của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ
Cho vay phát triển kinh doanh thương mại dần trở thành một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động này luôn hướng vào mục tiêu tăng doanh lợi cho ngân hàng, đồng thời hướng tới giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Thực tiễn cho thấy rằng, kinh doanh thương mại có vai trị vơ cùng to lớn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cho vay phát triển thương mại đối với các doanh nghiệp này tạo điều kiện cho NHTM về khách hàng, vốn, lợi nhuận, uy tín.... Để duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, đồng thời đưa hoạt động cho vay kinh doanh thương mại tại NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ phát triển tương xứng với tiềm năng thì chi nhánh đã có những định hướng đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại sau đây:
Thứ nhất, việc hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới tồn cầu hố,
tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chi nhánh phải có chính sách phát triển đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích
tình hình, cơ chế quản lý hợp lý để có những khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại
Thứ hai, điều tra khảo sát tình hình kinh tế- xã hội: phân cơng cán bộ kết
hợp với các tổ chức chính trị- xã hội tiến hành điều tra, nắm bắt tình hình kinh tế- xã hội, khảo sát nhu cầu vay vốn (theo từng loại vốn: ngắn hạn, trung, dài hạn; đối tượng đầu tư...) của các đối tượng khác hàng trên địa bàn như các doanh nghiệp, kinh tế trang trại, những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.... xây dựng được hồ sơ kinh tế của từng xã, từng huyện, trên cơ sở đó cân đối nguồn vốn để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả.
Thứ ba, chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng: Một mặt ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện nhiệm vụ chính là phục vụ nông nghiệp nông thôn, mặt khác, ngân hàng Nông nghiệp cũng cần phải đáp ứng nhu cầu thị trường, đầu tư vốn cho các hoạt động kinh doanh thương mại khác có nhu cầu vốn với phương án hiệu quả. Tuy vậy cần thận trọng và kiểm soát tốt các khoản cho vay lĩnh vực phi sản xuất, đảm bảo không vượt quá tỷ lệ do Ngân hàng nhà nước quy định; gắn việc cho vay với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sản phẩm Bảo an tín dụng.
Thứ tư, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam về các giải pháp nhằm thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, chi nhánh cần phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng: tăng dư nợ cho vay tại các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố để tăng dư nợ cho vay kinh doanh thương mại, coi trọng cho vay kinh tế hộ trên địa bàn.
Thứ năm, xây dựng chiến lược giữ khách hàng truyền thống đồng thời
phát triển khách hàng mới có quan hệ tín dụng lâu dài phù hợp với điều kiện mạng lưới của ngân hàng, điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của địa phương, môi trường cạnh tranh của từng thị trường để nâng cao chất lượng cho vay phát triển kinh doanh thương mại.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện khép kín các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở
nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ để tăng năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.
Thứ bảy, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu về mọi mặt nghiệp vụ, kỹ năng phụ trợ, đạo đức, lối sống.