Hồn thiện cơng tác phân tích đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu 0548 Giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 80 - 83)

Trong hoạt động cho vay kinh doanh thương mại phải tích cực kiểm tra kỹ các điều kiện, nguyên tắc tín dụng, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình cho vay, mãn vay phải được thẩm định để đảm bảo an toàn cho vốn vay. Ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác đánh giá khách hàng

Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, quyền quản lý và sử dụng vốn vay hoàn toàn tuỳ thuộc vào nguời vay, chất luợng và hiệu quả sử dụng vốn vay cao hay thấp phụ thuộc vào nguời sử dụng và có ảnh huởng rất lớn đến kết quả thu nợ của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải ln ln có những thơng tin đầy đủ và xác thực nhất về khách hàng của mình để có những biện pháp ứng xử kịp thời. Để làm đuợc việc này, ngân hàng phải coi khách hàng của mình là bạn hàng, bình đẳng với nhau trong kinh doanh, mặt khác phải xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn về các mặt: Tình hình tài chính, tính khả thi của dự án, uy tín và nguời đứn g đầu của doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng mới có thơng tin đầy đủ về khách hàng vay vốn.

Hoạt động tài chính là một hoạt động trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh duới hình thái tiền tệ. Để có thể tiến hành kinh doanh thuơng mại, các doanh nghiệp phải có một luợng vốn nhất định và huy động các nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu của quá trình kinh doanh, đồng thời phải phân phối và quản lý số vốn đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhất đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đuợc liên tục, giá trị vốn không ngừng đuợc tăng lên, luôn giữ uy tín đối với chủ nợ trong quá trình thanh tốn cơng nợ. Việc thuờng xuyên xem xét, phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ giúp ngân hàng nắm đuợc thực trạng hoạt động, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh huởng của từng yếu tố khác nhau đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của một khách hàng bao gồm các mặt: Khả năng bảo toàn phát triển vốn, khả năng thanh tốn, tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn, kết quả hoạt động về mặt tài chính, tình hình lỗ lãi trong kinh

doanh...Từ đó, đánh giá tình hình khả năng trả nợ vay ngân hàng, tình hình chấp hành những qui định, thể lệ, nguyên tắc vay vốn tín dụng của khách hàng. Thông qua việc đánh giá các mặt hoạt động tài chính của khách hàng, ngân hàng có thể đua ra những quyết định đúng đắn kịp thời trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

Để có thêm thơng tin về khách hàng, ngân hàng phải đánh giá cả về tính khả thi của dự án kinh doanh. Mục đích của tín dụng là đầu tu, bổ sung các nhu cầu sản xuất kinh doanh cho khách hàng, nên trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, khách hàng phải giải trình dự án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh thuơng mại của mình để vay vốn. Việc đánh giá tính khả thi của dự án cũng là một việc làm không thể thiếu đuợc đối với ngân hàng truớc khi ra quyết định bỏ vốn đầu tu. Chất luợng đánh giá càng cao thì tính mạo hiểm và rủi ro trong cho vay càng giảm. Khi đánh giá, xem xét mọi dự án kinh doanh cần luu ý: Nghiên cứu cơ hội đầu tu, tính khả thi của dự án...Căn cứ vào các chủ truơng, chính sách của Đảng và Nhà nuớc, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khả năng khai thác chế biến và vận chuyển chúng, điều kiện tự nhiên ảnh huởng tới sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh và giá cả thị truờng, mối quan hệ giữa các ngành trong nuớc và quốc tế, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ đuợc áp dụng...Từ đó, nghiên cứu và dự tính đuợc doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà dự án mang lại, xác định thời gian thu hồi vốn, trả nợ vay và nguồn trả nợ.

Vấn đề cuối cùng đánh giá về khách hàng là tìm hiểu uy tín và trình độ của những nguời đứng đầu doanh nghiệp hoặc khách hàng vì nguời này có vai trò rất quan trọng đối với chất luợng và hiệu quả của q trình kinh doanh. Một nguời có uy tín, có kiến thức kinh doanh, biết nhìn xa trơng rộng sẽ lãnh đạo công việc kinh doanh thành cơng, tránh đuợc mọi rủi ro. Ngân hàng có thể đánh giá khách hàng theo các tiêu chuẩn sau đây:

Thứ nhất, năng lực kinh doanh, sự nhạy bén, ý chí, tự tin của khách

hàng, khả năng và thế mạnh trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

Thứ hai, lựa chọn khách hàng có trình độ học vấn, được đào tạo và trang

bị những kiến thức cần thiết, có sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và có trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, phải xem xét phẩm chất đạo đức của khách hàng, tránh tình

trạng gian lận, lừa đảo, thất tín khi sử dụng những khoản tín dụng lớn.

Trên cơ sở những thông tin thu thập được, Ngân hàng sẽ tiến hành lập hồ sơ của khách hàng, và thường xuyên bổ sung thêm những thơng tin mới. Từ đó, có thể có hai cách xử thế khi khách hàng có đơn đề nghị xin vay vốn:

- Nếu tình hình khách hàng là tốt, đáng tin cậy thì ngân hàng sẽ cho vay, thậm chí có thể có những ưu đãi như tăng mức dư nợ và không cần tăng mức đảm bảo hoặc cho vay bằng tín chấp.

- Nếu tình hình khách hàng có những dấu hiệu khơng bình thường như doanh nghiệp sử dụng được vốn nhưng đang ở tình trạng nợ hoặc khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường có xu hướng giảm do việc xuất hiện một loại hàng tốt hơn. Khi đó, ngân hàng chưa vội thiết lập mối quan hệ tín dụng mà phải tìm cách trao đổi với khách hàng để làm rõ sự việc và tìm biện pháp giải quyết.

Một phần của tài liệu 0548 Giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển kinh doanh thương mại của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w