Bảng 2.7: Tỷ trọng cơ bản trong hoạt động cho vay kinh doanh thương mại tại Agribank Láng Hạ
Vốn huy động 9.366 11.818 12.457 11.669 Tỷ trọng dư nợ cho vay
KDTM/Tổng nguồn vốn 19,24% 11,7% 8,2% 8,22%
Tỷ trọng dư nợ cho vay
Từ bảng số liệu 2.7 cho thấy, kinh doanh thương mại là lĩnh vực đầu tư có tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ cho vay lĩnh vực thương mại đạt 1.924,65 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 45% tổng dư nợ; năm 2012 dư nợ đạt 1.476,18 tỷ, chiếm tỷ lệ 38%; năm 2013 dư nợ đạt 1.070,5 tỷ, chiếm tỷ lệ 34,9% và trong 9 tháng đầu năm 2014 dư nợ cho vay KDTM chiếm 34,2% trong tổng dư nợ.
Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay KDTM/ Tổng nguồn vốn lại giảm rõ rệt qua các năm. Nếu như năm 2011, 2012 con số này lần lượt là 19,24% và 11,7% thì sang năm 2013, tỷ trọng này chỉ đạt 8,2% giảm 11,04% so với năm 2011 và giảm 3,5% so với năm 2013. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng này cũng chỉ đạt 8,22%. Ta thấy, sự giảm khá lớn và có chênh lệch rõ ràng qua các năm.
Lý giải cho việc tỷ trọng dư nợ cao và lại giảm trong thời gian gần đây trong lĩnh vực này là do việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại vốn quay vịng nhanh, ngân hàng nơi cho vay dễ kiểm sốt được hoạt động kinh doanh, thương mại của khách hàng hơn các lĩnh vực khác. Mặt khác, từ cuối năm 2011 cho đến những tháng đầu năm 2013, nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến khó lường do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu và Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn nói riêng đã thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư, chuyển hướng cho vay từ lĩnh vực có độ rủi ro cao sang lĩnh vực có độ rủi ro thấp, dễ kiểm sốt nhằm đẩy nhanh vịng quay vốn tín dụng. Tuy nhiên, doanh số và dư nợ tín dụng cũng được thắt chặt hơn bởi các điều kiện và nguyên tắc tín dụng để tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng.