Xây dựng nội dung và lựa chọn các công cụ truyền thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường đại học hải dương (Trang 136)

CHƢƠNG 4 KIẾN NGHỊ

4.2. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing phục vụ

4.2.2. Xây dựng nội dung và lựa chọn các công cụ truyền thông

Thứ nhất, quảng cáo trên truyền hình vẫn là kênh truyền thơng được học sinh

phổ thông, phụ huynh học sinh sử dụng nhiều. Cho nên Trường nên gia tăng thêm kính phí để quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng ở Trung ương để nhiều người ở trong nước biết đến Trường.

Trường lên đưa thêm các đoạn video do sinh viên nói về hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo hay các hoạt động ngoại khóa của nhà Trường, các buổi với chuyện của các chuyên gia về các chủ để kinh tế, kỹ thuật tại Trường đăng tải các đoạn băng này lên trang youtube. Đưa tập san đặc biệt thực chất là quyển sách giới thiệu rõ ràng về các chuyên ngành, lĩnh vực đào tạo nên phát trực tiếp cho các lớp sinh viên đang học, đối tượng sẽ thực hiện hoạt động truyền thơng tuyển sinh chính của nhà Trường, hoặc đăng tải trên mạng. Trường nên tố chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên hiểu hơn về nội dung của tập san này, có nắm được thì các đối tượng này mới thực hiện được các hoạt

động tư vấn tuyển sinh. Đặt các tấm băng rôn ở cổng Trường Đại học Hải Dương và

ở các trường trung học phổ thông, ở các khu vực đông dân cư nhiều người đi lại. Bên cạnh việc trồng tặng các cây lộc vừng tại tất cả các trường trung học phổ

thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh, thì Trường lên đặt thêm các tấm bảng quảng cáo đầy màu sắc, hình ảnh vui vẻ, gương mặt tươi vui của các em sinh viên Trường Đại học Hải Dương ở các khu vực trung tâm của trường.

Việc quảng cáo từ chính các sinh viên thơng qua việc quảng cáo qua loa, đài truyền thanh ở địa phương nên được phát huy cần nâng cao hiểu biết về thông điệp truyền thông.

Thứ hai, Trường lên gia tăng ngân sách cho hoạt động kích thích tiêu thụ,

ngồi ra trường lên xây dựng ngân sách cho việc kích thích tiêu thụ cho chính bản thân các em sinh viên đăng ký học, tăng cường việc miễn giảm học phí và trợ cấp cho các hồn cảnh khó khăn.

Thứ ba, theo tác giả công cụ bán hàng cá nhân hiện nay là một có cơng cụ

truyền thơng được nhiều trường Đại học sử dụng tuy nhiên nếu sử dụng nên khắc phục nhược điểm là không phải tất cả các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong toàn Trường đều hiểu rõ về sản phẩm, các bước tạo ra sản phẩm đào tạo. Bên cạnh đó Trường nên lựa chọn trong số giảng viên nhanh nhẹn, tháo vát, am hiểu về hoạt động truyền thơng làm nhóm trưởng chứ khơng chọn lọc theo cảm tính.

Thứ tư, hoạt động quan hệ cơng chúng lên mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong

phạm vi lớn hơn trong phạm vi toàn quốc. Nội dung của hoạt động quan hệ công chúng nên phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêu. Nhà trường chưa đầu tư nhiều cho việc thời gian, công sức cho việc tham gia các hội thi mang tính chất kiến thức như cuộc thi robocom do đài truyền hình Việt Nam tổ chức, cuộc thi về viết các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên…

Thứ năm, hoạt động tư vấn tuyển sinh của nhà trường tại các trường trung

học phổ thông diễn ra sớm tầm tháng 1, theo tác giả không lên tư vấn vào lúc học sinh đến nhận hồ sơ, nhận kết quả học tập lúc đấy các em học sinh mải nói chuyện về điểm thi, về chọn Trường nên không nghe các nội dung tư vấn. Hơn nữa, lúc đó

các em đã xác định trong đầu mình là với mức điểm của mình thì chọn trường nào, hơn nên tốt nhất lên tư vấn vào lúc chào cờ học sinh tập trung hơn, thời gian tốt nhất để trả lời các câu hỏi, ghi dấu ấn trong đầu học sinh. Trước khi xuống tư vấn tại các trường các cán bộ, giảng viên phải được tập huấn để biết mình đi xuống đấy nói gì, trả lời các câu hỏi của học sinh, phụ huynh ra sao. Trường lên phát cho mỗi cán bộ tư vấn quyến sách hướng dẫn quy trình tư vấn, các nội dung truyền thông

Thông tin đưa lên các trang website, trang facebook nên phong phú đa dạng, nhiều thông tin mới, học sinh phổ thông quan tâm. Các trang faccebook cá nhân của bản thân các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà Trường được sử dụng là công cụ truyền thông hiệu quả.

Qua kết quả nghiên cứu tác giả thấy sử dụng kênh truyền thông hiệu quả hiện nay là việc kết hợp giữa việc sử dụng truyền thông quan mạng xã hội kết hợp với hội cựu sinh viên của Trường. Do học sinh hiện nay ngồi quan tâm đến học tập cịn quan tâm đến môi trường hoạt động năng động được thể hiện sức sáng tạo của sinh viên. Cho nên Trường nên xây dựng các trang facebook để các sinh viên đã hoặc đang học tại Trường có thể chia sẻ các tình cảm, niềm vui và hình ảnh sinh động, hài ước của họ từ khi vào Trường đến khi ra Trường, đi làm sau này. Những hình ảnh đó là cơng cụ thay vạn lời nói của các cán bộ, giảng viên đang giảng dạy trong Trường đừng để chúng ta nói tốt về chúng ta hãy để người khác đánh giá chúng ta tốt có hiệu quả hơn.

4.2.3. Nâng cao chất lƣợng đào tạo

Trường đã xác định trọng tâm công cuộc đổi mới hiện nay là phải quan tâm đến chất lượng đào tạo đại học chính qui, thể hiện qua sản phẩm đào tạo của Trường các em sinh viên đại học đầu tiên ra trường phải làm được việc, phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Theo tác giả nghiên cứu muốn nâng cao kết quả của hoạt động truyền thông phục vụ cho cơng tác tuyển sinh thì chính bản thân Trường phải nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, nếu chất lượng mà nâng cao thì khơng cần nhiều cơng cụ truyền thơng, nhiều thơng điệp truyền thơng thì học sinh vẫn đăng ký nộp đơn xét tuyển. Ngược lại nếu chất lượng đào tạo kém thì có chi bao nhiêu tiền, dùng rất

nhiều cơng cụ truyền thơng thì tính thuyết phục khơng thể cao được, càng chi nhiều tiền cho truyền thơng thì hiệu quả càng ngược lại. Chất lượng đào tạo không chỉ thơng qua việc cải cách chương trình đào tạo, chủ yếu phải giảm tải kiến thức không cần thiết, tạo ra bài giảng hứng thú cho sinh viên.

Trường nên gắn việc đào tạo với việc thực hành tại các doanh nghiệp, gắn việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, đảm bảo sinh viên học phần nào thì làm được ngay theo đúng yêu cầu của chính bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ đứng ra sát hạch và công nhận tốt nghiệp cho các sinh viên đó. Việc nâng cao chất lượng đào tạo đang là chiến lược trọng tâm của tất cả các trường Đại học, là việc khó khăn những tất cả các cán bộ, giảng viên và nhân viên trong nhà trường phải quyết tâm vượt khó để nâng cao chất lượng giảng dạy.

4.2.4. Nâng cao sự thỏa mãn và củng cố niềm tin của khách hàng

Sự thỏa mãn của người học trong suốt q trình nghiên cứu thơng tin và nộp hồ sơ tuyển sinh tại Trường là nội dung thông tin hữu hiệu mà mà học sinh phổ thơng đó có thể truyền thơng cho người khác. Để tạo lên sự thòa mãn cho khách hàng cần phải có sự tham gia của tất cả các cán bộ, giảng viên trong Trường từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, đến các cá nhân tham gia tư vấn, quản lý trang facebook, các cán bộ tham gia tư vấn qua điện thoại và tư vấn tại trường cần phải ân cần, niềm nở trong vấn đề giao tiếp. Bên cạnh đó tạo ra sự thỏa mãn cho khách hàng trong và sau khi học xong ở Trường, nó tạo ra dấu ấn đậm nét trong lòng người học. Nếu mà người học cảm thấy khơng thỏa mãn thì họ sẽ khơng tư vấn, giới thiệu người thân, bạn bè của học vào Trường.

Qua nghiên cứu tác giả thấy niềm tin của khách hàng vào chất lượng dịch vụ đào tạo, vào thông điệp truyền thông mới là vấn đề quan trọng, Qua kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng niềm tin của khách hàng vào Trường ngày càng giảm sút trong quá trình học tập tại Trường. Niềm tin luôn đi kèm với chi phí mà Trường phải bỏ ra, nếu có niền tin chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí phải bỏ ra để củng cố niềm tin của các em sinh viên đang học tập tại Trường. Niềm tin giúp Trường xây dựng được thương hiệu trong giảng dạy. Vì vậy, theo tác giả Trường lên tiến hành các biện

pháp để củng cố niền tin của học sinh, phụ huynh thông qua chất lượng đào tạo, nghiệp vụ mà các em sinh viên học được trên ghế nhà trường. Hãy đê các em có thể tin tưởng đây là nơi đáng đê học tập và nghiên cứu, các em không bỏ phi tuổi thanh xuân ở trên ghế nhà trường.

KẾT LUẬN

Hoạt động truyền thông marketing của Trường Đại học Hải Dương phục vụ cho công tác tuyển sinh đã đóng góp những vai trị to lớn vào việc làm cho học sinh phổ thông các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các bậc phụ huynh trong và ngoài tỉnh hiểu, biết hơn về Trường, từ đó, đưa ra các quyết định nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh đại học vào Trường. Đây là hoạt động trọng tâm có vai trị ngày càng quan trọng của Trường đối với khách hàng tiền năng. Hoạt động này xứng đáng được Trường quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới.

Trong đề tài nghiên cứu này, sau khi tìm hiểu tổng quan về hoạt động này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về hoạt động truyền thông, đánh giá hoạt động này bằng cách thu thập thơng tin liên quan từ nhóm cơng chúng mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho tác giả có một cái nhìn tổng quan và đa chiều về hoạt động truyền thơng marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhăm đẩy mạnh hoạt động này. Hy vọng, những kiến nghị này sẽ được Trường xem xét áp dụng.

Mặc dù những nỗ lực của tác giả, đề tài nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, do thời gian tiến hành có hạn cho lên tác giả chỉ phỏng vấn có 11 sinh viên, số lượng sinh viên phỏng vấn chưa nhiều. Thứ hai, tác giả không tiến hành phỏng vần học sinh phổ thông lớp 12 và các bậc phụ huynh học sinh để đánh giá về mức độ hiểu, biết của các em học sinh phổ thông lớp 12 về Trường Đại học Hải Dương do thời gian nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng vào đại học khác mọi năm rơi vào tháng 8 sau khi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học. Thứ ba, do thời gian khảo sát gần thời gian sinh viên năm thứ nhất chuẩn bị nghỉ để nghỉ hè cho lên tác giả chỉ khảo sát đại diện mỗi ngành một số lớp theo phương pháp lấy mẫu phi xác xuất theo phương pháp thuận tiện. Thứ tư, tác giả không tiến hành khảo sát học sinh phổ thông lớp 12 đánh giá về hoạt động truyền thông marketing của Trường Đại học Hải Dương. Do đối tượng nghiên cứu bị giới hạn, nên kết quả đánh giá về hoạt động truyền thông marketing phục vụ cho công

tác tuyển sinh mà tác giả thu được trong luận văn này là chưa tồn diện mà chỉ mang tính chất tham khảo và thử nghiệm. Trong thời gian tới, tác giả sẽ có các đề tài nghiên cứu ở quy mơ lớn và đầy đủ cả ba đối tượng cần phỏng vấn và khảo sát là học sinh phổ thông lớp 12, phụ huynh học sinh, sinh viên năm thứ nhất của Trường.

Đề tài “hoạt động truyền thông marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Hải Dương”, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động truyền thông marketing trong thời gian tới. Nhưng đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân tác giả nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả mong nhận được nhiều sự đóng góp, bổ sung ý kiến từ Qúy thầy, cơ để luận văn được hồn thiện hơn và có thể áp dụng được vào hoạt động truyền thông marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường trong thời gian gần nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƢỚC

1. Philip Albach, 2006, Giáo dục Đại học và WTO: Tồn cầu hóa một

cách

điên cuồng. Dịch từ tiếng anh. Người dịch Phạm Thị Ly. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Giáo dục so sánh lần 3 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức vào tháng 10/2009.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Thống kê giáo dục năm 2013, trang website http:www.moet.gov.vn cập nhật ngày 15/5/2015.

3. Trương Thanh Bình, 2013. Hồn thiện hoạt động truyền thơng marketing

cho công tác tuyển sinh tại Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Luận văn

thạc sỹ. Học viện Bưu chính viễn thơng.

4. Nguyễn Ngọc Hùng, 2007. Cuộc cạnh tranh giáo dục toàn cầu, trang website http://tiasang.com.vn cập nhật ngày 1/5/2015.

5. Lan Hương, 2013. Truyền thông trực tuyến và sự phát triển của doanh

nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân Hà Nội.

6. Philip Kotler, 2011. Giáo trình Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng anh.

Người dịch Vũ Trọng Hùng, 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

7. Philip Kotler, 2007. Giáo trình Marketing căn bản. Dịch từ tiếng anh. Người dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng và Giang Văn Chiến, 2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

8. Luật giáo dục năm 2012, nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

9. Luật Quảng cáo năm 2012, nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

10. Trần Công Phong và Lê Đông Phương. Đối mới hệ thống giáo dục

Việt

Nam đáp ứng các yêu cầu của xã hội, trang website

http://www.academia.edu/10332946/Đổi_mới_hệ_thống_giáo_dục_Việt_Nam_đáp _ứng_các_yêu_cầu_của_xã_hội. cập nhật ngày 1/5/2015.

11. Phan Thị Phương Thảo, 2013. Truyền thông marketing trong công tác

12. Nguyễn Văn Thân và cơng sự, 2015. Tìm hiểu các trường đại học &

Những phương án tuyển sinh năm 2015, các trường khu vực phía bắc. Thành phố

13. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

14. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, tập 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

15. Trường Đại học Hải Dương, 2015. Những điều cần biết về tuyển sinh đại

học, cao đẳng chính quy vào Trường Đại học Hải Dương năm 2015. Hà Nội: Nhà

xuất bản Kinh tế quốc dân Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2011. Đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn

thiện hoạt động tư vấn tuyển sinh của Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng.

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp học viện. Học viện Bưu chính viễn thơng.

17. Jrank Jefkins, 2002, Phá vỡ bí ẩn PR. Dịch từ tiếng anh. Người dịch Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thi. Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO NƢỚC NGOÀI

1. Blythe, J., 2006, Essentials of Marketing Communication, Pearson Education Limited;

2. Churchil, G. A., Jr. (1979). A Paradigm for Developing Better Measures of Marketing constructs, Journal of Marketing Research, 16, p64-73.

3. E. Mark Hanson (1991), "Educational Marketing and the Public

Schools:

Polices, Practices and Problems”, California University, USA.

4. George E. Belch & Micheal A. Belch (2003), Advertising and Promotion –

An Intergrated Marketing Communications Perspective, 6th edition, The Mc Graw

– Hill Companies.

5. Hair, J.F., Black, WC., Babin B.J. and Anderson R.E. (2006), Multivariate Data Analysis, (6th) Pearson Education.

6. Ivanov, A.,E., 2012, Comunicarea integra tă de marketing, sursă a creării

7. Karen A. Berger and Harlan P. Wallingford, 2008, Developing Advertising and Promotion Strategies for Higher Education.

8. Kotler, P., Keller, K., L., 2008, Managementul marketingului, Editura Teora, ISBN 978-1-59496-0, Editia a V-a;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường đại học hải dương (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w