Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và những biến động bất lợi của nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh đã gặp phải khơng ít khó khăn. Chính vì thế, để có thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng và sử dụng có hiệu quả thì các khách hàng cần phải thực hiện những vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ của khách hàng
Hoạt động cho vay ln mang sẵn trong nó rủi ro, đồng thời phải tuân thủ theo một hành lang văn bản pháp lý chặt chẽ. Chính vì thế, để ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại và khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay địi hỏi các khách hàng phải ln có những hiểu biết nhất định, không ngừng cập nhật các thông tư, nghị định, văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng. Với những hiểu biết và trình độ được trau dồi sẽ giúp cho việc xây dựng hồ sơ vay vốn thuận lợi, khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính.
Thứ hai, phải có chiến lược kinh doanh phù hợp
Nền kinh tế không phải lúc nào cũng ổn định mà luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra. Vì thể cần nắm bắt kịp thời thông tin về giá cả thị trường, tỷ giá các các quy định của Nhà nước để có chiến lược kinh d oanh phù hợp với từng giai đoạn. Từ đó, có những dự án vay vốn có hiệu quả và phù hợp với điều kiện và năng lực tài chính của khách hàng.
Thứ ba, tuân th ủ chặt chẽ những quy định cơ bản c ủa hoạt động tỉn dụng
Trong hoạt động tín dụng, khách hàng cần phải thực hiện đúng những chỉ dẫn hay tư vấn của ngân hàng về việc thực hiện các điều khoản trong phương án vay vốn mà khách hàng đã lựa chọn, tuân thủ nghiêm ngặt nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Ngoài ra, cần tuân thủ chặt chẽ những quy nguyên tắc và điều kiện tín dụng không nên bỏ qua những chi tiết cho dù là nhỏ nhất trong hồ sơ vay vốn để tạo cơ sở cho phía ngân hàng bắt lỗi, từ chối cho vay.
Thực hiện tốt các điều trên sẽ giúp cho việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng đạt đuợc kết quả cao, quá trình thực hiện cho vay và giải ngân của ngân hàng cũng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, an tồn và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra từ lỗi của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động cho vay phát triển kinh doanh thuơng mại và đánh giá thực trạng đẩy mạnh cho vay phát triển KDTM đã trình bày trong chuơng 2, ở chuơng 3 luận văn đã nêu lên định huớng phát triển hoạt động cho vay phát triển KDTM tại NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ. Ngoài ra, trong chuơng 3 luận văn cũng đua ra một số giải pháp đối với NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ, một số kiến nghị đối với: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc, NHNN&PTNT Việt Nam và khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay phát triển KDTM.
Truớc những biến động và ảnh huởng mạnh mẽ của nền kinh tế, NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay phát triển kinh doanh thuơng mại. Hy vọng với những giải pháp và kiến nghị đề xuất trong chuơng 3 của luận văn sẽ đóng góp đuợc vào sự phát triển của NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ nói chung và đẩy mạnh cho vay phát triển KDTM nói riêng.
KẾT LUẬN
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển củ a nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản thị phần và số lượng các ngân hàng, chức năng và vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM vì nó mang lại doanh thu lớn nhất. Song tín dụng cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng.
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại. Để có được những thành tích vừa qua, bên cạnh việc kiên trì thực hiện đúng định hướng của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, cịn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ ngân hàng và nhất là các cán bộ tín dụng.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại có vai trị quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng. Đây là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cả vi mô và vĩ mơ. Nội dung của luận văn đã tập trung hồn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay, thực trạng hoạt
kinh doanh thương mại, từ đó khẳng định yêu cầu khách quan của việc đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng cho vay kinh doanh thương
mại của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Láng Hạ, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu để đẩy mạnh hoạt động cho vay kinh doanh thương mại.
Thứ ba, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ. Luận văn nêu nên một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại và đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền, với các cấp ngân hàng và với khách hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các NHTM nâng cao chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay phát triển kinh doanh thương mại nói riêng.
Do điều kiện học tập và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó thể tránh khỏi những thiếu sót và tính tồn diện, rất mong được sự thơng cảm và góp ý xây dựng thêm của các Thầy, Cô và của các bạn học viên.
Một lần nữa em xin chân thành cảm sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và các đồng nghiệp trong phịng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn.