Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 43 - 50)

Quản lý khai thác CTTL là nhiệm vụ cung ứng sản phẩm cơng ích, gắn liền với đối tượng dùng nước là nông dân và trực tiếp liên quan đến quản lý và chi tiêu nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho nông dân, việc sử dụng hiệu quả kinh phí của nhà nước là yêu cầu tiên quyết do vậy chủ đề này nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà khoa học trong nước thời gian qua, điển hình như:

Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng cơng trình thủy lợi

Ngày 31/8/2015 Bộ NN - PTNT công bố kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng cơng trình thủy lợi tại quyết định số 3511/QĐ-BNN-TCTL [9] (số liệu điều tra năm 2013) trong đó có những số liệu tổng hợp, số liệu riêng của 06 vùng kinh tế. Số lượng các đơn vị tham gia hoạt động quản lý khai thác CTTL và số lượng người tham gia trong cả nước, cùng với đó là thống kê các mơ hình hoạt động. Kết quả tưới tiêu

phục vụ sản xuất nông nghiệp với cơ cấu từng vụ và loại cây trồng. Số lượng, chủng loại các CTTL từ hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, kênh mương ở các cấp độ quản lý.

Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cơng trình thủy lợi hiện có ban hành kèm theo quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ NN-PTNT [8]

Ngoài những phần quan điểm, mục tiêu, các căn cứ pháp lý… đề án đã đánh giá thực trạng quản lý khai thác cơng trình thủy lợi từ xây dựng cơng trình đến mơ hình tổ chức quản lý khai thác. Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quản lý khai thác CTTL. Những nhiệm vụ trong giai đoạn tới và những giải pháp căn bản để nâng cao hiệu quản quản lý khai thác CTTL của nước ta.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Theo tác giả Đoàn Thế Lợi đã nêu lên thực trạng mơ hình tổ chức quản lý khai thác CTTL trên phạm vi cả nước trong đó nhấn mạnh vào 04 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý khai thác CTTL từ đó đưa ra một số giải pháp chính được thể hiện trong bài báo “Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi”.

Theo PGS.TS Nguyễn Trung Dũng từ thực trạng quản lý CTTL và chế độ chính sách về thủy lợi phí, tác giả đã phân tích chính sách TLP của Việt Nam từ năm 1949 đến nay. Qua đó đề xuất một số giải pháp điều chỉnh chính sách TLP qua đó nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL thể hiện rõ ở bài báo “Chính sách thủy lợi phí (TLP) ở Việt Nam - Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học”

Với mục tiêu là nghiên cứu phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của cơng trình tiêu thốt nước phục vụ nơng nghiệp để xem xét tính hiệu quả của hệ thống cơng trình tiêu thốt nước trong giai đoạn quản lý vận hành. PGS.TS Nguyễn Bá Uân đã đưa ra các cơ sở nghiên cứu, cùng các quan điểm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của loại hình cơng trình này từ đó đề xuất các bước tính tốn cụ thể các thành phần lợi ích trong xác định hiệu quả kinh tế cơng trình tiêu thốt nước ở báo cáo nghiên cứu khoa học “Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của CTTL phục vụ tiêu thoát nước”.

Các luận văn của các thạc sĩ

Theo tác giả Mai An Đông luận văn về ”Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu”[12] nói về việc trước tình hình tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là úng ngập, hạn hán lụt bão... thì các cơng trình thuỷ lợi cần được quản lý và khai thác sao cho vừa hoàn thành được nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo phục vụ tiêu nước cho đô thị, khu công nghiệp vừa cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp...

Đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các cơng trình thủy nơng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn Thị Vòng năm 2013[13] đã chú trọng đến các tồn tại trong khai thác cơng trình thủy lợi và đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao kết quả sử dụng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn Huyện Nghĩa Hưng.

Kết luận chương 1

CTTL ở nước ta đã có từ ngàn năm trước, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng được đầu tư mạnh mẽ nhất có thể kể đến giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc những năm 1960-1975 và thời kỳ đổi mới đến nay. CTTL đã có một vai trị vơ cùng to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay dưới góc độ kinh tế học hiện đại với hướng tiếp cận xuyên ngành, việc xem xét hiệu quả kinh tế của các CTTL đã được quan tâm nghiên cứu với những đánh giá khách quan khoa học về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan trong quản lý khai thác CTTL. Đồng thời với những kinh nghiệm thực tế và kết quả nghiên cứu đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, đảm bảo đời sống an sinh xã hội, góp phần giữ gìn, cải tạo mơi trường và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tư xây dựng các CTTL là một đòi hỏi tất yếu, tuy nhiên trước khi đầu tư, trong đầu tư và sau đầu tư các dự án này, nhất thiết phải có những nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế nhất là trong giai đoạn quản lý vận hành mà chúng mang

lại. Những nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có những quyết sách và giải pháp đúng đắn trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực Quốc gia và phát huy ngày càng hiệu quả hơn các nguồn lực này phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CƠNG TY TNHH MTV THỦY LỢI TÂY NAM NGHỆ AN

Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.493,7 km² phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp với tỉnh XiengKhuang nước bạn Lào, phía Đơng giáp với Biển và phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách trung tâm Hà Nội 291 km về phía Nam. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu vực, Nghệ An là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa Bắc Bộ và Miền trung Tây Nguyên. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng, đường biển hình rẻ quạt mà thành phố Vinh là đầu nút.

Chi cục Thuỷ lợi là tổ chức quản lý chuyên ngành, tham mưu giúp Giám đốc Sở NN - PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý và khai thác cơng trình thuỷ lợi.

Hiện Nghệ An có 7 Doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Thuỷ lợi Bắc, Nam, Thanh Chương, Tây Nam, Tân Kỳ, Phủ Quỳ, Tây Bắc, đảm nhiệm việc quản lý vận hành, khai thác và bảo vệ các cơng trình thủy lợi chính, bao gồm: Hệ thống thủy nông Bắc - Nam và 95 hồ đập loại lớn, 61 trạm bơm, 260 đập dâng và 2 hệ thống thuỷ nông lớn (hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam).

Các đơn vị do UBND cấp huyện quản lý: UBND cấp xã, các HTX, tổ đội thuỷ nơng quản lý các cơng trình độc lập nằm gọn trong địa bàn xã gồm có hơn 530 hồ đập loại nhỏ, 640 trạm bơm và 167 đập dâng và phần kênh mương nội đồng (Cơng trình đầu mối, kênh cấp I, II do Doanh Nghiệp quản lý).

Với đặc thù địa hình đồi núi dốc, các cơng trình xây dựng đã lâu hiện nay đã xuống cấp nên công tác thực hiện đầu tư sửa chữa nâng cấp thời gian gần đây luôn nhận được sự quan tâm đầu tư kịp thời của các cấp các ngành với các nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ, ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn JICA, ngân sách tỉnh… với mục tiêu đảm bảo an tồn cho cơng trình, kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bảng 2.1 Năng lực tưới tiêu của các cơng trình thủy lợi

TT Tên địa phương

DN thủy nông quản lý UBND xã quản lý SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) 1 Anh Sơn 23 6.328 12 2.689 2 Con Cuông 85 3.712 3 Đô Lương 5 9.210 143 15.647 4 Thanh Chương 14 7.355 107 8.175 5 Nam Đàn 14 11.446 125 12.783

TT Tên địa phương

DN thủy nông quản lý UBND xã quản lý SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) 6 Hưng Nguyên 16 14.107 76 7.508 7 Nghi Lộc 12 14.305 65 11.138 8 TP Vinh 4 4.338 13 1.727 9 Diễn Châu 3 21.542 69 11.328 10 Yên Thành 10 23.812 159 11.078 11 Quỳnh Lưu 4 14.921 94 8.493 12 TX Hoàng Mai 3 3.733 20 1.412 13 Tân Kỳ 10 3.950 112 4.419 14 Nghĩa Đàn 11 3.350 72 3.985 15 Thái Hòa 4 2.246 43 1.450 16 Quỳ Hợp 11 2.255 48 3.414 17 Quỳ Châu 53 3579 18 Quế Phong 68 4896 19 Kỳ Sơn 30 1302 20 Tương Dương 21 617

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Cơng ty)

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Nam Nghệ An (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An, gọi tắt là Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An) là 01 trong 07 Cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các nguồn vốn đầu tư chủ yếu là sửa chữa, nâng cấp các cơng trình đã xuống cấp, khơng đảm bảo an tồn trong q trình vận hành khai thác.

Từ khi dự án bắt đầu được triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng cơng trình được thực hiện nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn an toàn mà pháp luật về xây dựng quy định.

Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện quản lý các dự án đã xuất hiện những khó khăn, thiếu sót ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 43 - 50)