Doanh số cho vay phát triển kinh doanh thương mại a Cơ cẩu ngành nghề kinh doanh thương mạ

Một phần của tài liệu 0548 Giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 52 - 58)

a. Cơ cẩu ngành nghề kinh doanh thương mại

Cơ cấu ngành nghề kinh doanh thương mại rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong bảng số liệu 2.5 dưới đây, luận văn chỉ đề cập tới những lĩnh vực nổi trội và có tỷ trọng cao trong cho vay KDTM.

Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề KDTM trong tổng dư nợ

3 Máy tính 4,4 4',57 3,59 3,5 4 Điện tử, linh kiện 7,52 7,01 6,02 5,4 5 Vật liệu xây dựng 420,3 300,53 200,18 5 198,4 6 Bán buôn khác 605,35 520,343 331,51 256,37 II Bán lẻ Γ ^ Bán lẻ các loại 288,7 190,227 160,57 5 165,5 Tổng dư nợ KDTM 1.924,65 1.467,18 1.070,5 1.011, 4 Tổng dư nợ 4.277 3.861 3.070 2.956

Từ bảng số liệu 2.5, cho thấy kinh doanh thương mại là lĩnh vực đầu tư có tỷ trọng cao. Việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại vốn quay vòng nhanh, ngân hàng nơi cho vay dễ kiểm soát được hoạt động kinh doanh, thương mại của khách hàng hơn các lĩnh vực khác.

Mặt khác, từ bảng số liệu 2.5, ta thấy được cơ cấu ngành nghề KDTM trong tổng dư nợ. Chiếm tỷ trọng lớn và khá ổn định qua các năm là cho vay trong lĩnh vực bán buôn lương thực, thực phẩm. Năm 2012, dư nợ cho vay bán buôn lương thực, thực phẩm là 244,13 giảm 18,11% so với năm 2011 và năm 2013 giảm tiếp 13,84% so với năm 2012. Lý do giảm sút này hoàn toàn khách quan và đến từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát trên toàn thế giới, tuy nhiên do đây là mặt hàng nhu cầu thiết yếu của con người nên khối lượng giảm không đáng kể và vẫn giữ được tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu ngành nghề KDTM. Và trong 9 tháng đầu năm 2014, khi nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi thì dư nợ cho vay trong lĩnh vực này cũng đã tăng nhẹ lên tới 221,73 tỷ đồng tăng 11,38 tỷ so với cả năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng là 5,4%.

Một lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng cao là cho vay bán buôn vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này giảm đáng kể. Từ 420,3 tỷ đồng vào năm 2011, con số này chỉ đạt 300,53 tỷ đồng vào năm 2012. Dư nợ tiếp tục giảm chỉ còn 200,185 tỷ đồng vào năm 2013, giảm 100,34 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ giảm là 33,4%. Và trong 9 tháng đầu năm 2014, con số này cũng chỉ dừng lại ở 198,4 tỷ đồng. Nguyên nhân sự của sự giảm liên tiếp này là do tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho thị trường bất động sản gần như đóng băng, nhu cầu nhà ở, xây dựng cải tạo nhà giảm rõ rệt làm cho nhu cầu vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng giảm. Đây là một lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay KDTM của Agribank Láng Hạ, nên trong thời gian tới nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi thì Ban lãnh đạo Agribank Láng Hạ cần chú trọng, quan tâm phát triển lĩnh vực này hơn nữa.

Ơtơ, xe máy là một lĩnh vực mà thị trường hoạt động tại Hà Nội khá sơi động, cũng chính vì thế mà tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này khá cao. Tuy có giảm qua các năm do người dân thắt chặt chi tiêu trước lạm phát và khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2011-2013 nhưng theo số liệu 9 tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay bán buôn trong lĩnh vực này đã có sự biến động theo hướng tích cực. Dư nợ đã đạt 160,5 tỷ đồng, tăng 2,23 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,4% so với cả năm 2013. Trong khi đó, máy tính và điện tử, linh kiện chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay KDTM.

b. Doanh số cho vay phát triển kinh doanh thương mại

Bảng 2.6: Doanh số cho vay phát triển KDTM tại Agribank Láng Hạ

Doanh số cho vay 6.480 100 5.499 -15,2 4.058 -26,2 3.598 -11,3 Tỷ trọng cho vay KDTM/tổng cho vay 0,6 0,58 0,61 0,62

Từ bảng số liệu 2.6 cho thấy, doanh số cho vay nói chung và doanh số cho vay kinh doanh thương mại nói riêng đều có chiều hướng giảm qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2014, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, nợ cơng Châu Âu gia tăng. Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, tốc độ tăng

trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Sản xuất và kinh doanh thương mại trong nước phát triển chậm, hàng tồn kho nhiều. Doanh số cho vay KDTM cũng giảm rõ rệt qua các năm. Năm 2012 đạt 3180 tỷ đồng, giảm 708 tỷ đồng tương ứng với 18,2%, con số này tiếp tục giảm xuống còn 2474 tỷ đồng trong năm 2013 tương ứng với lượng giảm là 706 tỷ đồng so với năm 2012. Trong 9 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đạt 2.231 tỷ đồng, giảm 243 tỷ đồng so với cả năm 2013, tương ứng với tốc độ giảm là 9,8%.

Có thể nói, dù bị ảnh hưởng khá lớn nhưng Agribank nói chung và Agribank Láng Hạ nói riêng vẫn cố gắng duy trì được mức tín dụng hợp lý, tập trung vào phân khúc khách hàng truyền thống, cho vay có chọn lọc.. .kiên quyết không đầu tư và đừng đầu tư vào những dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Do đó, sự giảm sút về doanh số cho vay như một tất yếu khách quan nằm trong định hướng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0548 Giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w