CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Mơ hình nghiên cứu
1.4.1. Quy trình nghiên cứu
Luận văn được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộvà nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu tài liệu và phương pháp
định tính với kỹthuật phỏng vấn sâu để lựa chọn và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện bằng cách gửi phiếu phỏng vấn đến người lao động, hướng dẫn, gợi ý đểhọ
điền vào phiếu phỏng vấn sau đó sẽthu lại đểtiến hành phân tích.
Quy trình nghiên cứu có thể sơ đồ hóa tương tự như sau:
Hình 1.1 : Quy trình nghiên cứu
Tổng quan lý thuyết
Lựa chọn mơ hình nghiên cứu
Xây dựng thang đo
Thu thập sốliệu
Kiểm định thang đo
Phân tích nhân tốkhám phá EFA
Mơ hình hiệu chỉnh
Phân tích kết quả
Các nghiên cứu vềtạo động lực
Mơ hình các yếu tốtác động đến động lực làm việc
Thang đo cho các yếu tố của Mơ hình
Kiểm định Cronbach’s Alpha
Loại biến
Rút gọn mơ hình
Kiểm tra mơ hình Điều tra chọn mẫu
1.4.2. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của con người, kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước và kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Mơ hình này xác định các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động theo các đặc điểm cá nhân. Các đặc điểm cá nhân được xem xét là:
giới tính, tuổi, vị trí, trìnhđộhọc vấn, thâm niêm làm việc.
Hình 1.2. Mơ hình nghiên cứu đềxuất
1.4.3. Các giảthiết nghiên cứu
Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Chi nhánh
ngân hàng nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nghiên cứu này, xem xét 7 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại đây, gồm: Bản chất công việc, cơ
hội đào tạo, thăng tiến, môi trường làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, ý thức gắn kết với cơng ty.
H1: Nhóm các nhân tốthuộc về đặcđiểm cơng việc được người lao động đánh giá càng cao thì nhân tố này tác động đến động lực làm việc càng cao và ngược lại.
H2: Nhóm các nhân tốthuộc về cơ hội đào tạo và thăng tiến được người lao độngđánh giá càng cao thì nhân tố nàytác động đến động lực làm việc càng caovà ngược lại.
H3: Nhóm các nhân tốthuộc về môi trường làm việc được người lao động đánh giá càng cao thì nhân tố này tác động đến động lực làm việc càng cao và ngược lại.
H4: Nhóm các nhân tốthuộc vềlãnhđạo được người lao độngđánh giácàng cao thì nhân tố nàytác động đến động lực làm việc càng cao và ngược lại.
H5: Nhóm các nhân tố thuộc về đồng nghiệp được người lao động đánh giá càng cao thì nhân tố nàytác động đến động lực làm việc càng cao và ngược lại.
H6: Nhóm các nhân tố thuộc về tiền lương được người lao độngđánh giá càng cao thì nhân tố này tác động đến động lực làm việc càng cao và ngược lại.
H7: Nhóm các nhân tố thuộc vềý thức gắn kết với công ty được người lao độngđánh giá càng cao thì nhân tố nàytác động đến động lực làm việc càng cao và ngược lại.