Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần môi trường đô thị hà đông (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong khi nghiên cứu về cạnh tranh các nhà nghiên cứu còn sử dụng khái niệm sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh (trong thực tế sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh được sử dụng như là khái niệm đồng nghĩa). Tuy nhiên, đây là khái niệm phức hợp, phạm vi phản ánh của nó cũng rất đa dạng thuộc tầm vĩ mơ, là năng lực hay sức canh tranh của nền kinh tế; ở tầm vi mô là sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Trong các tài liệu hiện nay liên quan đến vấn đề này chưa có định nghĩa thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể nêu ra một số định nghĩa về năng lực canh tranh của các doanh nghiệp như sau:

Theo Michael E. Porter: Năng lực cạnh tranh của Công ty trong một lĩnh

vực xác định bằng những thế mạnh mà Công ty có hoặc huy động được để có thể canh tranh thắng lợi [17, tr.24].

Theo định nghĩa tương tự trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2011) thì năng lực cạnh tranh là ỘKhả năng giành được thì phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần đồng nghiệpỢ. Nhưng định nghĩa này vẫn chưa nêu rõ được chủ thể

cạnh tranh [18, tr.106].

Năng lực cạnh tranh có thể hiểu là Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chắ một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on Industrial Competiveness) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả daonh nghiệp/ngành và quốc gia như sau: ỘNăng lực cạnh tranh là khả năng của

doanh nghiệp, ngành, quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tếỢ [2, tr.44].

Theo báo cáo vể sức canh tranh (1995) của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cũng chỉ ra rằng: Năng lực canh tranh quốc tế của doanh nghiệp là khả năng của

một Công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Nguyễn Hồng Thái (2015): ỘNăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và quốc tếỢ [26, tr.29].

Theo Nguyễn Vĩnh Thanh (2006): ỘNăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ắch kinh tế cao và bền vữngỢ [25, tr.99].

Trong nhận thức về năng lực cạnh tranh, cần có sự phân biệt năng lực canh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đắch cuối cùng của doanh nghiệp trong cạnh tranh là lợi nhuận, lợi ắch kinh tế cũng có nghĩa là đảm bảo tắnh hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả - tức là có lợi nhuận sau khi trừ chi phắ nhưng khơng có năng lực canh tranh dài hạn nếu khơng duy trì được thị phần trước các đối thủ có tiềm lực tài chắnh hùng mạnh hoặc thực hiện hành vi bán phá giá. Hoặc có trường hợp doanh nghiệp có năng lực canh tranh nhưng khơng đạt hiệu quả trong ngắn hạn nếu hành vi cạnh tranh đó nhằm chiếm lĩnh thị trường... Như vậy, hiệu quả kinh doanh phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với chi phắ bỏ ra, còn năng lực canh tranh của doanh nghiệp lại được xem xét trong mối tương quan so sánh về tiềm năng, thực lực của nó với doanh nghiệp khác trên cùng một phạm vi thị trường trong một thời gian nhất định vé một loại hàng hố dịch vụ mà khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp.

Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có thể hiểu năng lực cạnh tranh là tất cả những yếu tố cấu thành nên các chủ thể tham gia cạnh tranh trên thị trường. Khái niệm năng lực cạnh tranh có thể hiểu đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh của mỗi một chủ thể trên thị trường. Một chủ thể cạnh tranh yếu là một chủ thể khơng có năng lực cạnh tranh hay nói khác chủ thế đó khơng có đủ các yếu tố tham gia quá trình cạnh tranh trên thị trường. Và ngược lại một chủ thể mạnh trong quá trình cạnh tranh là một chủ thể có năng lực cạnh tranh và có đầy đủ các yếu tố tham gia quá trình cạnh tranh.

Trên các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế có cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Theo Pr. Pob Yeung (2017) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phắ biến đổi trung bình thấp hơn giá trị của nó trên thị trường [22, tr.99]. Điều đó có nghĩa là: Doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra loại sản phẩm có chất lượng tương tự như doanh nghiệp khác nhưng với chi phắ thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh.

Theo Michael E. Porter (2006) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng cung cấp sản phẩm của chắnh doanh nghiệp trên thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trắ sản xuất của doanh nghiệp đó [17, tr.156]. Theo cách hiểu này thì một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là một doanh nghiệp có thể sản xuất và bán sản phẩm đó ra trên các thị trường khác nhau vẫn thu được lợi nhuận, không phụ thuộc vào địa điểm sản xuất sản phẩm đó.

Cũng có quan điểm cho rằng, năng lực canh tranh của doanh nghiệp là trình độ cơng nghệ có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời duy trì mức thu nhập thực tế của mình.

Các quan điểm này tuy có nhiều điểm khác nhau và cũng chưa định nghĩa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách đầy đủ nhưng qua đó có thể thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố là khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường sản xuất hàng hố đó tăng lên đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là mạnh. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì thị trường của doanh nghiệp khơng chỉ gói gọn là thị trường trong nước nữa mà bao hàm cả thị trường quốc tế (cạnh tranh khi xuất khẩu hay cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa). Dó đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, tác động đến các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Theo Michael Porter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực khai thác các thế mạnh độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có chi phắ thấp và tắnh mới của sản phẩm. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp

cần xác định được lợi thế của mình mới có thể giành thắng lợi. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh, đó là:

Một là, lợi thế về chi phắ: Tạo ra sản phẩm có chi phắ thấp hơn đối thủ cạnh

tranh. Các yếu tố sản xuất như máy móc, cơng nghệ, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.

Hai là, lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng

giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phắ sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tắnh hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chắ cao hơn đối thủ [17, tr.87-92].

Trong luận văn này, năng lực cạnh tranh xem xét trên giác độ doanh nghiệp, theo đó năng lực cạnh tranh trong luận văn như sau: ỘNăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiến lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vữngỢ.

Hay đơn giả có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ những năng lực về tài chắnh, thiết bị công nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chức quản lýẦ mà doanh nghiệ có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần môi trường đô thị hà đông (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)