Kinh nghiệm từ một số Công ty Thủy lợi ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 40)

Mơ hình quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi ở Công ty Thủy lợi Tỉnh Đồng Tháp

Hoạt động của các đơn vị quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi ở đây gần như hoàn toàn theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc “đấu giá cạnh tranh”.

Các hộ nông dân trong vùng hưởng lợi tổ chức đại hội những người dùng nước. Đại hội thảo luận quy chế quản lý, vận hành và tu sửa cơng trình, đồng thời bầu ra Ban quản lý tưới. Ban quản lý tưới đại diện cho quyền lợi của các hộ dân trong vùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm xem xét, lựa chọn cá nhân nhận khoán theo nguyên tắc “đấu giá mức thu thuỷ lợi phí”. Tổ chức, cá nhân nào có đủ năng lực và chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, vận hành cơng trình, cung cấp nước tưới đầy đủ theo yêu cầu của các tập đồn viên và có mức thu thuỷ lợi phí thấp nhấp sẽ được chọn để giao

khoán. Ban quản lý tưới tiêu sẽ ký hợp đồng giao khoán với tổ chức, cá nhân nhận khoán; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc tưới tiêu và tu sửa cơng trình của người nhận khoán theo các quy định đã được ký kết trong hợp đồng mà đại hội đã thơng qua.

Mơ hình quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi của các Cơng ty Thủy lợi ở An Giang

Hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là các trục kênh rạch tạo nguồn nước tưới và các trạm bơm bơm nước vào các khu canh tác của từng hộ. Công ty khai thác cơng trình thuỷ lợi An Giang được giao quản lý các trục kênh chính, các cơng trình điều tiết và một số trạm bơm lớn phục vụ tưới cho khoảng 10.000 ha (chỉ khoảng 5% diện tích sản xuất của tồn tỉnh). Số diện tích cịn lại do các trạm bơm nhỏ phục vụ. Các trạm bơm này đã được UBND tỉnh giao lại cho UBND các xã, trị trấn quản lý. Để quản lý, khai thác tốt các trạm bơm này, UBND tỉnh An Giang đã cho áp dụng hình thức “hiệp thương khai thác sử dụng đường nước”. Tổ chức, cá nhân tham dự hiệp thương làm hồ sơ gửi đến UBND xã, thị trấn nơi tổ chức hiệp thương, hồ sơ gồm thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quản lý, phương hướng kế hoạch quản lý khai thác cơng trình, mức thuỷ lợi phí phải thu. UBND xã, thị trấn thơng báo thời gian, địa điểm tổ chức hiệp thương. Đúng ngày tổ chức hiệp thương, UBND xã mời tất cả các hộ dùng nước chung trong hệ thống và các tổ chức, cá nhân đang ký hiệp thương đến dự và xét chọn. Nguyên tắc lựa chọn là các hộ dùng nước nghiên cứu kỹ từng hồ sơ để lựa chọn người quản lý, khai thác trên cơ sở cân nhắc phương án, kế hoạch quản lý và mức thu thuỷ lợi phí sau đó bỏ phiếu kín lựa chọn. Mục đích của việc hiệp thương khai thác sử dụng đường nước là nhằm đảm bảo lợi ích của người quản lý và người sử dụng với chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất.

Mơ hình quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi của Cơng ty Thủy Lợi tỉnh Thanh Hóa

Trước năm 2003, tồn tỉnh Thanh Hóa có 9 Xí nghiệp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi. Tuy nhiên sau đó do một số xí nghiệp hoạt động gặp nhiều khó khăn nên tỉnh có chủ trương sáp nhập các xí nghiệp lại thành các cơng ty thủy nơng. Đến nay, tồn tỉnh bao gồm 3 cơng ty quản lý thủy nông cấp tỉnh, 3 ban QLKT CTTL cấp huyện quản lý các hệ thống cơng trình thủy lợi quy mơ lớn và vừa.

Ở cấp tỉnh, có 3 cơng ty với 100% vốn nhà nước, bao gồm Công ty sông Chu, Công ty Nam sông Mã và Công ty Bắc sông Mã trực thuộc UBND tỉnh và được giao nhiệm vụ quản lý các hệ thống cơng trình liên huyện có quy mơ lớn và một số cơng trình quy mơ vừa nằm rải rác ở các huyện có yêu cầu kỹ thuật phức tạp mà các tổ chức quản lý khai thác huyện hay xã khơng đủ năng lực để đảm nhiệm. Ngồi ra cịn tham gia thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác như phòng chống lụt bão, cấp nước sạch,...Công ty đồng thời quản lý nhiều cơng trình có quy mơ vừa và nhỏ nằm phân tán trên địa bàn rộng lớn, đi lại khó khăn, đặc biệt ở các huyện miền núi. Do địa bàn rộng, cơng trình phân tán nên các Công ty đã thành lập các chi nhánh thủy nông cấp huyện để tổ chức quản lý thêm các hệ thống này. Các huyện thực hiện công tác quản lý khai thác các hệ thống cơng trình thuỷ lợi có quy mơ vừa và nhỏ phục vụ tưới liên xã hoặc nội xã. Tuy nhiên các cơng trình thuỷ lợi cấp huyện có quy mơ vừa, yêu cầu vận hành phức tạp được phân giao quản lý cho các Chi nhánh của các Công ty nhà nước nằm trên địa bàn huyện quản lý vận hành.

Ở cấp địa phương có khoảng hơn 500 tổ chức hợp tác dùng nước các loại có nhiệm vụ QLKT CTTL quy mô nhỏ và quản lý tưới tiêu ở cấp nội đồng. Các đơn vị ở địa phương quản lý các hệ thống cơng trình độc lập nhỏ lẻ bao gồm cả hệ thống kênh chính và kênh cấp 1, cấp 2 và cơng trình trên kênh. Hệ thống kênh nội đồng thường do các hợp tác xã hay tổ dịch vụ thôn quản lý vận hành.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi

- Các Công ty Quản lý khai thác CTTL hoạt động theo Luật Thủy Lợi [1] là đơn vị hoạt động tạo ra sản phẩm mang tính cơng ích nên nguồn thu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước. Những năm gần đây các Công ty luôn gặp phải những khó khăn trong vấn đề tài chính do kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí khơng kịp thời vì cơ chế chưa rõ ràng nên nhiều khi các Công ty khơng có kinh phí để trả tiền điện, sửa chữa máy móc, thiết bị, nạo vét kênh mương, trả lương cho cán bộ, công nhân viên. - Hình thức quản lý vẫn theo cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp được khái quát ngắn gọn bằng cơ chế “xin - cho” là nguyên nhân sâu xa dẫn đến trì trệ, yếu kém trong tổ chức quản lý điều hành các hệ thống thuỷ nông và cũng là nguyên nhân làm mất động lực phát triển, bất cập với kinh tế thị trường.

- Khơng có một mơ hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả các hệ thống thuỷ lợi, mà phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kỹ thuật, trình độ phát triển khoa học công nghệ và các đặc điểm về văn hố xã hội, phong tục tập qn, trình độ dân trí của từng khu vực cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực và của từng Quốc gia để xây dựng cho phù hợp.

- Cũng khơng có một mơ hình tổ chức nào tồn tại vĩnh viễn mà phải thường xuyên đổi mới và hồn thiện cho thích nghi với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

- Không nên coi nhẹ vai trò của người hưởng lợi trong quản lý các hệ thống thuỷ lợi. Nếu chỉ để các tổ chức Nhà nước quản lý thì hiệu quả sẽ khơng cao và thường là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc cấp kinh phí hoạt động hàng năm.

- Mơ hình tổ chức quản lý nhất thiết phải tn thủ tính hệ thống. Mơ hình tổ chức và thể chế quản lý phải đồng bộ là 2 mặt của một vấn đề. Khơng có một tổ chức nào hoạt động tốt mà thiếu một trong 2 nội dung đó.

- Hệ thống thuỷ lợi thuộc cơng trình cơ sở hạ tầng, công tác quản lý không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước.

1.6 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Quản lý khai thác CTTL là nhiệm vụ cung ứng sản phẩm cơng ích, gắn liền với đối tượng dùng nước là nông dân và trực tiếp liên quan đến quản lý và chi tiêu nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho nơng dân, việc sử dụng hiệu quả kinh phí của nhà nước là yêu cầu tiên quyết do vậy chủ đề này nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà khoa học trong nước thời gian qua, điển hình như:

Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng cơng trình thủy lợi

Ngày 31/8/2015 Bộ NN - PTNT công bố kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng cơng trình thủy lợi tại quyết định số 3511/QĐ-BNN-TCTL [9] (số liệu điều tra năm 2013) trong đó có những số liệu tổng hợp, số liệu riêng của 06 vùng kinh tế. Số lượng các đơn vị tham gia hoạt động quản lý khai thác CTTL và số lượng người tham gia trong cả nước, cùng với đó là thống kê các mơ hình hoạt động. Kết quả tưới tiêu

phục vụ sản xuất nông nghiệp với cơ cấu từng vụ và loại cây trồng. Số lượng, chủng loại các CTTL từ hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, kênh mương ở các cấp độ quản lý.

Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cơng trình thủy lợi hiện có ban hành kèm theo quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ NN-PTNT [8]

Ngoài những phần quan điểm, mục tiêu, các căn cứ pháp lý… đề án đã đánh giá thực trạng quản lý khai thác cơng trình thủy lợi từ xây dựng cơng trình đến mơ hình tổ chức quản lý khai thác. Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quản lý khai thác CTTL. Những nhiệm vụ trong giai đoạn tới và những giải pháp căn bản để nâng cao hiệu quản quản lý khai thác CTTL của nước ta.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Theo tác giả Đồn Thế Lợi đã nêu lên thực trạng mơ hình tổ chức quản lý khai thác CTTL trên phạm vi cả nước trong đó nhấn mạnh vào 04 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý khai thác CTTL từ đó đưa ra một số giải pháp chính được thể hiện trong bài báo “Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi”.

Theo PGS.TS Nguyễn Trung Dũng từ thực trạng quản lý CTTL và chế độ chính sách về thủy lợi phí, tác giả đã phân tích chính sách TLP của Việt Nam từ năm 1949 đến nay. Qua đó đề xuất một số giải pháp điều chỉnh chính sách TLP qua đó nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL thể hiện rõ ở bài báo “Chính sách thủy lợi phí (TLP) ở Việt Nam - Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học”

Với mục tiêu là nghiên cứu phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của cơng trình tiêu thốt nước phục vụ nơng nghiệp để xem xét tính hiệu quả của hệ thống cơng trình tiêu thốt nước trong giai đoạn quản lý vận hành. PGS.TS Nguyễn Bá Uân đã đưa ra các cơ sở nghiên cứu, cùng các quan điểm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của loại hình cơng trình này từ đó đề xuất các bước tính tốn cụ thể các thành phần lợi ích trong xác định hiệu quả kinh tế cơng trình tiêu thốt nước ở báo cáo nghiên cứu khoa học “Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của CTTL phục vụ tiêu thoát nước”.

Các luận văn của các thạc sĩ

Theo tác giả Mai An Đông luận văn về ”Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu”[12] nói về việc trước tình hình tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là úng ngập, hạn hán lụt bão... thì các cơng trình thuỷ lợi cần được quản lý và khai thác sao cho vừa hoàn thành được nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo phục vụ tiêu nước cho đô thị, khu công nghiệp vừa cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp...

Đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các cơng trình thủy nơng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn Thị Vòng năm 2013[13] đã chú trọng đến các tồn tại trong khai thác công trình thủy lợi và đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao kết quả sử dụng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn Huyện Nghĩa Hưng.

Kết luận chương 1

CTTL ở nước ta đã có từ ngàn năm trước, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng được đầu tư mạnh mẽ nhất có thể kể đến giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc những năm 1960-1975 và thời kỳ đổi mới đến nay. CTTL đã có một vai trị vơ cùng to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay dưới góc độ kinh tế học hiện đại với hướng tiếp cận xuyên ngành, việc xem xét hiệu quả kinh tế của các CTTL đã được quan tâm nghiên cứu với những đánh giá khách quan khoa học về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan trong quản lý khai thác CTTL. Đồng thời với những kinh nghiệm thực tế và kết quả nghiên cứu đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, đảm bảo đời sống an sinh xã hội, góp phần giữ gìn, cải tạo môi trường và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tư xây dựng các CTTL là một đòi hỏi tất yếu, tuy nhiên trước khi đầu tư, trong đầu tư và sau đầu tư các dự án này, nhất thiết phải có những nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế nhất là trong giai đoạn quản lý vận hành mà chúng mang

lại. Những nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có những quyết sách và giải pháp đúng đắn trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực Quốc gia và phát huy ngày càng hiệu quả hơn các nguồn lực này phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI TÂY NAM NGHỆ AN

Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.493,7 km² phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp với tỉnh XiengKhuang nước bạn Lào, phía Đơng giáp với Biển và phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách trung tâm Hà Nội 291 km về phía Nam. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu vực, Nghệ An là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa Bắc Bộ và Miền trung Tây Nguyên. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng, đường biển hình rẻ quạt mà thành phố Vinh là đầu nút.

Chi cục Thuỷ lợi là tổ chức quản lý chuyên ngành, tham mưu giúp Giám đốc Sở NN - PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý và khai thác cơng trình thuỷ lợi.

Hiện Nghệ An có 7 Doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Thuỷ lợi Bắc, Nam, Thanh Chương, Tây Nam, Tân Kỳ, Phủ Quỳ, Tây Bắc, đảm nhiệm việc quản lý vận hành, khai thác và bảo vệ các cơng trình thủy lợi chính, bao gồm: Hệ thống thủy nông Bắc - Nam và 95 hồ đập loại lớn, 61 trạm bơm, 260 đập dâng và 2 hệ thống thuỷ nông lớn (hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam).

Các đơn vị do UBND cấp huyện quản lý: UBND cấp xã, các HTX, tổ đội thuỷ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 40)