2 .MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phần 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC
1.2.3. Nội dụng quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Theo Luật BHXH 58/2014/QH13, tại Điều 2 đã nếu các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký
kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an, người làm công tác khác trong tổ
chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công
tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ cơng an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đó đúng bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
- Người lao động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép
lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của
Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và
cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Vậy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ và người SDLĐ dựa trên phạm
vi hành chính thì cơ quan BHXH xác định được các đơn vị SDLĐ trên địa bàn mình ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quản lý để phân công cho cán bộ chuyên quản thu để thực hiện quản lý và thu BHXH bắt buộc cho người lao động theo từng đơn vị hành chính.
1.2.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội
Mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi bị giảm hoặc mất do họ bị mất khả năng lao động. Do đó, khi thiết kế đóng vào qũy BHXH thì hầu hết các nước trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương, tiền cơng của NLĐ.Thụng thường theo quy định thì mức đóng BHXH thường căn cứ vào
tiền lương cuả NLĐ và quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội .
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo mức ghi
trong hợp đồng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do nhà
nước quy định.
Mức tiền lương, tiền cơng hoặc thu nhập tối đa để tính mức đóng bảo hiểm xã hội
là hai mươi lần mức lương tối thiểu.
1.2.3.3. Quản lý phương thức đóng, mức đóng Bảo hiểm xã hội a)Phương thức đóng BHXH bắt buộc
Các hệ thống bảo hiểm xã hội thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để thu các khoản đóng góp như: thu bằng tiền mặt trực tiếp, thu bằng séc hoặc chuyển khoản. Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu nộp bảo hiểm xã hội là có thủ tục thuận tiện an tồn, tránh sự thất thốt.
Theo Điều 7 tại Quyết định 595/QĐ-BHXH thì phương thức đóng BHXH bắt
buộc được quy định như sau: - Đóng hằng tháng;
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng
BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH
bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao
động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan
BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. - Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần:
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản
phẩm, theo khốn thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền
vào quỹ BHXH.
- Đóng theo địa bàn:
+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.
- Đối với người lao động quy định phải thực hiện phương thức đóng là 03 tháng,
06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngồi. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngồi hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi.
+ Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
+ Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay
tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại
Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
- Đối với người lao động quy định thực hiện đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Đối với trường hợp đóng cho thời gian cịn thiếu khơng q 06 tháng.
+ Người lao động đóng một lần cho số tháng cịn thiếu thơng qua đơn vị trước khi
nghỉ việc.
+ Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.
Để tổ chức thu BHXH bắt buộc một cách có hiệu quả cần thực hiện phân cấp trong quá trình thực hiện và quản lý. Bởi việc làm này sẽ tạo điều kiện cho tổ chức BHXH theo sát đơn vị tham gia, giúp cho bộ máy hoạt động khơng bị chồng chéo.Đơn
vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn
tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Việc phân cấp được thực hiện như sau:
BHXH cấp huyện sẽ tiến hành thu BHXH đối với những đơn vị có trụ sở, hoạt động trên địa bàn huyện, gồm:
- Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý.
- Các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn (trừ DN do BHXH cấp tỉnh quản lý). - Xã, phường, thị trấn.
- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
Căn cứ vào sự phân cấp trên, cơ quan BHXH sẽ nắm chắc các đơn vị SDLĐ đóng trên địa bàn thuộc mình quản lý. Từ đó xác định số lượng NLĐ để lên kế hoạch tổ
chức thu BHXH.Tùy theo đặc điểm, loại hình hoạt động, mà các đơn vị SDLĐ sẽ được chia cho từng cán bộ thu quản lý theo nhóm để tránh sự chồng chéo, cũng như tăng tính trách nhiệm và hiệu quả trong khi thực hiện cơng việc.
Quy trình tổ chức thu BHXH:
Hằng năm, BHXH cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao và tình hình thực tế của đơn vị để tiến hành giao kế hoạch về số thu BHXH, số đối tượng tham gia cho các đơn vị BHXH cấp huyện. Căn cứ vào kế hoạch và tình hình thực tế, các đơn vị sẽ lập dự toán và kế hoạch thu cho từng quý.
Đối với các đơn vị SDLĐ trên địa bàn theo phân cấp quản lý đăng kí tham gia
BHXH tại BHXH cấp tỉnh hay huyện. Cơ quan BHXH tiến hành hướng dẫn hồ sơ thủ tục cho các đơn vị SDLĐ. Đơn vị SDLĐ lập mẫu biểu (theo mẫu của cơ quan BHXH)
cung cấp các thông tin về mức lương, chức danh, nhân thân của NLĐ để cơ quan
BHXH quản lý và cấp sổ tham gia BHXH cho người lao động.
Căn cứ thông báo số 596/TB-BHXH ngày 26/02/2017 của BHXH Việt Nam thì lãi suất đầu tư từ quỹ BHXH năm 2016 là 6.39%. Mức lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH là 1.065%/tháng và được áp dụng từ ngày 01/01/2017.
Ngồi ra khi có biến động về số lượng lao động, mức đóng BHXH, các đơn vị cũng lập hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH để điều chỉnh thông tin tham gia BHXH của đơn vị.
Đơn vị BHXH sẽ tiến hành kiểm tra các đơn vị SDLĐ theo định kì theo kế hoạch
hoặc đột xuất khi nhận thấy đơn vị SDLĐ có dấu hiệu gian lận về BHXH để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo số thu BHXH.
Định kì, BHXH cấp huyện sẽ tiến hành lập báo cáo thống kê số liệu thu và tình hình nợ đóng BHXH, tình hình phát triển đối tượng BHXH nộp về cho BHXH cấp trên.
Hàng quý thực hiện quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, trường hợp tổng số
tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người sử dụng lao động phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu của quý sau.
b) ............................................................................................................ Mức
đóng BHXH bắt buộc .
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH tại Điều 5 ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2018 đã quy định mức đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ và đơn vị SDLĐ như sau:
- Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
+ Người lao động quy định theo luật BHXH phải đóng BHXH bắt buộc hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngồi: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu
trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có q trình tham gia BHXH
bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
+ Người lao động hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngồi: Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao
động đã có q trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt
buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
+ Người lao động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp, thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
+ Người lao động phải đóng BHXH bắt buộc và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc cịn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc
trợ cấp tuất hằng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Cụ thể mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng
- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22% tổng tiền lương - tiền công của NLĐ. - Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24% tổng tiền lương - tiền công của NLĐ,
trong đó: người lao động đóng 7%; đơn vị đóng 17%.
- Từ 01/01/2014 đến 31/05/2018 : bằng 26% tổng tiền lương - tiền cơng của
NLĐ, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
- Từ 01/06/2018 trở đi: bằng 25.5% tổng tiền lương - tiền cơng của NLĐ, trong
đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 17.5%.
Đối tượng hoạt động bán chuyên trách ở xã phương thị trấn gọi chung là cán bộ Bán chun trách thì mức đóng BHXH hàng tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất hàng tháng
là 22% mức lương cơ sở trong đó NLĐ 8% và ĐV SDLĐ là 14%.
Mức đóng BHXH bắt buộc là căn cứ vào tiền lương, tiền công của NLĐ. Hàng tháng, các người SDLĐ trên cơ sở tổng lương của đơn vị, thực hiện trừ tiền lương của NLĐ theo tỷ lệ quy định và khoản phải nộp BHXH thuộc trách nhiệm của NLĐ
chuyển vào tài khoản của cơ quan quản lý BHXH.
Theo Luật BHXH 58/2014/QH13 thì mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH được Nhà nước quy định như sau:
Tiền lương do Nhà nước quy định:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc
quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.Tiền lương tháng đóng
BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy
định của pháp luật về tiền lương.
- Người hoạt động không chuyên trách phường, xã thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
Tiền lương do đơn vị quyết định:
- Từ ngày 01/01/2017 tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách
nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2016/NĐ-CP ngày 12/01/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH).
- Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao