Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu 0548 Giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 40 - 44)

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, vì vậy vai trò của nguồn vốn đối với các ngân hàng thương mại đầu tiên cũng sẽ quyết định đến quy mô, thế lực và khả năng mở rộng quy mô của các ngân hàng. Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Agribank Láng Hạ ln coi trọng cơng tác huy động vốn để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chi nhánh luôn coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn, đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn như: mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh, các hình thức huy động phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tiền gửi trong dân cư được giữ vững qua các đợt huy động như tiết kiệm dự thưởng mừng Xuân.

Hoạt động huy động vốn có thể được phân tích theo hai khía cạnh khác nhau như:

- Huy động vốn theo kỳ hạn. - Huy động vốn theo đối tượng.

Trong phần nhận xét này, luận văn sẽ phân tích hoạt động huy động vốn của Agribank Láng Hạ theo kỳ hạn.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tại Agribank Láng Hạ

TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 11.88 0 10 1.424 -24,3 3.866 171 13.50 9,4- TG có kỳ hạn từ 12-24 tháng 02.08 0 10 2.557 23 2.066 -19 11.85 -10,4 TG có kỳ hạn trên 24 tháng 93.39 0 10 3.959 16,5 3.594 -9,2 03.48 3,2- Tông nguồn vốn 10.001 0 10 12.553 25,5 2 13.092 4,3 12.304 - 6,0

Cơ cấu huy động vốn xét theo kỳ hạn gửi thường được chi làm 2 loại chính là nguồn vốn có kỳ hạn và nguồn vốn khơng kỳ hạn.

Xét nguồn vốn huy động tại chi nhánh, ta có 4 loại nguồn phân chia theo kỳ hạn gửi là: Nguồn vốn khơng kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng và nguồn vồn có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên.

Nguồn vốn không kỳ hạn tăng mạnh vào năm 2012 với lượng tăng là 1.972 tỷ tương đương 74,7% so với năm 2011. Và cũng trong năm này, nguồn vốn không kỳ hạn mà chi nhánh huy động được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả giai đoạn. Năm 2013 chỉ đạt 3.566 tỷ đồng, giảm 1.047 tỷ đồng tương đương tốc độ giảm là 23% và bằng 77% so với 31/12/2012 chiếm 27.2% tổng nguồn vốn. Nguồn này giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Trong 9 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn này đạt 3.472 tỷ đồng, tuy có giảm 2,64% so với cả năm 2013 nhưng xét theo khối lượng hiện tại đạt được thì đây là dự báo cho năm 2014 là nguồn tiền gửi không kỳ hạn sẽ tăng đáng kể.

Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có sự biến động mạnh trong giai đoạn này, từ 1.881 tỷ đồng vào năm 2011 đến 3.866 tỷ đồng vào năm 2013, tỷ trọng thì biến động từ 18,8% đến 29,5%. Trong 9 tháng đầu năm 2014, con số này đạt tới 3.501 tỷ đồng.

Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng có sự thay đổi khơng nhiều. Năm 2011 đạt 2.080 tỷ đồng thì đến năm 2012 đạt 2.557 tỷ tăng 477 tỷ tương ứng tốc độ tăng là 23%. Tuy nhiên con số này lại giảm xuống còn 2.066 tỷ vào năm 2013 tương ứng giảm 19% và chỉ bằng 81% so năm 2012. Và tới tháng 9 năm 2014, tổng nguồn vốn này mới chỉ đạt 1.851 tỷ đồng, giảm 215 tỷ so với cả năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm là 10,4%.

Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng là nguồn vốn có kỳ hạn dài hạn nên có độ ổn định cao nhất. Trong cả giai đoạn từ 2011 đến 2013, nguồn vốn này có sự tăng trưởng ổn định nhất, sự tăng giảm không nhiều so với các nguồn vốn khác. So sánh vốn có kỳ hạn trên 24 tháng từ năm 2011 đến năm 2013, ta thấy năm 2012 tăng so với 2011 là 16,5% và đến năm 2013 nguồn vốn này giảm còn 3.594 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 9,2% so với năm 2012. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Agribank Láng Hạ vẫn giữ được mức ổn định

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T9/Năm 2014

Giá trị (±%) Giá trị (±%) Giá trị (± %) Giá trị (±%) Dư nợ CV 4.277 100 3.861 -9,7 3.070 - 20,5 2.956 —^3 Dư nợ CV ngắn hạn 2.038 100 1.500 -26,3 1.090 - 27,3 1.021 -6,3

của nguồn vốn này khi đạt 3.480 tỷ đồng, so với cả năm 2013 thì con số này chỉ giảm 3,2%. Nguồn vốn này cũng luôn giữ tỷ trọng cao, trên 30% so với tổng nguồn vốn.

Tóm lại, trong giai đoạn 2011 đến 9 tháng đầu năm 2014, chi nhánh Agribank Láng Hạ có sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn. Tuy năm 2013 chỉ tăng nhẹ 4,3% so với năm 2012 nhưng đã đạt 109 % kế hoạch do trung ương đề ra. Đặc việt, năm 2012, trước tình hình kinh tế chung, chi nhánh gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề huy động vốn nhưng đã khắc phục được và khơng những đạt được mức tăng trưởng cao mà cịn vượt mức kế hoạch. Cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 12.553 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 2.552 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 25,52%. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn đã đạt tới con số là 12.304 tỷ đồng, giảm so với cả năm 2013 chỉ là 788 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 6,0%, báo hiệu một năm tổng nguồn vốn của Agribank Láng Hạ sẽ tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu 0548 Giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w