đầu thực hiện áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 nhằm phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ phát sinh, nâng cao tính minh bạch, cơng khai trong cơng bố thơng tin. (iii)Thay đổi tiêu chí phân loại khách hàng. Ví dụ, khách hàng của khối Ngân hàng bán bn phải đảm bảo là các cơng ty, nhóm cơng ty có doanh thu hơn 2.000 tỷ thay vì 600 tỷ như trước.

Thứ tư, các định hướng tài chính bao gồm: tăng trưởng Tổng tài sản hàng năm 15-20%, dự nợ tín dụng tăng 13-15%/năm, Lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 10%/năm, đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu, duy trì mức dưới 2,5%. Các mục tiêu tăng trưởng đưa ra thấp hơn các năm 2017, 2018 do đây là 2 năm tăng trưởng đọt biến, HĐKD của Techcombank vận hành một cách xuất sắc nên các năm tiếp sau Techcombank sẽ tập trung hơn vào sự tăng trưởng “từ tốn” hơn, tăng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, hạn chế rủi ro chứ khơng phấn đấu tăng trưởng nóng như trươc nữa.

b. Định hướng hoạt động 2020-2025

Nội dung định hướng, chiến lược hoạt động của Techcombank cho 5 năm 2020-2025 như sau:

• Tiếp nối định hướng tập trung khai thác khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn trước, Techcombank đề ra phương hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tài trợ thương mại trong thị phần của nhóm khách hàng doanh nghiệp này. Nếu hợp tác tốt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Techcombank sẽ được rất nhiều lợi ích. Khơng chỉ dừng lại ở lợi ích về doanh thu, lợi nhuận, về thị phần khách hàng mà quan trọng hơn Techcombank có thể tiếp cận và gần gũi hơn với môi trường quốc tế, được cọ sát và học hỏi nhiều kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, cải thiện sự chuyên nghiệp trong cơng viêc vì các đối tác nước ngồi có chun mơn, cơng nghệ hơn hẳn các doanh nghiệp, các ngân hàng trong nước.

• Khai thác tối ưu tiềm năng từ mảng hoạt động Bancassurance và các dịch vụ ngân hàng ưu tiên khác. Techcombank đã ký hợp đồng trở thành đối tác chiến lược với công ty bảo hiểm Manulife nên mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này là tập trung phát triển cung ứng sản phẩm qua kênh này để thu về lợi nhuận tối đa.

• Phấn đấu phát triển các dịch vụ “ngân hàng xanh”, “tín dụng xanh”

• Đặt mục tiêu trở thành 1 trong những “Ngân hàng Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài, và lọt top 100 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Châu Á” (dựa trên định hướng phát triển ngành ngân hàng của NHNN).

• Chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh phát triển và gia tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng, đảm bảo tín an tồn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng. Đồng thời chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng, hiện đại hóa kiến trúc cơng nghệ. 3.1.2. Định hướng hoạt động phịng ngừa và hạn chế rủi ro tại Techcombank

• Rủi ro tín dụng: chủ động áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro. Tuân thủ các quy định của Chính phủ, BTC, NHNN về tỷ lê an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản cho vay trung-dài hạn,.... đặc biệt bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về quản lý rủi ro. Chú trọng công tác quản lý khoản

vay, thẩm định, tái thẩm định và hồn thiệt hệ thống kiểm sốt quy trình tín dụng, hoạt động cho vay đồng bộ trong phạm vi tồn ngân hàng. Xử lý nợ xấu thơng qua việc mua lại, trích dự phịng và mua lại tồn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC.

• Rủi ro tỷ giá, ngoại hối: Theo sát diễn biến tỷ giá trên thị trường; đẩy nhanh áp dụng các mơ hình, cơng cụ đo lường rủi ro tiên tiến như Giá trị rủi ro (Var), mơ hình Stresstest,...Nghiên cứu và thiết lập các hạn mức giao dịch ngoại hối phù hợp với quy định pháp luật và hoạt động tại ngân hàng; trạng thái ngoại hối phải được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các trạng thái ngoại hối phát sinh tại các chi nhánh, PGD đều được chuyển về Hội sở vào cuối ngày để cân bằng, khơng cịn trạng thái ngoại hối tại Chi nhánh.

• Rủi ro thanh khoản: Xây dựng chỉ tiêu quản lý rủi ro thanh khoản nội bộ, đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái sẵn sàng về thanh khoản nhưng không gây lãng phí vốn; quản lý, nắm bắt lưu lượng tiền gửi-rút một cách chặt chẽ;

• Rủi ro hệ thống cơng nghệ thông tin: nâng cấp hệ thống tường lửa, cập nhật phiên bản mới nhất các phần mềm diệt vi-rút và hai cơng cụ này phải được sử dụng cho tồn bộ hệ thống của Techcombank; mỗi 1 dữ liệu phải có lưu sao chép phịng tránh trường hợp dự liệu hack, bị xóa, rị rỉ dữ liệu; thành lập Trung tâm dự phòng hoạt động song song cùng Khối vận hành và công nghệ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 612 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w