Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực BAN QUẢN lý tổ TIẾT KIỆM và VAY vốn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 32)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Năng lực BQL tổ TK&VV của Ngân hàng Chính sách xã hội

1.2.4.2. Chỉ tiêu định lượng

Kết quả đạt được của tổ vay vốn, thể hiện năng lực của BQL tổ TK&VV.

Trên cơ sở số liệu báo cáo hàng tháng và tiêu chí đánh giá hoạt động của tổ như: quy mô dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi trong kỳ, số dư tiết kiệm huy động

hàng tháng…

Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lãi của các thành viên nộp vào ngân hàng so với tổng số lãi phải thu tại một thời điểm nhất

định, thông thường là tháng, quý, năm, tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng hoạt động của tổ TK&VV càng tốt, bởi vì thể hiện sự đôn đốc của BQL tổ

TK&VV đối với các thành viên và việc chấp hành nghĩa vụ trong giao dịch vay vốn các thành viên.

Tỷ lệ thu lãi trong kỳ = Số lãi thực thu trong kỳ

* 100 Số lãi phải thu trong kỳ

Nợ quá hạn là tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất

lượng hoạt động tín dụng của Tổ TK&VV và năng lực của BQL tổ TK&VV, chỉ số

này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên

khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn cuối kỳ

* 100 Tổng dư nợ cuối kỳ

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá thời hạn thỏa thuận (không

được gia hạn nợ) và tổng dư nợ của các thành viên trong tổ TK&VV ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá chất lượng hoạt động và năng lực của BQL tổ TK&VV. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả và ý thức chấp hành của các thành viên tốt.

Tỷ lệ tổ viên gửi tiền = Số thành viên gửi tiền cuối kỳ

* 100 Số thành viên của Tổ cuối kỳ

Tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm giữa số thành viên gửi tiền tiết kiệm và tổng số thành viên trong tổ ở một thời điểm nhất định thường là

cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm càng cao thể hiện công tác truyên truyền, vận động của BQL tổ TK&VV đối với việc thực hành tiết

kiệm và nhận thức của các thành viên trong việc tích lũy tiết kiệm để trả nợ, trả lãi

khi đến hạn.

Số dư tiền gửi bình quân hộtăng thêm hàng tháng

trong kỳ

=

Số dư tiền gửi cuối kỳ - Số dư tiền gửi đầu kỳ Số tháng trong kỳ * Số tổ viên gửi tiền cuối kỳ

Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá đúng năng lực của BQL tổ TK&VV, chúng ta cũng phải xem xét đến sự cơng nhận của cán bộ tín dụng quản lý, của cán bộ hội cấp xã và chính quyền địa phương nơi tổ hoạt động. Đứng trên bình diện

chung, người cán bộ tín dụng trong q trình theo dõi địa bàn sẻ đưa ra nhận xét

đúng về bản thân từng tổ trưởng tổ vay vốn dựa trên các kết quả của họ đạt được. Ngoài ra, các chủ tịch hội nhận ủy thác cấp xã cũng sẽ cho ý kiến đánh giá vềnăng

lực thực sự của tổ trưởng mà mình trực tiêp quản lý. Các ý kiến đánh giá có thể là: khảnăng tiếp thu và triển khai nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đối với tổ viên, khả năng quản lý vốn… TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Như vậy để đánh giá năng lực của BQL tổ TK&VV chúng ta phải nhìn nhận

đa chiều, thể hiện ở kết quả đạt được từ các chỉ tiêu định tính, sự cơng nhận của các

thành viên vay vốn hay sự nhận xét từ các cán bộ quản lý trực tiếp họ.

1.2.5. Các nhân tảnh hƣởng đến năng lực BQL t TK&VV

1.2.5.1. Các quy định về cách thức thành lập và lựa chọn thành viên cho BQL tổ TK&VV BQL tổ TK&VV

Các quy định về cách thức thành lập và lựa chọn thành viên cho BQL được hiện theo Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 5 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV. Mục đích thành lập tổ TK&VV để tập hợp hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, cùng tương trợ,

giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng. Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa sốdưới dựđiều hành của BQL tổ. BQL tổ do các tổ viên trong tổ bầu chọn. Thành viên BQL tổ là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và được các tổ viên trong tổ tín nhiệm.

Khi BQL tổ TK&VV triển khai thực hiện nghiêm túc các quy ước hoạt động của tổ trong việc bình xét cho vay, sinh hoạt tổ thì đảm bảo được việc cho vay đúng

đối tượng, nguồn vốn đúng nhu cầu, tuyên truyền vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng…được tốt hơn; phối hợp với Trưởng thơn, tổ chức chính trị xã hội có hiệu quả. Điều này chứng tỏ thành viên của BQL tổđã làm tốt nhiệm vụ của mình.

1.2.5.2. Trình độ, knăng của các thành viên trong BQL

Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực của BQL tổ TK&VV. Bởi lựa

chọn chọn được thành viên cho BQL tổ TK&VV có trình độ, kỹnăng sẽảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV, do BQL tổ

TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm nhiều công đoạn trong việc cho vay: từ khâu

truyên truyền chính sách, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, kiểm tra, giám sát hộ vay sử

dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay thực hiện các nghĩa vụ với NHCSXH trong vay vốn,

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

được ngân hàng ủy thác thực hiện thu lãi, thu tiền tiết kiệm của các thành viên. Mặc dù quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đã được đơn giản hóa cả quy trình và thủ tục hành chính nhưng để làm tốt nhiệm vụ của mình thì Ban quản lý Tổ cần có trình độ

và kinh nghiệm nhất định. Trong đó, tổ trưởng Tổ TK&VV có vai trị quan trọng trong chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, do tổ trưởng Tổ TK&VV là người đại diện của tổ trong giao dịch với NHCSXH và là người trực tiếp theo dõi quản lý các thành viên vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ do NHCSXH ủy nhiệm như tổ chức họp bình xét cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm,... do đó các nhân tốnhư giới tính, độ tuổi, uy tín, kinh nghiệm, khảnăng làm việc của tổ trưởng tổ TK&VV, bên cạnh đó điều kiện ràng buộc, gắn với vị trí cơng tác của tổ như tổ

trưởng là chi hội trưởng tác động đến chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV

1.2.5.3. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho BQL của NHCSXH

Một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản nhất để chuyển tải nguồn vốn chính sách của NHCSXH đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách thơng qua các tổ chức Hội, đoàn thể và tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được

ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các tổ TK&VV như bình

xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay

đúng mục đích, có hiệu quả, đơn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, BQL tổTK&VV đóng vai trị quan trọng.

NHCSXH có đội ngũ BQL tổ TK&VV có năng lực tốt sẽ có cơ sở để thực

hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, NHCSXH cần chủ động công tác đào

tạo, tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ, nâng

cao năng lực cho BQL của NHCSXH, thực hiện việc đánh giá chất lượng đào tạo

hằng năm, rà sốt và xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu của công việc và theo nhu cầu học hỏi nâng cao kỹnăng nghiệp vụ của BQL. Hiện nay,

công tác đào tạo nâng cao năng lực cho BQL của NHCSXH vẫn mang tính hình

thức, chưa thực chất. Công tác đào tạo cần phải gắn liền với kiểm tra, tổng kết, phải

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng (thể hiện qua hiệu quả công tác, cũng như năng lực của thành viên BQL được tham gia các khóa đào tạo).

1.2.5.4. Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá BQL của NHCSXH và các t chc chính tr xã hi nhn y thác t chc chính tr xã hi nhn y thác

Với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo quy định của NHCSXH, BQL tổ

phải chịu sự kiểm tra, giám sát của trưởng thơn, tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, UBND cấp xã và NHCSXH.

Chính vì vậy, hằng năm, NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác kiểm tra đánh giá đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV như đánh giá

công tác củng cố, kiện tồn BQL tổ, tình hình hoạt động của tổ TK&VV; việc thành lập tổ TK&VV, việc chia tách, sáp nhập tổ viên, đánh giá phân loại chất lượng hoạt

động của tổ theo quyết định của HĐQT và các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc. Kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi tại hộ của các tổ chức,

cơ quan có trách nhiệm.

Cơng tác kiểm tra giám sát, đánh giá BQL của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác nhằm tìm ra những hạn chế của BQL tổ TK&VV, những kiến thức kỹ năng còn thiếu, đề xuất về nâng cao năng lực cho thành viên BQL tổ TK&VV.

1.2.5.5. Chính sách thù lao, khen thưởng của NHCSXH đối với BQL

Xây dựng chính sách thù lao, khen thưởng của NHCSXH đối với BQL tương

xứng để BQL gắn bó với ngân hàng. Quyền lợi của BQL tổ TK&VV được

NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý tổ, quản lý nợ

vay, thực hiện ủy nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện cơng việc ủy nhiệm và chất lượng tín dụng của Tổ.

Được NHCSXH xem xét khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất. Để bảo đảm “giữ chân” được những cán bộ BQL có năng lực, NHCSXH căn cứ vào điều kiện và quy

mơ để xây dựng chính sách thù lao, khen thưởng tương xứng với khả năng, trình độ

chun mơn và mức độ đóng góp sức lao động của thành viên BQL vào hiệu quả

hoạt động của ngân hàng.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

1.2.5.6. Sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức chính quyền đồn thể

Sự hợp tác và hỗ trợ của chính quyền đoàn thể, các tổ chức nhận ủy thác như

Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài để thực hiện nhiệm vụủy thác của NHCSXH

theo quy định của Chính phủ nhằm truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách tốt nhất. Nhiều nội dung cơng việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn

thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra,

đơn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đơn đốc

người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Chất lượng của hoạt động ủy

thác và hoạt động ủy nhiệm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV. Vì vậy, năng lực BQL tổ

TK&VV có tốt hay khơng có phần phụ thuộc vào sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức chính quyền đồn thể, sựủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể.

1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực BQL t TK&VV ti các chi nhánh NHCSXH và bài hc rút ra đối vi NHCSXH huyn Triu Phong NHCSXH và bài hc rút ra đối vi NHCSXH huyn Triu Phong

1.3.1. Kinh nghim ca NHCSXH huyn B Trch, tnh Qung Bình

Xác định được trách nhiệm của mình trong công tác nhận ủy thác từ

NHCSXH huyện Bố Trạch. Thời gian qua, chính quyền huyện Bố Trạch chỉđạo các

cơ sở Hội thông qua các BQL tổ TK&VV thực hiện chương trình ủy thác cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến 31/12/2017, huyện Bố Trạch có 171 thành viên BQL tổ TK&VV, nhờ hoạt động có hiệu quả của BQL tổ TK&VV mà các hoạt động cho vay được triển khai toàn diện từ khâu sinh hoạt tổ đến khâu bình xét cho vay, tuyên truyền ý thức trả nợ, đóng lãi của tổ viên, thu hồi được nợ

khi đến hạn và thu dứt điểm lãi tháng, lãi tồn đọng; đồng vốn từ NHCSXH được

người vay sử dụng đúng mục đích theo từng chương trình tín dụng, đa số người vay sử dụng đồng vốn vào chăn nuôi, trồng trọt, cho con em học tập, cất nhà ở… nhiều hộ vay đã ổn định đời sống, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự chỉ đạo của chính quyền địa

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

phương, sự triển khai tích cực các tổ chức hội nhận ủy, phải kểđến là sự hoạt động có hiệu quả của BQL tổ TK&VV cũng như các thành viên trong tổ. Những hoạt động để nâng cao năng lực BQL tổ TK&VV được NHCSXH huyện Bố Trạch triển khai thực hiện như:

- Thực hiện tốt các quy định của NHCSXH về thành lập tổ và lựa chọn thành viên cho BQL tổ; Củng cố, bổ sung, thay thế kịp thời đối với BQL tổ TK&VV hoạt

động yếu kém để nâng cao năng lực hoạt động của thành viên BQL tổ TK&VV. - Nhận thức tầm quan trọng của BQL tổ TK&VV trong việc chuyển tải nguồn vốn chính sách của NHCSXH đến với hộnghèo và các đối tượng chính sách. NHCSXH huyện Bố Trạch tổ chức thực hiện thường xuyên công tác đào tạo nhằm

nâng cao năng lực cho BQL của NHCSXH. Đào tạo gắn liền với kiểm tra, tổng kết, phải thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng.

- Xây dựng lịch thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát, đánh giá BQL của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác để phát hiện kịp thời những hạn chế của BQL tổ TK&VV, những kiến thức kỹnăng còn thiếu, đề xuất về nâng

cao năng lực cho thành viên BQL tổ TK&VV.

- NHCSXH huyện Bố Trạch chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về

quản lý tổ, quản lý nợ vay, thực hiện ủy nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất

lượng tín dụng của tổ.

- Cơng tác phối kết hợp tốt giữa NHCSXH; BQL tổ và chính quyền đồn thể.

1.3.2. Kinh nghim t NHCSXH huyn Vĩnh Linh, tnh Qung Tr

Do kinh tế của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cịn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cịn nhiều, chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, nên NHCSXH đang tập trung thực hiện khá tốt chương trình cho vay, dư nợ đến 31/12/2017 là 220.612 triệu đồng;. Từ nguồn vốn được vay, các hộ đã chủ động phát triển các mơ

hình sản xuất như trồng mía, rau su su, trồng rừng, chăn ni, xây dựng nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh… Tồn huyện có 278 tổ TK&VV với 12.129 thành viên đang hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO NĂNG lực BAN QUẢN lý tổ TIẾT KIỆM và VAY vốn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)