Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Vĩnh Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56 - 61)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Vĩnh Linh

2.1.1.1. Vị trí địa

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Linh 2016

Vĩnh Linh là huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc là nơi địa đầu giới tuyến của 2 miền Nam Bắc; với chiếc cầu Hiền Lƣơng sông Bến Hải, vỹ tuyến 17 đã đi vào lịch sử của một thời hào hùng; Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp huyện Hƣớng Hóa, phía Nam giáp huyện Gio Linh, phía đơng giáp với biển Đơng; có Quốc lộ 1A đi qua kéo dài 17 km, có đƣờng mịn Hồ Chí Minh xun suốt theo hƣớng Tây Nam, từ phía Tây kéo sang phía Đơng rộng 62 km, bờ biển dài gần 30 km. Vĩnh Linh có tổng diện tích 619 km2, dân số trên 87.653 ngƣời bao gồm dân tộc Kinh (chiếm 97,8%) và dân tộc Vân Kiều (chiếm 2,2%) sinh sống trên 22 đơn vị hành chính xã, thị trấn trong đó có 3 thị trấn, 11 xã đồngbằng, 3 xã miền núi và 5 xã miền biển. Mật độ dân số bình quân tổng thể là 141,61 ngƣời/ km2 nhƣng ở 3 vùng khác biệt, vùng núi 20 ngƣời/ km2, vùng

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

đồng bằng trung du 232 ngƣời/ km2, vùng ven biển 607 ngƣời/ km2. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán, bảo, lũ thƣờng xuyên xảy ra; có thể nói Vĩnh Linh nhƣ một miền Trung thu nhỏ bởi có đầyđủ các yếutốvềtự nhiên: rừng,biển, sơng, hồ,đồi núi và đồngbằng.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên đất,tổngdiện tích đất 61.915,81 ha gồmđất nơng nghiệp 53.872,35 ha chiếm 87,01% tổng diện tích, có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Đất phi nông nghiệp 6.748,08 ha chiếm 10,9% là cơ sở hình thành các cụm cơng nghiệp trên địa bàn huyện và đất chƣa sử dụng 1.295,38 ha chiếm 2,09%. Với quá trình khai thác quản lý đấtchƣasửdụngnhƣvậycơbản là hợp lý.

Tài nguyên biển khá phong phú, đa dạng với bờ biển kéo dài, có Cảng Cửa

Tùng tạo điều kiện cho tàu thuyền neo đậu tránh bảo. Có nhiều loại hải sản quý nhƣ cá Thu, cá Mú, tơm Hùm,… có giá trị xuất khẩu cao; các xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, Vĩnh Giang, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn,… có điều kiện tốt cho việc ni trồng thủysản.

Tài ngun rừng: Vĩnh Linh có địa hình đa dạng, có nhiều điều kiện để phát triển ngành sản xuất lâm nghiệp, rừng tự nhiên chiếm khoảng 40% với các loại gỗ quý nhƣ lim, dỗi, huyệng,... Ngồi ra cịn phát triển thêm rừng trồng và các chủ yếu các loại cây tràm, keo,… Đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cây lấy trầm, cây cao su,… đƣợc trồng ở những vùng có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tài ngun khống sản: Vĩnh Linh có các loại khống sản nhƣ: Vàng, titan, đá bazan có trử lƣợng tƣơng đối lớn, khả năng khai thác đƣợc lâu dài.

Có thể nói điều kiện tự nhiên của huyện Vĩnh Linh với sự phong phú và đa dạng về địa hình và tài nguyên đã tạo cho địa phƣơng những tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế, có thể khai thác tăng thu ngân sách, quỹ đất chƣa sử dụng còn nhiều và dễ dàng tăng thu ngân sách từ đất mà đặc biệt là thu tiền sử dụng đất để tạo nguồn lực về tài chính trƣớc mắt cho ngân sách.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

2.1.2. Đặc điểm về kinhtế - xã hội của huyện Vĩnh Linh

2.1.2.1. Đặc điểm kinhtế

Do có vị trí giao thơng quan trọng, là nơi trung chuyển hàng hóa giữa hai miền

Nam - Bắc và đƣợc ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên nên huyện Vĩnh Linh có điều

kiện tốt trong việc phát triển các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và du lịch,… Mặt khác, đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là sự nổ lực cố gắng của Đảng bộ và Nhân dân địa phƣơng nên kinh tế của huyện đạt đƣợc những kết quả khả quan, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng đầu tƣ, đời sống Nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao.

2.1.2.2. Dân số và lao động

Bảng 2.1: Dân số, lao động, thu nhập bình quân huyệnVĩnh Linh giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

1. Dân số Ngƣời 86.984 87.320 87.653

2. Phân theo giới tính

- Nam Ngƣời 42.906 43.014 43.125

- Nữ Ngƣời 44.078 44.306 44.528

3. Phân theo khu vực

- Thành thị Ngƣời 21.785 21.933 22.021

- Nông thôn Ngƣời 65.199 65.387 65.632

4. Số ngƣời trong độ tuổi lao động

lao động Ngƣời 51.094 51.298 51.710

5. Số lao động từ 15 tuổi trở lên

đang làm việc theo ngành kinh tế Ngƣời 38.143 38.237 38.991

- Nông nghiệp Ngƣời 21.120 21.340 21.750

- Lâm nghiệp Ngƣời 351 372 379

- Thuỷ sản Ngƣời 1.813 1.625 1.657

- Công nghiệp Ngƣời 3.032 3.150 3.212

- Xây dựng Ngƣời 1.522 1.650 1.672

- Dịch vụ Ngƣời 10.305 10.140 10.321

6. Thu nhập bình quân Tr.đồng/ngƣời/năm 27,10 36,03 42,00 - Thành thị Tr.đồng/ngƣời/năm 38,20 44,45 53,06

- Nông thôn Tr.đồng/n

gƣời/năm 27,80 33,17 38,50

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh 2015-2017

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Qua bảng 2.1, Dân số bình qn năm 2015 là 86.984 ngƣời, trong đó nam 42.906 ngƣời, nữ 44.078 ngƣời; thành thị 21.785 ngƣời, nông thôn 65.199 ngƣời; Dân số bình quân năm 2017 là 87.320 ngƣời, trong đó nam 43.125 ngƣời, nữ 44.528 ngƣời; thành thị 22.021 ngƣời, nông thôn 65.632 ngƣời;

Qua số liệu thống kê, dân số bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ổn định trong thời kỳ 2015-2017. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị tăng dần qua các năm. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số nên huyện Vĩnh Linh có lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào.

2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa

Vĩnh Linh là huyện có truyền thống cách mạng, nơi đƣợc mệnh danh là lũy thép anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, cùng với truyền thống văn hóa và hiếu học đã tạo dựng cho Vĩnh Linh có những nét rất riêng. Ngồi ra Vĩnh Linh có những cảnh quan thiên nhiên, nhiều truyền thống dân gian có giá trị văn hóa phi vật thể; mang đậm ý nghĩa lịch sử xã hội nhân văn đã đƣợc bảo tồn và tôn tạo. Với những thế mạnh này rất thuận lợi cho Vĩnh Linh xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành du lịch-dịch vụtrong tƣơng lai.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

2.1.3.1. Về kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm khá ổn định, năm 2017 tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 6,8%, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng hơn so với các năm trƣớc, đạt 42 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 6 triệu đồng so với năm 2016. Trong đó, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị tăng cao đạt 53,06 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng hơn 8,6 triệu đồng/ngƣời/năm; thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn tăng với mức thấp hơn đạt 38,5 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng hơn 5,3 triệu đồng/ngƣời/năm. Về cơ cấu Kinh tế: tỷ trọng cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực: cơng nghiệp - xây dựng, tiểu thủ công nghiệp đạt 26,17%; dịch vụ du lịch, thƣơng mại đạt 39,24%; nông - lâm - ngƣ nghiệp đạt 34,59%. Sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có dấu hiệu tăng trƣởng khá.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

2.1.3.2. Về văn hóa - xã hội

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, truyền thanh đã kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng góp phần xây dựng con ngƣời mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bảnsắc dân tộc. Trong những năm qua, cùng với sựphát triển mọi mặt về kinh tế, hoạt động văn hóa xã hội ngày càng phát triển, hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về giáo dục đào tạo, y tế, dân số, thể dục thể thao; thực hiện tốt các chính sách xã hội; số hộ nghèo theo cách tiếp cận đa chiều còn 6,76% (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số) và đang có xu hƣớng giảm dần trong thời gian qua. Công tác giáo dục - đào tạo đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trong 3 năm đã đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấpđƣợc 34 trƣờng học, đa dạng hóa các loạitrƣờng lớp. Đến nay 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Có 41/66 trƣờng đạt tiêu chuẩn quốc gia tăng 02 trƣờng so với năm 2016. Chất lƣợng giáo dục hàng năm đƣợc tăng lên, số lƣợng học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp đạt khá cao. Kết quả thi tốt nghiệp ở các cấp hàng năm đạt khá cao khoảng 98%. Đội ngũ giáo viên và quản lý đƣợc bổ sung và nâng cao trìnhđộ.

Cơng tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe Nhân dân đƣợc quan tâm, khơng có bệnh dịch xảy ra. Hiện nay đã có 22/22 trạm y tếxã, thị trấn có bác sĩ; 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 22/22 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.

Tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tệ nạn xã hội đã có chiều hƣớng bị đẩy lùi, phong trào tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Hàng năm có trên 70% số hộ đăng ký đƣợc cơng nhận gia đình văn hóa, số làng, khóm, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đƣợc cơng nhận đạt danh hiệu là làng, khóm, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vịvăn hóa ngày càng tăng.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt đã thực hiện tốt song nhìn chung Kinh tế của huyện phát triển cịn chậm chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có, chƣa huy động đƣợc mọi nguồn lực cho phát triển KT-XH của huyện; chính vì vậy mà tình hình kinh tế địa phƣơng còn mất cân đối, đặc biệt là ngân sách xã còn gặp

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

nhiều khó khăn, chƣa có nguồn thu chủ lực, bền vững. Trƣớc tình hình đó cần phải tăng cƣờng cơng tác quản lý chi thƣờng xuyên và quản lý đầu tƣ XDCB góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

2.2. Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng và các hoạt động nâng cao chất lƣợng công chức cấp xãhuyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56 - 61)