.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 47)

Chi cục Thuỷ lợi là tổ chức quản lý chuyên ngành, tham mưu giúp Giám đốc Sở NN - PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý và khai thác cơng trình thuỷ lợi.

Hiện Nghệ An có 7 Doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Thuỷ lợi Bắc, Nam, Thanh Chương, Tây Nam, Tân Kỳ, Phủ Quỳ, Tây Bắc, đảm nhiệm việc quản lý vận hành, khai thác và bảo vệ các cơng trình thủy lợi chính, bao gồm: Hệ thống thủy nông Bắc - Nam và 95 hồ đập loại lớn, 61 trạm bơm, 260 đập dâng và 2 hệ thống thuỷ nông lớn (hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam).

Các đơn vị do UBND cấp huyện quản lý: UBND cấp xã, các HTX, tổ đội thuỷ nông quản lý các cơng trình độc lập nằm gọn trong địa bàn xã gồm có hơn 530 hồ đập loại nhỏ, 640 trạm bơm và 167 đập dâng và phần kênh mương nội đồng (Cơng trình đầu mối, kênh cấp I, II do Doanh Nghiệp quản lý).

Với đặc thù địa hình đồi núi dốc, các cơng trình xây dựng đã lâu hiện nay đã xuống cấp nên công tác thực hiện đầu tư sửa chữa nâng cấp thời gian gần đây luôn nhận được sự quan tâm đầu tư kịp thời của các cấp các ngành với các nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ, ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn JICA, ngân sách tỉnh… với mục tiêu đảm bảo an tồn cho cơng trình, kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bảng 2.1 Năng lực tưới tiêu của các cơng trình thủy lợi

TT Tên địa phương

DN thủy nông quản lý UBND xã quản lý SL công trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) 1 Anh Sơn 23 6.328 12 2.689 2 Con Cuông 85 3.712 3 Đô Lương 5 9.210 143 15.647 4 Thanh Chương 14 7.355 107 8.175 5 Nam Đàn 14 11.446 125 12.783

TT Tên địa phương

DN thủy nông quản lý UBND xã quản lý SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) SL cơng trình (cái) Diện tích tưới tiêu (ha) 6 Hưng Nguyên 16 14.107 76 7.508 7 Nghi Lộc 12 14.305 65 11.138 8 TP Vinh 4 4.338 13 1.727 9 Diễn Châu 3 21.542 69 11.328 10 Yên Thành 10 23.812 159 11.078 11 Quỳnh Lưu 4 14.921 94 8.493 12 TX Hoàng Mai 3 3.733 20 1.412 13 Tân Kỳ 10 3.950 112 4.419 14 Nghĩa Đàn 11 3.350 72 3.985 15 Thái Hòa 4 2.246 43 1.450 16 Quỳ Hợp 11 2.255 48 3.414 17 Quỳ Châu 53 3579 18 Quế Phong 68 4896 19 Kỳ Sơn 30 1302 20 Tương Dương 21 617

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Cơng ty)

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Nam Nghệ An (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An, gọi tắt là Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An) là 01 trong 07 Cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các nguồn vốn đầu tư chủ yếu là sửa chữa, nâng cấp các cơng trình đã xuống cấp, khơng đảm bảo an tồn trong q trình vận hành khai thác.

Từ khi dự án bắt đầu được triển khai thực hiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình được thực hiện nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn an toàn mà pháp luật về xây dựng quy định.

Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện quản lý các dự án đã xuất hiện những khó khăn, thiếu sót ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình.

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An (Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An) tiền thân là Xí nghiệp thủy lợi Anh Sơn được UBND tỉnh Nghệ An thành lập ngày 10/8/1987 tại Quyết định số: 174/QĐ-UBND. Được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuỷ lợi Tây Nam Nghệ An tại Quyết định số: 523/QĐ- UBND.NN ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Nghệ An.

Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An thực hiện quản lý, vận hành và khai thác các CTTL tại 4 huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An (gồm Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn), đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu dùng nước khác trên địa bàn,…

Hình 2.3 Văn phịng Cơng ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Công ty Thuỷ lợi Tây Nam Nghệ An thực hiện quản lý, vận hành và khai thác các cơng trình thuỷ lợi tại 4 huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An (gồm Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn), đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu dùng nước khác trên địa bàn,…

Hiện nay, Công ty trực tiếp quản lý, bảo vệ, vận hành và khai thác 108 cơng trình cơng trình thuỷ lợi gồm có: 17 hồ chứa, 8 trạm bơm điện tưới và 83 đập tràn phai tạm; tham mưu tổ chức quản lý và khai thác các cơng trình thuỷ lợi.

Hàng năm, Cơng ty phụ trách diện tích tưới cho trên 10.053,52 ha lúa và cây rau màu.

Cơng ty cịn thực hiện nhiệm vụ khảo sát thiết kế, thi cơng sửa chữa chống xuống cấp cơng trình thuỷ lợi. Tổ chức quản lý, thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp các cơng trình thủy lợi bằng các nguồn vốn từ Ngân sách trung ương, hỗ trợ có mục tiêu.

Thực hiện cơ chế hợp đồng đặt hàng, cung cấp dịch vụ tưới tiêu nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tưới nông nghiệp và phục vụ các nhu cầu dân sinh, kinh tế khác; nước thu thủy lợi phí được Nhà nước miễn theo quy định hiện hành.

Hàng năm lập kế hoạch sửa chữa, tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơng trình thủy lợi.

Điều tra, theo dõi, tổng hợp, quan trắc thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn, chất lượng nước, tình hình diễn biến của các cơng trình, thực tế hoạt động khác với thiết kế ban đầu để đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi các cơng trình do Cơng ty trực tiếp quản lý.

Phối hợp với các ngành quản lý quy hoạch nguồn nước, quản lý môi sinh, môi trường nước và nguồn nước các cơng trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

Tư vấn giúp các huyện, thị tổ chức bảo vệ, quản lý, khai thác tốt các cơng trình thủy lợi trên địa bàn.

Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước do Công ty quản lý. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình được UBND tỉnh giao.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An là doanh nghiệp Nhà nước hạng III trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, được thành lập theo Quyết định số 532/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt phương án tổ chức lại và đổi tên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Anh Sơn thành Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An.

Công ty Thuỷ lợi Tây Nam Nghệ An thực hiện quản lý, vận hành và khai thác các cơng trình thuỷ lợi tại 4 huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An (gồm Anh Sơn, Con Cng, Tương Dương và Kỳ Sơn)

Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Hiện nay, Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An với tổng số cán bộ nhân viên là 71 người (45 nam và 26 nữ), với 1 cán bộ có trình độ thạc sĩ và 20 cán bộ có trình đại học trong đó Thạc sĩ Thủy Lợi 1 người, Đại học thủy lợi 14 người; Cao đẳng, trung cấp 26 người và Công nhân kỹ thuật 24 người.

Ban Lãnh đạo gồm: Chủ tịch kiêm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc cơng ty. Các phòng ban, đơn vị trực thuộc gồm:

- 03 phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính, phịng Kế hoạch - Kỹ thuật, phịng Tài chính - Kế tốn.

- 01 Xí nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi tại huyện Anh Sơn (Xí nghiệp thủy lợi Anh Sơn)

- 01 Xí nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi tại huyện Con Cng (Xí nghiệp thủy lợi Con Cuông)

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC CƠNG TY

2 PHĨ GIÁM ĐỐC VÀ 1 KẾ TỐN TRƯỞNG

Các phịng ban chun mơn nghiệp vụ

- Phịng Tổ chức – Hành chính - Phịng Kế hoạch – Kỹ thuật - Phịng Tài chính – Kế tốn

Các đơn vị trực thuộc

Xí nghiệp thủy lợi Anh Sơn Xí nghiệp thủy lợi Con Cng

Bảng 2.2 Tổng hợp trình độ chun mơn cán bộ cơng ty

TT Chuyên ngành đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Kỹ sư thủy lợi 20 28,1

2 Kỹ sư xây dựng 1 1,4

3 Cao đẳng; Trung cấp thủy lợi, xây dựng 26 36,6

4 Khác 24 33,8

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính cơng ty)

2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích, Cơng ty quản lý các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp trên 4 địa bàn huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn. Công tác lập kế hoạch và thực hiện sản xuất kinh doanh theo quy trình sau đây:

Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh:

Công tác lập kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị QLKT CTTL không chỉ phục vụ công tác quản lý của đơn vị trong việc điều tiết và phân bổ nguồn lực phục vụ sản xuất mà còn là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền làm căn cứ để giao kế hoạch hoặc đặt hàng cho các đơn vị.

Công tác lập kế hoạch sát với thực tế sẽ giúp các đơn vị bám sát được mục tiêu và có giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất, giảm được sự chồng chéo trong phân bổ nguồn lực, giảm thiểu những hoạt động khơng cần thiết và tăng tính kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất của các đơn vị.

Hiện nay, công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị QLKT CTTL trực thuộc Cơng ty (2 xí nghiệp trực thuộc) thực thiện theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích. Nội dung chi tiết cho cơng tác lập kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý CTTL theo hướng dẫn tại Thông tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính về đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch QLKT CTTL [6]. Quy trình lập kế hoạch được thực hiện như sau:

Quy trình lập kế hoạch phục vụ cơng tác giao kế hoạch của tỉnh đối với Công ty được thực hiện như sau:

Vào Tháng 7 hàng năm, Cơng ty lập kế hoạch diện tích phục vụ tưới tiêu căn cứ vào kết quả nghiệm thu từ năm trước và xem xét khả năng biến động về diện tích phục vụ. Số liệu diện tích được tổng hợp dựa trên các hợp đồng chi tiết được ký kết giữa các xí nghiệp trực thuộc Cơng ty (2 xí nghiệp) với các xã thuộc huyện. Các xí nghiệp trực thuộc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc ký kết hợp đồng đối với các xã. Số liệu hợp đồng được ký kết ở cấp xã là giữa các UBND xã và các trưởng thôn dựa trên kế hoạch dùng nước cho các đối tượng khác nhau (cấp nước tưới cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhu cầu tiêu nước của từng hộ gia đình và khu vực). Thơng thường, các trưởng thôn lập danh sách diện tích phục vụ tưới tiêu có chữ ký xác nhận của chủ hộ để làm cơ sở pháp lý cho việc ký kết các hợp đồng. Diện tích tưới tiêu được UBND huyện rà sốt và xác nhận dựa trên bản đồ dải thửa. Công tác lập kế hoạch diện tích phục vụ được hồn thành trước ngày 31/7 hàng năm.

Dựa trên các hợp đồng được ký kết từ các xí nghiệp, Cơng ty sẽ tổng hợp và trình kế hoạch diện tích phục vụ tưới tiêu lên Sở NN - PTNT và Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt diện tích trong tháng 8. Sau khi kế hoạch diện tích được phê duyệt, Cơng ty sẽ lập kế hoạch sản xuất tài chính dựa theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2009/BTC ngày 21/1/2009 [5] về quy chế quản lý tài chính cơng ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL và gửi lên sở liên ngành để thẩm định.

Chi tiết của kế hoạch sản xuất tài chính bao gồm kế hoạch thu và kế hoạch chi. Kế hoạch thu của Công ty bao gồm: thu từ thủy lợi phí dựa trên diện tích kế hoạch cấp bù do miễn thủy lợi phí đối với các đối tượng được miễn, thu thủy lợi phí đối với các đối tượng phải thu (theo quy định tại Nghị định 67/2012/NĐ-CP [3], và từ Tháng 7 năm 2018 theo quy định tại Nghị định 96/2018/NĐ-CP), và thu từ các khoản thu khác (được dự tính nếu có). Kế hoạch chi bao gồm chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chi cho các hoạt động khác. Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất tài chính của Cơng ty bao gồm: các chính sách của nhà nước; định mức kinh tế kỹ thuật được phê duyệt; dựa vào thực chi của năm trước và ước tính của năm kế hoạch; căn cứ vào diện tích kế hoạch phục vụ tưới tiêu và cấp nước, và mức biến động giá của yếu tố như chi phí

điện, xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu, tiền lương và các khoản theo lương, các khoản thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước; hiện trạng cơng trình, và các mục tiêu phát triển của Công ty về nhân lực, trang thiết bị, nâng cấp cơng trình.

Cơng tác thẩm định và phê duyệt kế hoạch sản xuất tài chính được hồn thiện trong Tháng 11 bởi các sở ngành và làm căn cứ để UBND tỉnh trình Bộ Tài chính phê duyệt, cấp vốn triển khai thực hiện. Sau khi kế hoạch sản xuất tài chính được phê duyệt (trước 31/12 hàng năm), Công ty sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch được giao.

Đối với các đơn vị QLKT CTTL là các tổ chức hợp tác dùng nước ở địa phương: Trên thực tế, tổ chức hợp tác dùng nước ở tỉnh Nghệ An hoạt động dưới nhiều mơ hình khác nhau, (ví dụ: HTX dịch vụ nơng nghiệp, Tổ hợp tác,…).

Công tác lập kế hoạch cũng được thực hiện theo trình tự tương tự như các đơn vị quản lý là các doanh nghiệp. Về khung thời gian, từ 1/7 hàng năm các HTX tổng hợp kế hoạch diện tích tưới tiêu và sơ bộ dự toán và nội dung hoạt động theo hướng dẫn tại Thơng tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP, báo cáo UBND xã và trình Phịng NN-PTNT và Phịng Tài chính huyện xem xét và trình UBND huyện phê duyệt. Căn cứ vào hồ sơ địa chính và căn cứ pháp lý, Phịng NN-PTNT và Phịng Tài chính huyện thẩm định diện tích và dự tốn trình Sở NN-PTNT và Sở Tài chính thơng qua trước khi tổng hợp để trình Bộ Tài chính phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất tài chính được các ban ngành của tỉnh thơng qua, UBND huyện kí hợp đồng đặt hàng với các HTX thực hiện nhiệm vụ. Sở Tài chính sẽ thực hiện cấp kinh phí về qua Kho bạc của huyện và huyện sẽ cấp kinh phí qua tài khoản của HTX. Các HTX thường xuyên báo cáo và phối hợp với các cơ quan liên quan của huyện, UBND xã và thôn tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện theo đợt và vụ tưới tiêu.

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

Dựa trên kế hoạch sản xuất tài chính được UBND tỉnh phê duyệt, các đơn vị triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 47)