Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn ACB giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 597 (Trang 63 - 64)

2014 2015 2016

Tài sản có tính thanh khoản cao 36109 33160 47464

Tổng nợ phải trả 167212 188669 219618

Tỉ lệ dự trữ thanh khoản 21,59% 17,57% 21,61%

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB và tác giả tính tốn

Tiền gửi của khách hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, chiếm tỷ trọng trên 70% tổng tiền gửi. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm có thể là dấu hiệu không tốt, thể hiện sự ổn định của nguồn vốn giảm vì tiền gửi tiết kiệm là loại vốn có tính chất ổn định cao giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc thanh khoản. Đồng thời có thể thấy tiền gửi khơng kì hạn có xu hướng tăng lên. Loại tiền gửi này tuy không ổn định, ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng nhưng có chi phí rẻ hơn và các loại hình dịch vụ liên quan đến tiền gửi khơng kì hạn sẽ giúp ngân hàng gia tăng thu nhập ngồi lãi, đa dạng hóa thu nhập.

Về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng (LDR) : Năm 2014 tỷ lệ này đạt mức 73,8%; năm 2015 là 75,3%; năm 2016 là 76,5%, đảm bảo ở dưới 80% theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Nhìn lại tăng trưởng huy động của ngân hàng, cùng với tăng trưởng dư nợ cho vay ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2. 9. Tăng trưởng dư nợ cho vay và tăng trưởng huy động ACB giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2016

Trong hai năm 2013 - 2014, tăng trưởng dư nợ cho vay chậm hơn tăng trưởng huy động. Mặc dù mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng sức hấp thụ của nền kinh tế còn yếu nên tăng trưởng cho vay khó khăn. Nhưng từ năm 2015, tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng đang lớn hơn tăng trưởng huy động. Điều này là một trong những nguyên nhân có thể gây áp lực lên lãi suất cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng trong năm 2016. Trong thực tế, mặt bằng lãi suất huy động ở các ngân hàng Việt Nam năm 2016 tăng nhẹ 0,1-0,2% trong khi lãi suất cho vay được duy trì ổn định. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp ngân hàng đang dư thừa huy động nên tốc độ huy động thấp hơn so với cho vay.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 597 (Trang 63 - 64)