PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Năng lực BQL tổ TK&VV của Ngân hàng Chính sách xã hội
1.2.3. Các yếu tốc ấu thành năng lực và biện pháp nâng cao năng lực BQL tổ
được nhu cầu ngày càng cao của tiến trình hội nhập.
1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực và biện pháp nâng cao năng lực BQL tổ TK&VV BQL tổ TK&VV
1.2.3.1. Các yếu tố cấu thành năng lực của BQL tổ TK&VV
Năng lực trong một con người được cấu thành bởi các nhân tố kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc và thái độ trong công việc.
Kiến thức là những hiểu biết tích lũy được do kinh nghiệm, hoặc do quá trình
đào tạo. Kiến thức là những hiểu biết chung hoặc chuyên môn của một cá nhân cần
thiết để đảm nhiệm một vị trí lao động nào đó. Kiến thức bao gồm kiến thức nghề
nghiệp (kiến thức chuyên môn, kiến thức của lĩnh vực làm việc, kiến thức quản lý) và những kiến thức khác có ích cho cơng việc. Kiến thức là q trình tích luỹ từ học tập, đào tạo, công việc và sự quan sát, học hỏi của cá nhân. Kiến thức chịu ảnh
hưởng của yếu tố học vấn, kinh nghiệm, định hướng cá nhân. Kiến thức nghề
nghiệp có thể xác định và định thành tiêu chuẩn được. Những kiến thức liên quan
khác khó xác định và khó đưa ra tiêu chuẩn đểđánh giá.
Kiến thức
Kỹnăng Thái độ Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực
Nguồn: Dương Quyết Thắng, 2013 [14]
Kỹ năng thực hiện công việc là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹnăng là sự nắm vững cách sử dụng
Năng lực TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
các công cụ, các kỹ thuật hay các phương pháp cần thiết để thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó.
Kỹ năng thực hiện cơng việc quyết định sự thành công hay hiệu quả công việc. Kiến thức và kỹ năng có thể cùng chiều hay ngược chiều nhau. Tức là, người có kiến thức rộng có thể có kỹnăng thành thạo, hoặc người có kiến thức rộng nhưng
khơng có kỹ năng thành thạo hoặc ngược lại. Kỹ năng mang yếu tố thực hành. Kỹ năng mang tính đặc thù nghề nghiệp, khác nhau với lĩnh vực, vị trí, cơng việc.
Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình
cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó hay cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình. Trong cơng việc, thái độhành vi là cách hành động phù hợp để thực hiện một cấp độ việc làm cụ thể.
Thái độ trong công việc là cách suy nghĩ (nhận thức), cách ứng xử (ý thức) trong công việc. Thái độ làm việc ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, xu hướng tiếp thu kiến thức trong quá trình làm việc.
Theo quy định NHCSXH, thì tiêu chuẩn của thành viên BQL tổ TK&VV phải là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng việc và được các tổ viên trong tổ tín nhiệm. Do vậy, các yếu tố cấu thành năng lực BQL tổ TK&VV trước hết là những người có trình độ kiến thức, am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng. Quan trọng nữa là họ phải có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Thực tế cho thấy, ở thơn bản nào có các tổ trưởng tổ TK&VV có trách nhiệm thì ở đó hoạt động của tổ có chất lượng cao và ngược lại. Vì vậy, u cầu vềnăng lực của BQL tổ TK&VV là phải có kiến thức, có kỹnăng, có khảnăng
vận động hay dân vận tốt và có uy tín trong nhân dân.
1.2.3.2. Biện pháp nâng cao năng lực BQL tổ TK&VV
Tập trung đào tạo cho BQL tổ TK&VV về một số nội dung ủy nhiệm, nâng
cao năng lực chuyên môn trong việc quản lý các tổ tiết kiệm vay vốn.
Tập huấn cho BQL tổ TK&VV các kỹ năng quản lý và điều hành tổ như kỹ
năng tổ chức cuộc họp, kỹnăng thuyết trình trước đám đơng…
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Hướng dẫn, tập huấn về cách quản lý thời gian trong các buổi sinh hoạt tổ, kỹ năng thúc đẩy và tạo sự hứng khởi cho người tham gia đối với các tổ viên mới.
Hướng dẫn các kỹnăng tuyển dụng cho việc tìm ra các ứng viên, tổ viên mới với đầy đủ các phẩm chất như biết cách quản lý tổnhóm, có năng lực, nhiệt tình, am hiểu về tín dụng và đặc biệt là có uy tín với cộng đồng.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực BQL tổ TK&VV
Với đặc thù NHCSXH là một định chế tài chính chuyên cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, món vay nhỏ lẽ, đối tượng cho vay là những người yếu thế trong xã hội và phương thức cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị xã hội và Tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH như đã đánh giá ở mục 1.1, việc nghiên cứu năng lực của BQL tổ TK&VV dựa trên các chỉ sốđể đánh giá tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mơ và quy định của NHCSXH để đánh giá năng
lực của ban quản lý Tổ TK&VV.
1.2.4.1. Chỉ tiêu định tính
Là những chỉ tiêu định tính thường được dùng để đánh giá năng lực của BQL tổ TK&VV một cách khái quát, bao gồm:
Sự hài lòng của các thành viên trong tổ đối với những người đang quản lý trực tiếp họ, thể hiện ở: thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của ban quản lý tổ
đối với các thành viên của mình, sự minh bạch trong quản lý tài chính…
Tiêu chí thành lập tổ TK&VV, là việc tổ TK&VV thành lập theo quy định của NHCSXH, được sự chấp thuận của UBND cấp xã, BQL tổ TK&VV được bầu
dựa trên sự tín nhiệm của các tổ viên; Các tổviên cùng trên địa bàn hành chính thơn
và đảm bảo đối tượng theo quy định của Chính phủ.
Sự tin tưởng của tổ viên đối với BQL tổ TK&VV, là sự nhìn nhận của khách hàng về tinh thần, trách nhiệm của các thành viên trong BQL tổ TK&VV, đó là hành
vi của BQL tổ TK&VV, tính an tồn trong giao dịch, thái độ phục vụ, trình độ
chun mơn nghiệp vụ của BQL tổ TK&VV.
Cho vay đúng đối tượng, việc cho vay đảm bảo đúng đối tượng thu hưởng tín dụng chính sách theo quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Quyết định của Thủtưởng Chính phủ. Việc cho vay đúngđối tượng thu hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV.
Công tác bình xét cho vay, do đặc thù việc cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về đối tượng, điều kiện vay, mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay. Do đó việc cho vay phải được bình xét cơng khai tại tổ TK&VV có sự tham gia của Trưởng thơn, tổ chức hội đoàn thể.
Chất lượng sinh hoạt tổ TK&VV, về thời gian sinh hoạt, sốlượng thành viên tham dự và nội dung sinh hoạt có đảm bảo yêu cầu đối với hoạt động tổ như: cung
cấp thông tin về các chủ trương liên quan đến tín dụng chính sách cho các thành
viên, bình xét cho vay, hướng dẫn lập hồ sơ, đôn đốc thành viên chấp hành các nghĩa vụ với ngân hàng...
1.2.4.2. Chỉ tiêu định lượng
Kết quả đạt được của tổ vay vốn, thể hiện năng lực của BQL tổ TK&VV.
Trên cơ sở số liệu báo cáo hàng tháng và tiêu chí đánh giá hoạt động của tổ như: quy mô dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi trong kỳ, số dư tiết kiệm huy động
hàng tháng…
Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lãi của các thành viên nộp vào ngân hàng so với tổng số lãi phải thu tại một thời điểm nhất
định, thông thường là tháng, quý, năm, tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng hoạt động của tổ TK&VV càng tốt, bởi vì thể hiện sự đơn đốc của BQL tổ
TK&VV đối với các thành viên và việc chấp hành nghĩa vụ trong giao dịch vay vốn các thành viên.
Tỷ lệ thu lãi trong kỳ = Số lãi thực thu trong kỳ
* 100 Số lãi phải thu trong kỳ
Nợ quá hạn là tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất
lượng hoạt động tín dụng của Tổ TK&VV và năng lực của BQL tổ TK&VV, chỉ số
này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên
khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn cuối kỳ
* 100 Tổng dư nợ cuối kỳ
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá thời hạn thỏa thuận (không
được gia hạn nợ) và tổng dư nợ của các thành viên trong tổ TK&VV ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá chất lượng hoạt động và năng lực của BQL tổ TK&VV. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả và ý thức chấp hành của các thành viên tốt.
Tỷ lệ tổ viên gửi tiền = Số thành viên gửi tiền cuối kỳ
* 100 Số thành viên của Tổ cuối kỳ
Tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm giữa số thành viên gửi tiền tiết kiệm và tổng số thành viên trong tổ ở một thời điểm nhất định thường là
cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm càng cao thể hiện công tác truyên truyền, vận động của BQL tổ TK&VV đối với việc thực hành tiết
kiệm và nhận thức của các thành viên trong việc tích lũy tiết kiệm để trả nợ, trả lãi
khi đến hạn.
Số dư tiền gửi bình quân hộtăng thêm hàng tháng
trong kỳ
=
Số dư tiền gửi cuối kỳ - Số dư tiền gửi đầu kỳ Số tháng trong kỳ * Số tổ viên gửi tiền cuối kỳ
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá đúng năng lực của BQL tổ TK&VV, chúng ta cũng phải xem xét đến sự cơng nhận của cán bộ tín dụng quản lý, của cán bộ hội cấp xã và chính quyền địa phương nơi tổ hoạt động. Đứng trên bình diện
chung, người cán bộ tín dụng trong q trình theo dõi địa bàn sẻ đưa ra nhận xét
đúng về bản thân từng tổ trưởng tổ vay vốn dựa trên các kết quả của họ đạt được. Ngoài ra, các chủ tịch hội nhận ủy thác cấp xã cũng sẽ cho ý kiến đánh giá vềnăng
lực thực sự của tổ trưởng mà mình trực tiêp quản lý. Các ý kiến đánh giá có thể là: khảnăng tiếp thu và triển khai nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đối với tổ viên, khả năng quản lý vốn… TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Như vậy để đánh giá năng lực của BQL tổ TK&VV chúng ta phải nhìn nhận
đa chiều, thể hiện ở kết quả đạt được từ các chỉ tiêu định tính, sự cơng nhận của các
thành viên vay vốn hay sự nhận xét từ các cán bộ quản lý trực tiếp họ.
1.2.5. Các nhân tốảnh hƣởng đến năng lực BQL tổ TK&VV
1.2.5.1. Các quy định về cách thức thành lập và lựa chọn thành viên cho BQL tổ TK&VV BQL tổ TK&VV
Các quy định về cách thức thành lập và lựa chọn thành viên cho BQL được hiện theo Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 5 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV. Mục đích thành lập tổ TK&VV để tập hợp hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, cùng tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng. Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa sốdưới dựđiều hành của BQL tổ. BQL tổ do các tổ viên trong tổ bầu chọn. Thành viên BQL tổ là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng việc và được các tổ viên trong tổ tín nhiệm.
Khi BQL tổ TK&VV triển khai thực hiện nghiêm túc các quy ước hoạt động của tổ trong việc bình xét cho vay, sinh hoạt tổ thì đảm bảo được việc cho vay đúng
đối tượng, nguồn vốn đúng nhu cầu, tuyên truyền vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng…được tốt hơn; phối hợp với Trưởng thơn, tổ chức chính trị xã hội có hiệu quả. Điều này chứng tỏ thành viên của BQL tổđã làm tốt nhiệm vụ của mình.
1.2.5.2. Trình độ, kỹnăng của các thành viên trong BQL
Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực của BQL tổ TK&VV. Bởi lựa
chọn chọn được thành viên cho BQL tổ TK&VV có trình độ, kỹnăng sẽảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV, do BQL tổ
TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm nhiều công đoạn trong việc cho vay: từ khâu
truyên truyền chính sách, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, kiểm tra, giám sát hộ vay sử
dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay thực hiện các nghĩa vụ với NHCSXH trong vay vốn,
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
được ngân hàng ủy thác thực hiện thu lãi, thu tiền tiết kiệm của các thành viên. Mặc dù quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đã được đơn giản hóa cả quy trình và thủ tục hành chính nhưng để làm tốt nhiệm vụ của mình thì Ban quản lý Tổ cần có trình độ
và kinh nghiệm nhất định. Trong đó, tổ trưởng Tổ TK&VV có vai trị quan trọng trong chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, do tổ trưởng Tổ TK&VV là người đại diện của tổ trong giao dịch với NHCSXH và là người trực tiếp theo dõi quản lý các thành viên vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ do NHCSXH ủy nhiệm như tổ chức họp bình xét cho vay, đơn đốc thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm,... do đó các nhân tốnhư giới tính, độ tuổi, uy tín, kinh nghiệm, khảnăng làm việc của tổ trưởng tổ TK&VV, bên cạnh đó điều kiện ràng buộc, gắn với vị trí cơng tác của tổ như tổ
trưởng là chi hội trưởng tác động đến chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV
1.2.5.3. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho BQL của NHCSXH
Một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản nhất để chuyển tải nguồn vốn chính sách của NHCSXH đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách thơng qua các tổ chức Hội, đoàn thể và tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung cơng việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được
ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các tổ TK&VV như bình
xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay
đúng mục đích, có hiệu quả, đơn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, BQL tổTK&VV đóng vai trị quan trọng.
NHCSXH có đội ngũ BQL tổ TK&VV có năng lực tốt sẽ có cơ sở để thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, NHCSXH cần chủ động công tác đào
tạo, tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ, nâng
cao năng lực cho BQL của NHCSXH, thực hiện việc đánh giá chất lượng đào tạo
hằng năm, rà sốt và xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu của công việc và theo nhu cầu học hỏi nâng cao kỹnăng nghiệp vụ của BQL. Hiện nay,
công tác đào tạo nâng cao năng lực cho BQL của NHCSXH vẫn mang tính hình
thức, chưa thực chất. Công tác đào tạo cần phải gắn liền với kiểm tra, tổng kết, phải
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng (thể hiện qua hiệu quả công tác, cũng như năng lực của thành viên BQL được tham gia các khóa đào tạo).