Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực BAN QUẢN lý tổ TIẾT KIỆM và VAY vốn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 37 - 38)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực BQL tổ TK&VV tại các chi nhánh NHCSXH

1.3.1. Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Xác định được trách nhiệm của mình trong cơng tác nhận ủy thác từ

NHCSXH huyện Bố Trạch. Thời gian qua, chính quyền huyện Bố Trạch chỉđạo các

cơ sở Hội thông qua các BQL tổ TK&VV thực hiện chương trình ủy thác cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến 31/12/2017, huyện Bố Trạch có 171 thành viên BQL tổ TK&VV, nhờ hoạt động có hiệu quả của BQL tổ TK&VV mà các hoạt động cho vay được triển khai toàn diện từ khâu sinh hoạt tổ đến khâu bình xét cho vay, tuyên truyền ý thức trả nợ, đóng lãi của tổ viên, thu hồi được nợ

khi đến hạn và thu dứt điểm lãi tháng, lãi tồn đọng; đồng vốn từ NHCSXH được

người vay sử dụng đúng mục đích theo từng chương trình tín dụng, đa số người vay sử dụng đồng vốn vào chăn nuôi, trồng trọt, cho con em học tập, cất nhà ở… nhiều hộ vay đã ổn định đời sống, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự chỉ đạo của chính quyền địa

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

phương, sự triển khai tích cực các tổ chức hội nhận ủy, phải kểđến là sự hoạt động có hiệu quả của BQL tổ TK&VV cũng như các thành viên trong tổ. Những hoạt động để nâng cao năng lực BQL tổ TK&VV được NHCSXH huyện Bố Trạch triển khai thực hiện như:

- Thực hiện tốt các quy định của NHCSXH về thành lập tổ và lựa chọn thành viên cho BQL tổ; Củng cố, bổ sung, thay thế kịp thời đối với BQL tổ TK&VV hoạt

động yếu kém để nâng cao năng lực hoạt động của thành viên BQL tổ TK&VV. - Nhận thức tầm quan trọng của BQL tổ TK&VV trong việc chuyển tải nguồn vốn chính sách của NHCSXH đến với hộnghèo và các đối tượng chính sách. NHCSXH huyện Bố Trạch tổ chức thực hiện thường xuyên công tác đào tạo nhằm

nâng cao năng lực cho BQL của NHCSXH. Đào tạo gắn liền với kiểm tra, tổng kết, phải thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng.

- Xây dựng lịch thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát, đánh giá BQL của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác để phát hiện kịp thời những hạn chế của BQL tổ TK&VV, những kiến thức kỹnăng còn thiếu, đề xuất về nâng

cao năng lực cho thành viên BQL tổ TK&VV.

- NHCSXH huyện Bố Trạch chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về

quản lý tổ, quản lý nợ vay, thực hiện ủy nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất

lượng tín dụng của tổ.

- Cơng tác phối kết hợp tốt giữa NHCSXH; BQL tổ và chính quyền đồn thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực BAN QUẢN lý tổ TIẾT KIỆM và VAY vốn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)