1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp bảo hiểm
- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế: Khi nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng tồn
cầu hố thì các nhân tố quốc tế sẽ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trước hết, xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế đặt doanh nghiệp vào một mơi trường cạnh tranh mới. Ở đó, các hàng rào thương mại như thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hạn chế mậu dịch... được giảm bớt sẽ giúp q trình lưu thơng hàng hóa giữa các nước ngày càng phát triển và là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra thách thức mới đối với doanh nghiệp, đó là phải chấp nhận chạy đua trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn: các tiêu chuẩn kĩ thuật, vệ sinh khắt khe hơn; các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn trong khi sự bảo hộ của nhà nước khơng cịn; sự khác biệt về văn hố, ngơn ngữ... cũng là một ảnh hưởng bất lợi tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc về chính trị như mối quan hệ giữa các chính phủ, vai trị của các tổ chức quốc tế, sự ra đời của hệ thống luật pháp quốc tế, các hiệp định và thoả thuận cũng ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa các chính phủ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa các doanh nghiệp. Các tổ chức quốc tế, các hiệp định và luật pháp quốc tế sẽ gián tiếp tác động tới doanh nghiệp
thông qua việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và thống nhất. [Vũ Trọng Lâm, 2006]
- Các nhân tố kinh tế: Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đối hay lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng, nhu cầu có khả năng thanh tốn cũng tăng lên, đây là cơ hội lớn bởi doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu đó, doanh nghiệp ấy sẽ thành cơng. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn cũng tăng, khi đó lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn. Khi đồng nội tệ lên giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên cả thị trường nước ngoài và nội địa bởi giá xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh, trong khi đó giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ lại giảm. Lạm phát tăng cũng có tác động to lớn đối với doanh nghiệp bởi đôi khi tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp không thể bù đắp sự sụt giảm giá trị của tiền tệ. [Trương Hoài Trang, 2005]
- Các nhân tố chính trị - pháp luật: Một nền chính trị ổn định sẽ là điều kiện để các
doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định sẽ tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. [Trương Hoài Trang, 2005]
- Các nhân tố về văn hoá - xã hội: bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, văn hóa, tâm lý. Đây là các nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dù ng, quy mô và chất lượng thị trường lao động. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. [Phan Lê Mai Linh, 2003]
- Các nhân tố thuộc môi trường ngành: Sự phát triển của ngành, mức độ cạnh tranh
trong ngành là các yếu tố tác động trực tiếp đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. [Dương Ngọc Dũng, 2006]
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bảo hiểm
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách và chiến lược vạch ra mục
tiêu, phương hướng và bước đi cho doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược bao gồm nhiều loại: Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu, chiến lược giữ vững thị trường hiện tại, chiến lược thâm nhập thị trường mới, chiến lược marketing... Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được những lợi thế sẵn có, hạn chế những bất lợi của mơi trường kinh doanh nội bộ và bên ngoài, đồng thời tạo dựng và duy trì những lợi thế mới. Bởi vậy, vạch ra một chiến lược thích hợp và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả là điều cơ bản giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. [Trần Sửu, 2006]
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Quy mô về vốn là nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng lợi ích kinh tế từ quy mơ, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, năng lực tài chính khơng chỉ thể hiện ở quy mơ vốn, mà cịn thể hiện ở cơ cấu vốn, ở việc khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp cũng như ở khả năng huy động những nguồn tài chính thích hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường. Năng lực tài chính sẽ là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. [Ngô Kịm Thanh, 2011].
- Nhân tố con người: Đây là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, cán bộ quản lý, đội ngũ lãnh đạo phải có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngoài và đặc biệt phải có sự quyết tâm và cam kết dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Người lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nên trình độ chun mơn và ý thức của người lao động là tiền đề để doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh. [Ngô Kịm Thanh, 2011]
- Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Môi trường kinh doanh luôn luôn thay
doanh nghiệp để đáp ứng được những nhu cầu của thị trường. Sự linh hoạt và biết thực hành trong quản lý sẽ giảm được tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, dịch vụ qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp [Nguyễn Thị Diệp, Phạm Văn Nam, 1998].
- Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể
hiện năng lực sản xuất của của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên cần lưu lý là trình độ cơng nghệ hiện đại phải đi đơi với trình độ đội ngũ lao động có khả năng sử dụng hiệu quả cơng nghệ ấy. [Ngô Kịm Thanh, 2011]