.13 Bảng các chỉ tiêu hoạt động từ 2014-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 70)

Các chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Biên lợi nhuận thuần -0,46% 0,14% -2,42% -0,72% -1,01%

Biên EBITDA 0,05 0,06 0,08 0,05 0,06

Biên lợi nhuận phân phối 1 1 1 1 1

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty)

Trong các năm 2014-2018 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là dịch vụ thủy nông và bán lẻ xăng dầu thường âm hoặc bằng 0. Tuy nhiên do có lợi nhuận khác: Thu từ thanh lý tài sản đã hết thời gian sử dụng, thu từ hoạt động thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản… nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mới bằng 0.

Biên lợi nhuận thuần các năm đều âm và biến động tăng đến năm 2015 và giảm đến năm 2018 lý do là biên lợi nhuận thuần tăng đến năm 2015 và giảm mạnh đến năm 2018 còn doanh thu thuần tăng nhẹ trong các năm từ 2014 đến 2018.

Khấu hao hằng năm tăng do công ty tiếp tục xây dựng duy tu bảo dưỡng các cơng trình thủy lợi nên nguyên giá của TSCĐ tăng nên mức khấu hao hằng năm cũng tăng. Còn lợi nhuận trước thuế bằng 0 nên tỷ lệ biên EBITDA tăng nhẹ từ 2014 đến 2016 và giảm nhẹ đến 2018 tuy nhiên vẫn ở mức thấp chưa đến 0,1.

Biên lợi nhuận phân phối bằng 1 là do các năm khơng có chi phí biến đổi nên doanh thu phân phối ln thay đổi và phụ thuộc vào doanh thu các năm.

Từ các chỉ tiêu trên nhìn chung cơng ty là cơng ty 100% vốn nhà nước và hoạt động mục tiêu cơng ích nên lợi nhuận âm hoặc bằng 0 nên chỉ số này thể hiện tổng thể khả năng sinh lợi của công ty là không tốt.

Chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả khơng tốt vì thấp hơn chỉ số 1 khá nhiều nên việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân đầu tư khá là khó.

Chỉ số rủi ro

Kết quả tính tốn Chỉ số rủi ro của Cơng ty từ 2015 - 2018 được tác giả tính tốn và tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.14 Bảng các chỉ số rủi ro Đơn vị tính: % Các chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn 0,753 0,202 0,186 0,267 0,046 Hệ số nợ trên vốn cổ phần 0,753 0,202 0,186 0,267 0,046

Hệ số đầu tư TSNH hay TS lưu động 2,64 2,18 1,04 1,11 1,29

Hệ số đầu tư vào Tài sản dài hạn 97,36 97,82 98,96 98,89 98,71

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty)

Nhìn chung hệ số nợ trên vốn cổ phần và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá thấp và đêu thấp hơn 1, giảm dần qua các năm lý do là tổng nguồn vốn

tăng mạnh nhưng hệ số nợ lại tăng giảm không đáng kể và chênh lệch so với nguồn vốn rất cao.

Nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp là vốn cổ phần nên 2 hệ số chỉ số nợ trên vốn, và vốn cổ phần tương đương nhau.

Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn sẵn có của mình để đầu tư nên có hướng đầu tư an toàn chỉ sử dụng nguồn vốn của chủ sở hữu.

Hệ số nợ này thấp các chủ nợ thấy sự an toàn các khoản vay nên khá thu hút thêm các chủ nợ nhưng các nhà đầu tư doanh nghiệp lại khơng ưa thích hệ số này vì doanh nghiệp muốn đầu tư thêm thì các chủ sở hữu doanh nghiệp lại phải tăng cường vốn góp lên độ rủi ro thu hồi vốn cao.

Nhìn vào hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn và hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn thì hệ số đầu tư TSNH đang giảm dần qua 4 năm. Ứng với mức giảm của hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn là mức tăng của hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn.

Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty rất cao Công ty chú trọng trong việc đầu tư vào tài sản dài hạn hơn là đầu tư tài sản ngắn hạn thể hiện rõ ở mức chênh lệch của hệ số đầu tư tài sản dài hạn – hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn.

Điều này thể hiện rõ ở việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty như nhà trạm, trạm bơm, máy móc thiết bị có nguyên giá cao.

Các nhà đầu tư dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi mặt khác họ lại quan tâm đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiêp, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người vay.

Hệ số sinh lời

Kết quả tính tốn Hệ số sinh lời của Cơng ty từ 2015 - 2018 được tác giả tính tốn và tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.15 Bảng tính các hệ số sinh lời cơng ty

Đơn vị tính: %

Các chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT 0 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ROI 0 0 0 0 0

Hiệu quả tiết kiệm chi phí 0 0 0 0 0

Hiệu quả sử dụng vốn 8,93 8,94 2,58 2,68 2,88

ROA 0 0 0 0 0

ROE 0 0 0 0 0

Hệ số địn bẩy tài chính 98,70 98,19 99,31 99,11 98,82

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty)

Tỷ suất lợi nhuận thấp vậy nên cơng ty cần có 1 số chính sách để tăng doanh thu, giảm các khoản chi phí để khoản lợi nhuận sau thuế tăng cao khả năng tạo lợi nhuận tăng. Sự biến động của chỉ số ROI của các năm từ năm 2014 đến 2018 là do tác động của hiệu quả tiết kiệm chi phí và hiệu quả sử dụng vốn.

ROI bằng 0 là do hiệu quả tiết kiệm chi phí bằng 0 tuy hiệu quả sử sụng vốn kinh doanh dương và giảm mạnh qua các năm 2014 - 2018. Hiệu quả tiết kiệm chi phí bằng 0 nên khả năng quản lý chi phí doanh nghiệp khơng tốt. Hiệu quả sử dụng vốn cũng khá là không tốt tuy vốn cao nhưng doanh thu tạo ra lại thấp hơn.

ROA và ROE đều bằng 0 lý do là lợi nhuận sau thuế đều bằng không. Doanh nghiệp

hoạt động khơng có lời và ít có hiệu quả.

Hệ số địn bẩy tài chính rất cao và gần bằng 100% lý do là hầu như doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản dài hạn chính là tài sản cố định là chủ yếu.

Nhận xét: Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ

hiện nay, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng là mục tiêu lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp có thể giúp

các nhà quản lý, đầu tư có cái nhìn tồn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Khơng nằm ngồi mục đích trên bằng việc phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Thủy Lợi Tây Nam Nghệ An tác giả đã đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp từ đó đề ra một số giải pháp hứa hẹn trong tương lai.

Qua việc phân tích các hệ số thanh tốn, hệ số hoạt động, hệ số rủi ro hệ số sinh lời công ty từ năm 2014 – 2018 ta có thể thấy rằng cơng ty có các chỉ số thanh tốn rất cso tuy nhiên các hệ số khác lại khá là khơng tốt biểu hiện rõ ràng có nhiều hệ số âm và bằng 0 chứng tỏ khả năng tài chính khá là bất ổn.

Hệ số khả năng thanh toán rất cao chứng tỏ khả năng thanh khoản tốt tuy nhiên các khoản tương đương tiền ít được đầu tư tài chính thì làm mất giá trị của đồng tiền gây lãng phí đồng tiền.

Hệ số nợ rất quan trọng, phản ánh tình trạng nợ hiện thời của cơng ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Công ty hiện không vay nợ tài chính và trong kỳ thì nợ ngắn hạn tương đối thấp vậy nên lãi vay phải trả bằng 0 làm tăng tính thanh khoản của tài sản, giảm rủi ro tài chính.

Hệ số nợ trên tài sản thấp cho biết phần tổng tài sản được tài trợ một phần nhỏ bằng nợ. Hệ số nợ thấp thì hiệu ứng địn bẩy tài chính càng ít.

Hệ số khả năng sinh lời cho thấy khả năng sử dụng đồng vốn mà công ty bỏ ra không hiệu quả và công ty phải đưa ra giải pháp để khắc phục được vấn đề này.

Lý do chính là cơng ty hoạt động nhờ việc doanh thu thủy nông và một phần xăng dầu tuy nhiên lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lãi vay, lợi nhuận sau thuế đều bằng 0 nên công ty hoạt động không lãi khơng lỗ.

Nhận xét: Khi nhìn vào các chỉ số tài chính trên thì các tổ chức tư nhân sẽ cảm thấy rất

băn khoăn khi lựa chọn đầu tư. Tuy cơng ty có nhiều nét đẹp riêng biệt mà ngành khác khơng có, tuy nhiên các tổ chức tư nhân quan tâm nhất chỉ là vấn đề lợi nhuận. Nếu đầu tư vào công ty mà số lợi nhuận bằng 0 hoặc âm thì sẽ khơng có tổ chức nào muốn

đầu tư. Vậy công ty muốn thu hút các tổ chức tư nhân thì phải thay đổi lại các chính sách của cơng ty để phát sinh lợi nhuận hoặc lợi nhuận cao.

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cơng trình của Cơng ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An

2.3.1 Những kết quả đạt được

Hệ thống CTTL có vai trị quan trọng, là biện pháp hàng đầu phát triển ngành trồng trọt thông qua việc đảm bảo tưới, tiêu; CTTL đã góp phần làm tăng đáng kể diện tích canh tác, năng suất, tăng vụ, tăng sản lượng cây trồng.

Cơng trình thủy lợi góp phần tích cực trong phát triển chăn nuôi: Hệ thống thủy lợi cịn là mơi trường, là nguồn cung cấp nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, cung cấp nước tưới cho trồng cỏ để chăn nuôi gia súc...

Các CTTL đã và đang phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp thốt nước cho ni trồng thuỷ sản. Một số các hồ chứa nước đều phục vụ trực tiếp để nuôi cá. Các kênh mương thuỷ lợi còn dẫn nước vào rất nhiều hồ ao cho nhân dân nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thốt nước cho các ao hồ đó.

Cơng trình thủy lợi cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác như: phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống …. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển du lịch. Các hồ chứa nước thủy lợi ngày càng là các các điểm đến yêu thích của người dân do cảnh quan môi trường trong lành và là tiềm năng rất lớn phục vụ dịch vụ du lịch.

Cơng trình thuỷ lợi góp phần tăng cường giao thơng nơng thơn: Các bờ kênh mương, mặt đập,... đều được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ, giao thông nội đồng cho các hoạt động ở khu vực nông thơn. CTTL góp phần đáng kể trong chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng nơng thơn mới.

Cơng trình thuỷ lợi góp phần phịng chống thiên tai và bảo vệ mơi trường: Các CTTL thực hiện điều hoà phân phối nước, tưới nước là giải pháp cơ bản phòng chống thiên tai hạn hán ln xẩy ra trên địa bàn. Ngồi ra các CTTL có tác dụng khơi phục, cải tạo

đất do hiện tượng đất thoái hoá vốn xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng ở vùng đồi núi, trung du, giải quyết tình trạng úng lụt ở vùng đồng bằng, rất nhiều tuyến đê kè, đóng vai trị quan trọng phịng chống lũ, sạt lở bờ sơng, bảo vệ dân cư. Các hồ chứa góp phần chống lũ cho các khu vực hạ lưu.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Hiệu quả phục vụ thực hiện nhiệm vụ thiết kế ban đầu của các CTTL trong vùng còn thấp một số chỉ tiêu còn chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được các nhu cầu hiện tại và tương lai của phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An. Việc tìm ra các nguyên nhân để có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả mà các cơng trình mang lại là việc làm hết sức cấp thiết. Theo tác giả luận văn, những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của CTTL trong thời gian qua.

2.3.2.1 Hạn chế

Hệ thống các CTTL phần lớn được xây dựng, đưa vào sử dụng cách đây 10, 20 năm. Đến nay nhiều máy móc lạc hậu, xuống cấp, công năng hoạt động kém, hao tốn điện, vì vậy khơng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo nhiệm vụ tưới tiêu của các hệ thống.

Tỷ lệ diện tích được phục vụ tưới, tiêu chưa cao, tỷ lệ cung cấp nước cho các ngành kinh tế và dịch vụ khác ít được quan tâm. Hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nơng nghiệp theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơcấu cây trồng, dồn điền đổi thửa.

Hệ thống cơng trình phịng chống lụt bão mức đảm bảo thấp và đã bị xuống cấp, ẩn chứa nhiều hiểm họa, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó với thiên tai gây ra những sự cố hư hỏng cho hệ thống cơng trình, ảnh hưởng đến việc lấy nước và tiêu thoát nước mùa mưa lũ.

Nhiều cơng trình thủy lợi được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, dàn trải, cho nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất của hệ thống cơng trình thấp, dẫn đến nhiệm vụ được giao lớn hơn năng lực cơng trình có thể đảm nhiệm. Nhiều hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây

dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hồn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thủy lợi nội đồng...

Một số trạm bơm, cống đã hư hỏng, xuống cấp, chậm được đầu tư, sửa chữa, thiết kế cơng trình và thiết bị sử dụng đã q cũ, lạc hậu. Công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống cơng trình thủy lợi cịn hạn chế.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên

Mạng lưới sơng ngịi của có mặt cắt, độ dốc hay thay đổi, chênh lệch mực nước giữa mùa kiệt và mùa lũ lớn, nguồn nước không ổn định, sự phân phối dịng chảy có sự phân mùa rõ rệt trong năm, nên gây nhiều khó khăn cho hoạt động và quản lý vận hành các CTTL.

Nguồn nước có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, thiếu hụt do sự biến đổi khí hậu, do nguồn nước bị ô nhiễm, nhà máy thủy điện, mực nước các sơng, suối có xu hướng cạn thấp dần qua các năm. Rừng đầu nguồn đã bị chặt phá nghiêm trọng làm suy thoái bề mặt lưu vực làm cho khả năng điều tiết của lưu vực ngày càng kém. Cường suất lũ trên sông suối, lượng nước mưa thấm xuống đất được giữ lại không đáng kể, dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp, gây khó khăn cho tưới, tiêu nước tự chảy và động lực.

Địa hình các khu tưới bị chia cắt, phức tạp, làm cho các CTTL cũng bị phân tán, dẫn đến hệ thống kênh mương manh mún, diện tích phụ trách nhỏ nên suất đầu tư lớn, tổn thất nước lớn, hiệu quả phục vụ của cơng trình thấp,…

Nhiều cơng trình hệ thống kênh mương còn chưa được kiên cố hóa, chắp vá, chưa hồn chỉnh, thiếu đơng bộ, chất lượng yếu nên hiệu quả dẫn nước kém. Các thiên tai như lũ qt, lũ núi, xói mịn, sạt lở đất ln xảy ra đã phá hoại các CTTL, đe dọa an toàn các hồ chứa, đập dâng, nhiều hồ, đập nhỏ thiếu nguồn sinh thuỷ.

Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội

Tốc độ đơ thị hóa nhanh, phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư, do làm đường giao thông, lấn chiếm ao hồ, xâm phạm hành lang kênh mương dẫn tới làm giảm diện tích phục vụ tưới được so với thiết kế ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 70)