PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 43 - 47)

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế, đó là: phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Bên cạch đó luận văn cịn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh định lƣợng nhằm tạo một phƣơng phƣơng pháp tiếp cận phù hợp với đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu.

2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Hệ thống hoá cơ sở lý luận hiệu quả sử dụng Tài sản

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng TS tại Công ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG

Xử lý và phân tích số liệu

Kết luận và giải pháp

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Trên cơ sở đối tƣợng nghiên cứu, q trình thực hiện các cơng việc để thu thập dữ liệu đã đƣợc tiến hành.

Để thực hiện đề tài: “Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG” một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện của bản thân cũng nhƣ điều kiện tại đơn vị nghiên cứu, tác giả đã sƣu tầm các cơng trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc cơng bố, các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu...Từ đó lựa chọn, chắt lọc logic và kế thừa những kiến thức chính xác đƣa vào phần Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản.

2.2.2. Phương pháp tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về cơng ty

Thông qua việc nghiên cứu tài liệu về công ty, gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với một số cán bộ, nhân viên trong cơng ty và tìm kiếm trên các trang web,… tác giả đã thu thập đƣợc các thơng tin tổng qt về q trình hình thành và phát triển của công ty, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tất cả các thông tin thu thập đƣợc thơng qua phƣơng pháp trên dùng để phân tích định tính, nhằm tìm ra các nhân tố thực tế đã ảnh hƣởng đến tình hình sử dụng tài sản tại cơng ty.

Bằng cách tiếp cận với các phòng chức năng, tác giả đã thu thập đầy đủ các thông tin về đề tài nghiên cứu, bao gồm: Các bảng thống kê về tài sản; Các báo cáo định kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh; Các báo cáo tài chính qua các năm của cơng ty.

Tồn bộ thơng tin thu thập đƣợc là các số liệu thứ cấp mang tính xác thực cao, đảm bảo tin cậy cho công tác nghiên cứu.

2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Khi đã thu thập đƣợc đầy đủ dữ liệu thực tế tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG tác giả đã tiến hành xử lý dữ liệu thực tế. Đối với các dữ liệu thu đƣợc từ phịng nhân sự, phịng hành chính và các phịng ban khác tác giả đã phân loại để sử dụng một cách hợp lý. Đối với dữ liệu thu đƣợc từ phịng Kế tốn tác giả cũng tiến hành sắp xếp, chọn lọc những chứng từ liên quan đến các báo cáo tài chính. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn, lƣợng tài sản rất

phức tạp, vì vậy tài liệu thu đƣợc tác giả cũng phải sắp xếp, đƣa vào thành các bảng biểu để tiện cho cơng tác tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, tác giả sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp thống kê mơ tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp loại trừ, phƣơng pháp DUPONT

2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Từ các số liệu đã thu thập đƣợc, tác giả xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, số liệu điều tra đƣợc xử lý bằng Excel. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng là số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình các chỉ tiêu phân tích.

2.3.2.2. Phương pháp so sánh:

Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích báo cáo tài chính. Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tốt hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại trong tổng thế ở mỗi bảng báo cáo.

- So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế tốn liên tiếp.

Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”

- Các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh đƣợc với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về mặt nội dung kinh tế, phƣơng pháp tính tốn, thời gian tính tốn.

Là phƣơng pháp nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến kết quả nghiên cứu, bằng cách xác định ảnh hƣởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác.

2.3.2.4. Phương pháp DUPONT

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ cơng ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của cơng ty bằng cách nào.

Mục đích của việc phân tích Dupont là phục vụ cho việc sử dụng tài sản sao có hiệu quả sinh lời là nhiều nhất.

Bản chất của phƣơng pháp là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp (ROA) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối liên hệ nhân quả với nhau. Điều này cho phép phân tích ảnh hƣởng của những tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. Nhƣ vậy, sử dụng phƣơng pháp này chúng ta có thể nhận biết đƣợc các nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tốt xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 43 - 47)

w