Nhóm các tiêu chí về tâm lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công trình 793 – thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 31 - 36)

.1.1.1 .3 Chất lượng nguồn nhân lực

1.1.3.3 Nhóm các tiêu chí về tâm lực

Tâm lực của NNL bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu

áp lực công việc, phẩm chất, đạo đức của người LĐ là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố xã hội của nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ những tình cảm, tập qn, phong cách, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thành tư tưởng, đạo đức và nghệ thuật….gắn liền với truyền thống văn hóa. Một nền văn hóa với bản sắc riêng ln là sức mạnh nội tại của một dân tộc.

Thái độ làm việc chính là ý thức của NNL trong quá trình làm việc. Điều này

hồn tồn phụ thuộc vào khí chất và tính cách mỗi cá nhân. Khi đứng trong một tổ chức, họ buộc phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ một người nào cũng đều có ý thức, trách nhiệm và sự tự giác tuân thủ các quy tắc và nội quy làm việc triệt để. Đặc biệt, khi văn hóa DN khơng được quan tâm, các cấp quản trị trong DN không thật sự chú ý kiểm sốt các hoạt động thì thái độ làm việc của cơng nhân có thể bê trễ làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc, chất lượng SP. Vì vậy, ngồi các nhóm tiêu chí về trí lực, thể lực thì thái độ làm việc là nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến CLNNL trong DN.

Tâm lý làm việc là vấn đề nội tâm chủ quan của cá nhân mỗi người trong DN. Tâm lý làm việc có thể chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan dẫn đến nội tâm chủ quan có thể là: chế độ thù lao của DN, đánh giá sự thực hiện cơng việc, bầu khơng khí làm việc tại nơi làm việc, thời gian

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

làm việc, bản thân công việc, khả năng mắc bệnh nghề nghiệp… Các yếu tố chủ quan chủ yếu phụ thuộc vào khí chất, tính cách của mỗi người. Tuy nhiên, khuôn khổ và nội quy của DN là hàng rào để họ thực hiện chức trách và nhiệm vụ theo lư trí và tư duy khoa học.

Như vậy, thái độ làm việc là những hành vi biểu hiện bên ngoài, tâm lý làm việc là những cảm xúc bên trong con người. Khi cảm xúc biến động khiến tâm lý làm việc biến động theo và ảnh hưởng đến thái độ làm việc của NNL, làm thay đổi hành vi trong của NNL. Khi NNL kiểm soát được hành vi của bản thân, nghĩa là kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng biểu hiện bằng thái độ, bằng hành vi đúng đắn là thể hiện NNL có kiến thức, có sự hiểu biết nhất định và phần đó được coi là có chất lượng về mặt tâm lực.

Khả năng chịu áp lực công việc là tiềm năng ẩn chứa trong mỗi cá nhân con người. Đó là sự bền bỉ của con người trong cơng việc cả về trí lực và thể lực. Trí lực là cơ sở để NNL có khả năng chịu áp lực, nhưng thể lực là điều kiện cần thiết không thể thiếu để con người giải quyết công việc hàng ngày và kéo dài thời gian làm việc nếu có yêu cầu. Các yếu tố thuộc tâm lực có liên quan chặt chẽ đến văn hóa DN. Xuất phát từ VH truyền thống của dân cư trong một nước có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, suy nghĩ, lề thói, cách sống… tạo nên VH, đạo đức của con người, những hành vi và thái độ thể hiện tại nơi làm việc thường biểu hiện khía cạnh phẩm chất đạo đức. Tuy có ảnh hưởng của VH tồn cầu, trình độ và sự nhận thức giúp con người có thể kiểm sốt hành vi, nhưng khơng phải bất cứ tình huống nào, thời điểm nào con người cũng kiểm sốt được. Do đó, nhóm tiêu chí thuộc về phẩm chất đạo đức của NNL là rất khó đánh giá, khó đưa ra một cơng thức hay một nhận định hay có thể lượng hóa được. Trong mỗi thời điểm, mỗi hồn cảnh lại có những biểu hiện khơng giống nhau. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá về CLNNL,có tiêu chí về phẩm chất đạo đức của con người nhưng khôngthể luôn ứng dụng, ln khách quan trong mọi tình huống. Phẩm chất: Phẩm là tư cách cịn Chất là tính chất. Phẩm chất cịn có có nghĩa chỉ tư cách đạo đức. Phẩm chất đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Phẩm chất đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương và nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo nhữngđiều kiện lịch sử cụthể.

Chức năng cơ bản của phẩm chất đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắcđược xã hội,tổ chứcthừanhận bằngsức mạnh của của giáo dục, của lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống tốt đẹp của dântộc.

Trong quá trình lao động, nâng cao phẩm chất đạo đức cho người lao động đó chính là nâng cao: tính kỷ luật, tính tự giác, tinh thần hợp tác, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm…

Việc nâng cao phẩm chất này liên quan tới tâm lý cá nhân và gắn liền với những giá trị văn hóa của con người. Người Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó nhưng về kỷ luật và tinh thần hợp tác còn nhiều nhượcđiểm, gây hạn chế cho tiến trình hộinhập quốctế.

Như vậy, phẩm chất đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác trong xã hội. Phẩm chất đạo đức là khuôn mẫu, là tiêu chuẩn để xây dựng cách làm việc, lối sống và lý tưởng của mỗi con người.Nâng cao phẩm chất đạo đức người lao động gồm có nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân và nâng cao phẩm chất đạo đức nghềnghiệp.

Những biểu hiện chính của phẩm chất đạo đức cá nhân trong công việc là:

- Ý thức hướng thiện, cần kiệm, trung thực, cólối sống lành mạnh, nếp sống văn minh - Tinh thần lao động chăm chỉ, nhiệt tình, cẩntrọng

- Ý thức tập thể, đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung

- Tinh thần trách nhiệmvớibản thân, với công việc và với doanh nghiệp - Ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường, …

Các chỉ tiêu để đo lường chất lượng nguồn nhân lực qua yếu tố phẩm chất đạo

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

đức cịn mang tính định tính, khó đánh giá được chính xác. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp thống kê, điều tra và xác định các chỉ tiêu định hướng, các biểu hiện, sự chuyển biến của người lao động, chẳng hạn như việc giảm các sai phạm, hạn chế, khuyết điểm của người lao động về các mặt như: vắng mặt không lý do; đi muộn về sớm; tham ơ; tiết lộ bí mật Cơng ty; uống bia rượu, hút thuốc lá trong giờ làm việc; cãi nhau, gây gổ với khách hàng, đồng nghiệp; …

Phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực được biểu hiện ở thái độ, hành vi.

Về thái độ:Thái độ là cách để lộ ý nghĩ, tình cảm trước một sự việc, trong một hồn cảnh bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Thái độ là ý thức với một việc làm thường xuyên. Như vậy, thái độ chính là cách suy nghĩ (nhận thức), cách ứng xử (ý thức) trong công việc của con người.

Thái độ của một người lao động thể hiện qua:

+ Thái độ với cấp trên là giúp người lao động: luôn tôn trọng, lịch sự với cấp trên, nghiêm túc tuân thủ chỉ dẫn mệnh lệnh có liên quan tới cơng việc, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng để nâng cao hiệu quả công việc cá nhân…

+ Thái độ với đồng nghiệp là giúp người lao động: luôn tôn trọng, lịch , hòa đồng, thân ái với đồng nghiệp; sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong phạm vi chức trách của mình.

+ Thái độ với khách hàng là giúp người lao động: luôn tôn trọng, lịchsự, nhiệt tình, tận tâm, săn sóc; lắng nghe góp ý của khách hàng, có tinh thần hợp tác nhằm cung cấp tới khách hàng dịch vụ, sản phẩm tốtnhất.

Nâng cao thái độ của người LĐ trong cơng việc thì thường được biểu hiện qua:

+ Nâng cao sự đam mê với cơng việc: đó là việc dành hết tâm nguyện đối với nhiệm vụ được giao, trăn trở và suy nghĩ không ngừng cho việc thực hiện tốt nhất cơng việc đó. Đam mê trong cơng việc khiến người lao động nhận thấy giá trị đích thực của mình trong kết quả cơng việc đó, là lịng tựtrọng, vị thế, đẳng cấp của chính bản thân.

+ Nâng cao sự học tập không ngừng: khơng chỉ dừng lại ở trình độ đã có mà

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

còn là sự tự học hỏi, bắt đầu từ việc chăm chú theo dõi người khác từcách đặt vấn đề, bắt chước… đến tự mày mị tìm kiếm các quyển sách, tài liệu để đọc. Nếu một tổ chức có được nhiều người như vậy thì đây là một điều khẳng định chắc chắn sự phát triển bềnvững.

+ Nâng cao tính đồng đội: là nâng cao khả năng làm việc nhóm, là yêu cầu bắt

buộc đối với bất kỳ nhân viên nào trong một tổ chức chuyên nghiệp. Lợi ích của tính đồng đội vơ cùng to lớn, khẳng định văn hóa - “cái hồn” của tổ chức, thể hiện trách nhiệm chung và đến cùng với sứ mệnh của tồn Cơng ty… Nâng cao tính đồng đội tạo ra một bầu khơng khí thân thiện, đồn kết, ngăn chặn được tính bè phái, cục bộ trong tổ chức.

+ Nâng cao lòng nhiệt huyết: đó là sự thể hiện một sức sống tràn trề, sẵn sàng vượt qua tất cả các trở ngại và rào cản. Có lịng nhiệt huyết sẽ chấm dứt sự buồn tẻ và chán nản trong công việc. Nâng cao lịng nhiệt huyết có tính chất ảnh hưởng rất cao, nó có thể lơi kéo những người khác thay đổi dần những hành vi chưa phù hợp của mình.

+ Nâng cao tự nhận thức: một người thành công là một người trước hết phải biết rõ hơn ai hết về chính bản thân mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng…

Về hành vi:Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hồn cảnh thời gian nhất định. Hành vi là hình thức đặc biệt của hoạt động, nó trở thành hành vi khi động cơ hành động từ kế hoạch đối tượng chuyển sang kế hoạch quan hệ nhân cách xã hội (hai kế hoạch này không tách rời nhau; quan hệ nhân cách xã hội được hiện thực hóa ở quan hệ đối tượng)

Hành vi được phân loạinhư sau:

+ Hành vi bản năng (bẩm sinh di truyền): thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể, có thể là tự vệ, mang tính lịch sử, mang tính văn hố mỗi quốc gia vùng miền. + Hành vi kỹ xảo: là hành vi mới tự tạo trên cơ sở luyện tập, có tính mềm dẻo và biến đổi. Nếu được định hình trên vỏ não và củng cố thì sẽ bên vững không thay đổi.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

+ Hành vi đáp ứng: là hành vi ứng phó để tồn tại, phát triển và là những hành vi ngược lại với sự tự nguyện của bản thân và khơng có sự lựa chọn.

+ Hành vi trí tuệ: là hành vi đạt được do hoạt động trí tuệ nhằm nhận thức được bản chất của các mối quan hệ xã hội có quy luật của sự vật hiện tượng để đáp ứng và cải tạo thế giới.

Cho đến nay, vẫn chưa có một chỉ tiêu tổng hợp chung có thể đánh giá tồn diện chất lượng nguồn nhân lực, mà thông thường phải đánh giá bằng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh từng khía cạnh đặc trưng của chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm có tính khơng gian và thời gian, tức là những tiêu chí để làm tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở mức độ cao hay thấp, đáp ứng nhu cầu phát triển ít hay nhiều đều phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội và nhận thức con người, căn cứ vào những mục tiêu cần đạt được và mức độ đáp ứng nhu cầu trong từng trường hợp và bối cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công trình 793 – thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)