Một số kết quả khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường đại học hải dương (Trang 112 - 115)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.4. Một số kết quả khác

Thứ nhất, nhằm thu được những thơng tin hữu ích để có thể đưa ra những đề

xuất với Trường, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả cũng thu thập thơng tin liên quan đến những khía cạnh liên quan đến các trường đại học mà các học sinh lớp 12 thường xem xét trước khi quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh đại học. Kết quả nghiên cứu định tính cho phép tác giả nhặt ra được 20 khía cạnh liên quan đến các trường đại học mà các học sinh lớp 12 thường xem xét trước khi quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh. Để kiểm tra đâu là những khía cạnh quan trọng được học sinh trung học phổ thông xem xét trước khi quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, trong phiếu điều tra, tác giả đã thiết kế câu hỏi liên quan đến các khía cạnh này (câu hỏi 2 trong phiếu điều tra).

Kết quả phân tích thống kê và nhân tố sơ bộ trên dữ liệu liên quan đến những khía cạnh này (các items liên quan đến biến X2 trong dữ liệu nghiên cứu) cho phép tác giả loại đi items xấu về mặt thống kê và không phản ánh trung thực những khía cạnh quan trọng được học sinh trung học phổ thông xem xét trước khi quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh đại học (chi tiết xem tại bảng 4, phụ lục 6).

Bảng 3.13. Các items và nhân tố phản ánh sự quan tâm của học sinh phổ thông đối với các trƣờng Đại học

Quan tâm đến các ngành hoặc chuyên ngành Quan tâm đến cơ hội làm viêc sau khi ra trường Quan tâm đến hoạt động ngoại khóa

Quan tâm đến điểm tuyển sinh Quan tâm đến chất lượng đào tạo Quan tâm đến uy tín của Trường

Để có thể phân tích được đấu là những khía cạnh quan trọng được học sinh trung học phổ thông xem xét trước khi đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, tác giả đã tiến hành kiểm định giả thiết trung bình One sample T-test đối với 6 items còn lại sau khi đã phân tích nhân tố đối với biến X2.

Bảng 3.14. Kết quả kiểm định One sample T-test với các items của biến X2

Quan tâm đến điểm tuyển sinh

Quan tâm đến uy tín của Trường

Quan tâm đến chất lượng đào tạo

Quan tâm đến các ngành hoặc chuyên ngành Quan tâm đến hoạt động ngoại khóa

Quan tâm đến cơ hội làm viêc sau khi ra trường

Kết quả kiểm định (bảng 3.14) cho thấy toàn bộ giá trị p-value đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, tác giả có thể so sánh giá trị trung bình mà các items này nhận được với giá trị test (3) để phân tích được những khía cạnh quan trọng được học sinh trung học phổ thông xem xét trước khi quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh đại học (sau này là các yếu tố trước khi nộp đơn xét tuyển nguyện vọng 1 và 2).

91

Quan tâm đến uy tín của Trường Quan tâm đến chất lượng đào tạo

Quan tâm đến các ngành hoặc chuyên ngành Quan tâm đến hoạt động ngoại khóa

Quan tâm đến cơ hội làm viêc sau khi ra trường Valid N (listwise) 201 201 201 201 201 201 3.26 3.24 3.39 3.39 3.40 .941 .991 .994 1.005 1.000

So sánh kết quả trung bình của các items cịn lại thuộc biến X1 (bảng 3.15.) và giá trị test (3) cho thấy khi quyết định đăng ký tuyển sinh đại học, học sinh phổ thông quan tâm đến rất nhiều khía cạnh của một trường đại học. Những khía cạnh mà học sinh quan tâm đến lần lượt (theo thứ tự quan tâm nhất đến ít quan tâm hơn) là:

- Quan tâm dến các ngành hoặc chuyên ngành;

- Quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa;

- Quan tâm đến cơ hội làm việc sau khi ra trường;

- Quan tâm đến điểm tuyển sinh;

- Quan tâm đến uy tín của trường;

- Quan tâm đến chất lượng đào tạo.

Chính vì vậy, những thông tin mà hoạt động truyền thông marketing của Trường chuyền tải cho các em học sinh lớp 12 phải bám vào những khía cạnh này.

Thứ hai, tác giả nghiên cứu xem có bao nhiêu % các em sinh viện năm thứ

nhất hiện đang học ở đấy sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân vào Trường học.

Bảng 3.16. Khả năng giới thiệu ngƣời bạn bè, ngƣời thân vào học tại Trƣờng

Valid Có Khơng Total

Quan phân tích bảng 3.16. cho thấy có 57,2% trả lời sẵn sàng giới thiệu người thân vào học tại trường, trong đó tỷ lệ khơng giới thiệu là 42,8%. Qua kết quả trên cho

thấy việc sử dụng kênh truyền miệng chưa có thể trở thành một kênh truyền thông hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường đại học hải dương (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w