Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 53)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢSỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI

3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG

3.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

3.1.4.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu đầu vào

Công ty thƣờng mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nƣớc và nƣớc ngoài (hơn 90%). Trong những năm gần đây, tỷ trọng nguyên vật liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông, Đài Loan chiếm phần lớn do chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, cơng ty cịn nhập ngun liệu phụ liệu từ những nƣớc khác nhƣ Pakistan, Malayxia,...

Trong suốt những năm qua, công ty đã hợp tác và xây dựng đƣợc mối quan hệ truyền thống ổn định với các nhà cung cấp từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Đồng thời để tiếp cận các thị trƣờng này, cơng ty cịn có ngƣời đại diện tại thành phố Thƣợng Hải, Trung Quốc để tìm nguồn, kiểm tra chất lƣợng, tiến độ và giá cả nhằm chủ đồng nguồn nguyên, phụ liệu kịp thời cho sản xuất.

Mặc dù nguồn cung nguyên liệu trong nƣớc không sẵn song nguồn cung từ các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Đài Loan... lại khá dồi dào, phong phú, giá cả hợp lý và rất cạnh tranh. Ngoài ra đây đều là những thị trƣờng có ngành may mặc phát triển, vị trí địa lý lại thuận lợi nên việc tiếp cận các nguồn cung này khá dễ dàng. Nhờ xây dựng đƣợc quan hệ tốt với các nhà cung cấp, cơng ty đã tìm kiếm đƣợc nguồn ngun vật liệu đáp ứng nguyên phụ liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất.

Với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty, nguyên vật liệu chiếm tới 65%- 70% giá vốn hàng bán, do đó biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hƣởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận công ty. Nhƣng hầu hết các đối tác của cơng ty đều do phía cơng ty chỉ định và hợp đồng đã đƣợc kí trƣớc nên giá nguyên liệu tăng hay giảm không ảnh hƣởng nhiều đến giá thành sản xuất của cơng ty.

3.1.4.2. Đặc điểm về trình độ cơng nghệ và phát triển sản phẩm mới

Trong các năm qua, công ty đã tập trung đầu tƣ chiều sâu cho các xí nghiệp may cũng nhƣ đầu tƣ theo định hƣớng mặt hàng, nguồn hàng. Công ty đã trang bị các thiết bị chuyên dùng tự động tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, đến nay các xí nghiệp may đã

đƣợc đầu tƣ nhiều máy móc thiết bị may các loại (từ máy 1 kim, 2 kim đến các may chuyên dùng nhƣ máy 1 kim điện tử tốc độ cao, máy mổ túi, máy tra tay áo, máy tự động cắt chỉ, tự động lại mũi, cố định mũi may, máy ép seam, máy cộp nhiệt), một số các thiết bị này đƣợc đầu tƣ đồng bộ từ khâu giác sơ đồ đến khâu trải vải, cắt, may và hồn tất trong đó có một số cơng đoạn đƣợc trang bị khá hiện đại tầm cỡ khu vực và thế giới nhƣ thiết bị giác sơ đồ, trải vải, hoàn tất và một số dây chuyền sản xuất may mặc với quy trình cơng nghệ khép kín và hiện đại.

Khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác sơ đồ đã đƣợc thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm vi tính nhƣ Gerber/Lextra. Khâu xây dựng quy trình cơng nghệ và thiết kế dây chuyền đã đƣợc thực hiện đối với tất cả các mã hàng trƣớc khi sản xuất để đảm bảo tăng nâng suất lao động và làm cơ sở cho việc tính đơn giá tiền lƣơng. Từ sự đầu tƣ trên đã mang lại một bộ mặt mới khởi sắc cho các đơn vị trong việc chủ động đƣợc nguồn hàng, khách hàng để chun mơn hóa sản xuất và mặt khác là đã giúp cho các đơn vị nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm tăng thêm uy tín với khách hàng cũng nhƣ phát huy đƣợc lợi thế cạnh tranh và từ đó thay đổi và phát huy đƣợc quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm; việc xây dựng quy trình cơng nghệ cho từng sản phẩm đã đƣợc chun mơn hóa cao ở những khâu trọng yếu.

Song song với việc đổi mới công nghệ sản xuất, công ty cũng không ngừng nâng cao công nghệ trong quản lý và điều hành. Công ty đã đƣa vào sử dụng các phần mềm quản lý điều hành sản xuất để tăng tính chủ động, tính chính xác và kịp thời trong quản lý sản xuất. Với lĩnh vực dịch vụ, công ty đã áp dụng hệ thống thanh toán các đơn hàng xuất khẩu qua thẻ của hệ thống các ngân hàng lớn tại nƣớc ngoài.

3.1.4.3. Đặc điểm về tổ chức cơng tác kế tốn

Để phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh trên, công ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG đã và đang áp dụng nghiêm chỉnh chế độ kế toán theo quy định hiện hành, cụ thể:

- Chế độ kế tốn: Cơng ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tƣ 244/2009/TT–BTC ngày 31/12/2009 và Thông tƣ 200/2014/TT –BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

- Niên độ kế tốn: 1 năm (Theo năm dƣơng lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm).

- Phƣơng pháp tính thuế GTGT: Phƣơng pháp khấu trừ.

- Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Phƣơng pháp đƣờng thẳng.

- Nguyên tắc và phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế, tính giá xuất kho theo phƣơng pháp bình qn cả kỳ dự trữ.

- Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn: VND và USD

- Hình thức kế tốn áp dụng: Nhật ký sổ cái.

- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngoại tệ đƣợc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng công bốtại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ đƣợc phản ánh vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Nguyên tắc và phƣơng pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế tốn: các đồng tiền có nguồn gốc ngoại tệ đƣợc quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc công bố. Chênh lệch do chuyển đổi tỷ giá đƣợc ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thƣơng mại và phải thu khác: trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa 2 bên, công nợ phải thu đƣợc ghi khi giao hàng và phát hành hóa đơn GTGT cho khách và khách chấp nhận thanh toán.

- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình: nguyên giá bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đƣa TSCĐ vào sử dụng.

- Ghi nhận doanh thu: Doanh thu đƣợc ghi nhận trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa 2 bên, khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu tài sản cho ngƣời mua, viết hóa đơn bán hàng và ngƣời mua chấp nhận thanh toán (chƣa kể đã thu đƣợc tiền hay chƣa)

3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong những năm gần đây

3.1.5.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của cơng ty trong thời gian vừa qua

Thuận lợi

- Sự thơng thống hơn của nền kinh tế đã thúc đẩy các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi tham gia đầu tƣ vào Việt Nam, trong đó có ngành cung ứng nguyên phụ liệu dệt may, đây chính là tiền đề thuận lợi để công ty chủ động phát triển kinh doanh theo hình thức FOB (tự chủ nguyên liệu).

- Năm 2015, công ty đã đầu tƣ chi nhánh may TNG Đại Từ với 34 chuyền may hiện đại và công nghệ quản lý tiên tiến, công suất 3,000,000 sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tƣ lên tới 175-180 tỷ đồng. Mở rộng sản xuất bằng việc đầu tƣ mới với dây chuyền hiện đại đã giúp công ty nhận đƣợc thêm nhiều đơn đặt hàng mới.

- Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng TPP sắp có hiệu lực, tạo điều kiện cho công ty phát triển mạng lƣới khách hàng, mở rộng thị trƣờng khiến kim ngạch xuất sang các nƣớc thành viên, đặc biệt là thị trƣờng Mỹ ngày càng tăng lên.

- Hiện tại, công ty đang sử dụng hơn 8000 lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc sử dụng số lƣợng lao động lớn nhƣ vậy tạo điều kiện cho đơn vị xã, huyện, tỉnh giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm chỉ tiêu hộ nghèo nên cơng ty đƣợc chính quyền các cấp ủng hộ, tạo điều kiện.

- Với kết quả kinh doanh tốt hơn trong các năm qua, các ngân hàng đã tài trợ rất tốt cho công ty khi vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khó khăn

- Thƣơng hiệu “TNG Fashion” tuy đƣợc các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài đánh giá cao song chƣa quen thuộc với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, điều này chứng tỏ công tác quảng bá và phát triển thƣơng hiệu chƣa thực sự tốt.

- Cũng nhƣ đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam, khâu thiết kế sản phẩm của cơng ty chƣa mạnh, chƣa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm.

- Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chƣa phát triển tƣơng ứng nên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu.

- Với việc đang ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn đặt nhà máy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công ty trong công tác tuyển dụng và giữ chân lao động. Theo đó, cơng ty cần phải không ngừng nâng cao mơi trƣờng làm việc và chính sách lao động để thu hút nguồn lao động chất lƣợng cao cho sự phát triển trong tƣơng lai.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các nƣớc xuất khẩu dệt may khác nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ,... là nhƣng nƣớc có nhiều lợi thế hơn về thị trƣờng, nguyên phụ liệu,... khơng chỉ đe dọa thị trƣờng xuất khẩu mà cịn chiếm lĩnh cả thị trƣờng nội địa.

- Rào cản thƣơng mại tại các nƣớc xuất khẩu lớn đang đƣợc vận dụng ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho q trình xuất khẩu của cơng ty.

3.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty một số năm gần đây

Có thể nói trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Cơng ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG cũng khơng tránh khỏi hồn cảnh đó. Song bằng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và tồn bộ cán bộ cơng nhân viên, cơng ty đã khắc phục, vƣợt qua những khó khăn và cũng có những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2015 của Công ty

ĐVT: Triệu VND

STT Chỉ tiêu

1 Doanh thu thuần BH&CCDV

2 Giá vốn hàng bán

3 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV

4 Doanh thu tài chính

5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD

6 Lợi nhuận khác

7 Lợi nhuận trƣớc thuế

8 Lợi nhuận sau thuế

9 Tổng tài sản bình quân

10 VCSH bình quân

11 Doanh lợi tổng tài sản (ROA) (%) 12 Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE)

(%)

ĐVT: Triệu VND

STT Chỉ tiêu

1 Doanh thu thuần BH&CCDV 2 Giá vốn hàng bán

3 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 4 Doanh thu tài chính

5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6 Lợi nhuận khác

7 Lợi nhuận trƣớc thuế 8 Lợi nhuận sau thuế 9 Tổng tài sản bình quân 10 VCSH bình quân

11

Doanh lợi tổng tài sản (ROA) (%)

12

Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) (%)

13

Thu nhập 1 cổ phần thƣờng (EPS)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2015 của Cơng ty CP Đầu tư và Thương mại TNG)

Qua bảng 3.1 ta thấy giai đoạn từ năm 2011-2015 tình hình kinh doanh của cơng ty có nhiều biến động. Năm 2011-2013 tình hình kinh doanh của cơng ty có thể coi là đi xuống khi mà lợi nhuận sau thuế liên tục sụt giảm qua từng năm. Tuy nhiên, sang năm 2014 và 2015 tình hình kinh doanh khởi sắc hơn rất nhiều với các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận đều tăng vọt đáng kể, ROA và ROE cao.

Cụ thể nhƣ sau:

tƣơng ứng với mức giảm 66,00% cùng với đó chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh, lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế đều giảm (lợi nhuận trƣớc thuế giảm 12,64%, lợi nhuận sau thuế giảm 10,85%). Nhƣ vậy, tình hình kinh doanh năm 2012 đã khó khăn hơn năm 2011 khi mà các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, chi phí lãi vay cũng tăng cao khiến cho lợi nhuận của cơng ty sụt giảm.

- Sang năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty càng chuyển biến theo hƣớng xấu hơn, tiêu thụ sản phẩm khó khiến doanh thu thuần của công ty giảm 2,39% so với năm 2012. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính vẫn giảm (55,90%) đồng thời các chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn giữ ở mức cao. Dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm lớn (8.001 triệu đồng tƣơng ứng mức giảm 34,20%). Ngƣợc lại khoản mục lợi nhuận khác lại quay đầu tăng rất mạnh từ 73 triệu đồng lên 1.801 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ 2371,69%, nhƣng con số này cũng không đáng kể để đẩy lợi nhuận trƣớc và sau thuế tăng lên đƣợc. So với năm 2012 thì lợi nhuận trƣớc thuế giảm 26,73% cịn lợi nhuận sau thuế giảm 35,76%. Công ty kinh doanh kép hiệu quả.

- Năm 2014 và 2015 chứng kiến bƣớc nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ của công ty, các khoản mục về doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng mạnh. Doanh thu thuần về BH & CCDV năm 2014 tăng lên 196.812 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng ứng với tỷ lệ tặng 16,67%, còn năm 2015 con số tăng thêm là 546.834 triệu đồng tƣơng ứng với 39,71%. Mặc dù lƣợng tăng tuyệt đối của khoản mục doanh thu thuần năm 2015 lớn hơn rất nhiều so với năm 2014 nhƣng rốt cục lƣợng tăng tuyệt đối ở khoản mục lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2015 lại chỉ tăng 23.391 triệu đồng, trong khi năm 2014 tăng những 47.466 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán của năm 2014 chỉ là 15,89% (thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần cùng kỳ) trong khi con số này của năm 2015 là 41,24%, thậm chí cịn cao hơn cả tốc độ tăng của doanh thu thuần (39,71%). Bên cạnh đó cịn do việc tăng cao của khoản mục chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Dù các khoản mục có tốc độ tăng khác nhau nhƣng nhìn chung năm 2014 và 2015 công

ty đã làm ăn rất tốt dẫn đến ROA và ROE đều tăng vọt (ROE năm 2014 là 22,45%, năm 2015 là 20,66%).

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2011-2015 đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2015 của Cơng ty CP Đầu tư và Thương mại TNG)

Qua phân tích khái quát cho thấy hoạt động kinh doanh cuả công ty trong 3 năm đầu nghiên cứu (2011-2013) là có dấu hiệu đi xuống, tình hình kinh doanh kém nhất là thời điểm năm 2013. Tuy nhiên 2 năm cuối của giai đoạn (2014-2015) kết quả kinh doanh tốt hơn rất nhiều, hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên rõ rệt.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty chúng ta sẽ đi sâu xem cách thức tổ chức, quản lý sử dụng tài sản của công ty.

3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 53)

w