Các chỉ số QLCT/Năm Đơn vị 2015 2016 2017 2018
Suất CP vận hành, bảo dưỡng và SCTX Đồng/ha 495.320,42 551.127,83 421.494,5 450.789,47
Mức độ kiên cố hóa kênh mương % 61,89 63,98 68,15 70,24
Kiểm tra quan trắc % x x x x
An tồn cơng trình % 27,47 28,24 29,62 30,09
Qua bảng số liệu ta thấy:
Chỉ số chi phí vận hành bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên trên diện tích tưới năm 2015 là thấp nhất và cao nhất ở năm 2016. Hệ số này đang giảm dần qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức bình thường. Trong năm 2016 suất chi phí vận hành, bảo dưỡng và sử chữa thường xuyên tăng mạnh chủ yếu là do Cơng ty sát nhập thêm Xí nghiệp Thủy lợi Con Cng nên diện tích tưới tăng.
Tuy nhiên chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên lại tăng mạnh do Xí nghiệp thủy lợi Con Cuông nẳm ở vùng núi có địa hình núi cao khó khăn cho việc bơm tưới cộng thêm hằng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ lụt, sạt lở đất vậy nên chi phí sửa chữa thường xuyên tăng hơn các năm trước.
Chỉ số trên đối với Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An cũng chưa phản ánh đúng tình trạng thực tế bởi vì Cơng ty quản lý nhiều hồ đập và một số trạm bơm vừa và nhỏ nên trong năm chi phí cho vận hành các hệ thống cơng trình thường thấp, so với một số Cơng ty quản lý nhiều trạm bơm điện thì suất chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên sẽ cao hơn.
Kênh mương đang được kiên cố hóa theo từng năm thể hiện rõ ở chỉ tiêu mức độ kiên cố hóa kênh mương đang tăng dần từ năm 2015 – 2018 và đang ở mức cao trên xấp xỉ 60%. Công ty đang từng bước xây dựng và kiên cố kênh mương từng ngày và mức độ kiên cố hóa kênh mương đang được thực hiện tốt hơn.
Trong các năm Công ty không đo số lượng điểm quan trắc. Vậy nên không phản ánh được mức độ đầu tư trang thiết bị quản lý và thực hiện chế độ quan trắc theo quy định TCVN 8215:2009.
Chỉ số an tồn cơng trình tăng nhẹ qua từng năm và đều lớn hơn 27%. Lý do mức tăng này là chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên tăng và chi phí khắc phục cơng trình hằng năm cũng tăng.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả quản lý nước
Nhóm chỉ số quản lý nước phản ánh năng lực cung cấp nước tưới, tiêu của đơn vị quản lý.
Tác giả đã tính tốn và có bảng kết quả tính tốn Nhóm chỉ số quản lý nước của Công ty từ 2015 – 2018: Bảng 2.9 Bảng các chỉ số quản lý nước Các chỉ số Quản lý nước/Năm Đơn vị 2015 2016 2017 2018 Mức tưới m³/ ha 7.290 6.750 6.120 6.030 Mức sử dụng nước mặt ruộng m³/ ha 4.738,50 4.522,50 4.222,80 4.221,00
Hiệu quả sử dụng nước cho
nông nghiệp đồng/ha 5.349.794,24 6.222.222,22 6.862.745,1 7.462.686,57
Hiệu quả tưới so với thiết kế % 51,01 51,67 51,98 53,33
Hiệu quả tưới so với kế hoạch % 101,5 107,96 100 102,59
Hiệu quả cấp nước cho các
nhu cầu ngoài NN % 0,22 3,58 1,1 2,1
Hiệu quả tiêu nước nông
nghiệp % x x x x
(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty)
Mức tưới đang còn cao đều trên 6.000 m³/ha. Mức tưới các năm giảm dần chứng tỏ kỹ thuật tưới và điều phối nước đang ngày càng cải thiện và đạt được hiệu quả đáng kể. Công ty đang áp dụng phương pháp tưới nước cao xa tưới trước, thấp gần tưới sau khá là hiệu quả, lượng nước hao hụt đã giảm bớt.
Mức tưới cao nhất ở năm 2015 là 7.290 m³ giảm xuống một lượng đáng kể là 1.260 m³ còn 6.030 m³ ở năm 2018.
Mức sử dụng nước mặt ruộng giảm dần ứng với mức giảm của mức tưới qua các năm chứng tỏ lượng nước tưới đưa vào mặt ruộng đang tăng lên và mức độ hao hụt nước giảm dần vậy nên mức độ kiên cố hóa kênh mương tăng dần nên hiệu quả của việc tưới từ hồ, trạm bơm đến kênh bậc 3 đang được cải thiện. Tuy nhiên do đặc trưng là khu vực miền núi và các kênh tưới bậc 3 trở xuống còn chưa được sửa chữa nạo vét thường xuyên vậy nên lượng nước hao hụt vẫn cao chứng tỏ kênh mương nội đồng và việc sửa chữa, nạo vét kênh mương nội đồng thực hiện chưa hiệu quả và không được coi trọng.
5.349.794,24 đồng/ha ở năm 2015 lên 7.462.686,57 đồng/ha ở năm 2018 chứng tỏ giá trị trồng trọt tăng cao thể hiện ở mức tăng trong 3 năm lên gần 2 triệu đồng/ha.
Hiệu quả tưới so với thiết kế thì lúc xây dựng cơng trình diện tích tưới khá cao nhưng lúc tưới tiêu thì diện tích tưới chỉ bằng một nửa diện tích thiết kế ban đầu. Lý do chính là lúc thiết kế thì diện tích thiết kế lớn nhưng đến lúc đưa vào hoạt động thì hệ thống cơng trình vẫn chưa tưới được một số khu vực so với thiết kế, hệ thống tưới vẫn chưa được khép kín. Trong các năm từ 2015 – 2018 thì diện tích tưới thực tế đều bằng hoặc cao hơn kế hoạch. Chứng tỏ hiệu quả tưới vượt kế hoạch mà Công ty đề ra nên công ty thực hiện tưới trong năm khá là tốt.
Các nhu cầu khác ngồi nơng nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ nguồn nước mà Công ty cung cấp đang tăng dần qua các năm. Hiệu quả câp nước cho các nhu cầu ngồi nơng nghiệp có tỷ trọng lớn nhất ở năm 2016. Chứng tỏ công ty ngồi tưới nước cho nơng nghiệp Công ty cũng bắt đầu coi trọng cung cấp nguồn nước cho công nghiệp, dịch vụ,…
Hiệu quả tiêu nước nơng nghiệp khơng thể tính tốn được là do các năm từ 2015 – 2018. Công ty không cần thực hiện nhiệm vụ cấp thốt, tiêu nước nơng nghiệp. Nguyên nhân chính của việc tiêu thốt nước này là do đặc điểm địa hình đồi núi dốc nên khả năng tự tiêu thoát nước tốt.
2.2.3 Thực trạng hiệu quả quản lý kinh tế
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ (-) khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh tốn (khơng phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền).
Là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ cơng ích tưới tiêu cho ngành thủy lợi, nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An chủ yếu là từ nguồn: doanh thu thực hiện sản phẩm dịch vụ cơng ích tưới tiêu và số ít từ doanh thu hoạt động kinh tế của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh tế xuất phát từ hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu, thi cơng
cơng trình, cho th mặt nước lịng hồ để nuôi trồng thủy sản… để cung cấp cho tiêu dùng và hoạt động kinh tế khác của nền kinh tế.
Tác giả đã tính tốn và lập bảng kết quả tính tốn Nhóm chỉ số quản lý kinh tế của công ty được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các chỉ số quản lý kinh tế
Các chỉ số Quản lý kinh tế/Năm Đơn vị 2015 2016 2017 2018
Mức lao động quản lý khai thác của hệ thống ha/ người 109,34 157,09 150,76 147,85
Trình độ cán bộ quản lý của hệ thống % 45,45 50,00 52,17 56,52
Trình độ CN vận hành của hệ thống % 66,67 57,14 53,33 50,00
Tỉ suất chi phí của hệ thống % 100 100 100 100
Tỉ suất CP nhân công của hệ thống % 28,37 27,20 33,01 38,55
Tỉ suất CP vận hành và SCTX của hệ thống % 30,50 36,98 27,91 29,96
(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty)
Cùng với mức tăng của tổng số lao động của hệ thống thì diện tích gieo trồng được tưới cũng tăng. Tuy nhiên mức tăng của diện tích cao hơn rất nhiều lần so với mức tăng của tổng số lao động khiến mức lao động quản lý khai thác tăng cao. Năm 2015 mức lao động QLKT là 109,34 ha/người tăng mạnh ở năm 2016 là 157,09 ha/người lý do sự tăng mạnh này là do năm 2016 cùng với sự sát nhập địa bàn Con Cuông, công ty cũng tuyển thêm một lượng lớn lao động có trình độ cao. Chỉ số này cao chứng tỏ công ty đã đảm bảo nguồn nhân lực cho cơng tác quản lý tưới.
Nhìn chung cán bộ quản lý của Cơng ty có gần một nửa cán bộ trình độ cao là trình độ đại học và cao học thể hiện rõ ở bảng trên. Lý do ở đây là do các cán bộ quản lý các trạm bơm, hồ đập thường là nhân viên lâu năm tuy nhiên chủ yếu là trình độ sơ cấp và cơng nhân kỹ thuật. Trình độ cán bộ quản lý cũng đang tăng dần qua từ 45,45% ở năm 2015 tăng lên đến 56,52% ở năm 2018 do ban lãnh đạo thu hút thêm một số cán bộ có trình độ cao để quản lý .
Hầu như công nhân vận hành đều có tay nghề tốt và kinh nghiêm lâu năm với hơn 50% cơng nhân vận hành có trình độ từ bậc 5 trở lên. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng của cơng nhân vận hành thì số lượng người có tay nghề cao lại giữ nguyên. Vậy nên chỉ số trình độ cơng nhân vận hành của hệ thống giảm dần từ 66,67% với 8 công nhân
vận hành bậc 4 trở lên xuống còn 50% ở năm 2018 tuy nhiên chỉ số này vẫn trên 50%. Cần phải đào tạo về chất lẫn về lượng để cơng nhân vận hành máy móc tốt hơn.
Khoản chi về nhân cơng lao động rất là cao chiếm từ 28 – 39% tổng số các khoản chi. Tuy nhiên một vấn đề rất nhức nhối hiện nay là tình trạng thừa nguồn lao động trong doanh nghiệp nhưng thiếu lao động có tay nghề cao.
Sửa chữa, bảo dưỡng cơng trình là một khoản chi quan trọng vì cơng trình muốn họat động có hiệu quả và kéo dài thời gian phục vụ thì phải sửa chữa thường xun. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên chiếm tỷ lệ khá là lớn trong tổng chi phí lý do chủ yếu là trong năm lũ lụt mưa lớn nhiều gây sạt lở hư hỏng nặng các cơng trình ở huyện Con Cng khiến các trạm, các kênh mương hư hỏng nặng nên chi phí đầu tư sửa chữa kênh mương, khắc phục sự cố cao.
2.2.4 Thực trạng hiệu quả quản lý môi trường nước
Hằng năm Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Nghệ An sẽ đến và kiểm tra, đo đạc các chỉ số liên quan đến nước ở các Hồ, Đập tràn thủy lợi như Đập Hồng Điện, Hồ Cao Cang, Hồ Ruộng Xối...
Nhìn chung giá trị các thơng số đánh giá chất lượng nước dùng cho nước tưới tiêu trên địa bàn của Công ty phụ trách do Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu QCVN39:2011/BTNMT.
2.2.5 Thực trạng hiệu quả liên quan đến tổ chức dùng nước
Tác giả đã tính tốn và có bảng kết quả tính tốn Nhóm chỉ số Tổ chức dùng nước của Công ty từ 2015 - 2018 được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.11 Bảng các chỉ số tổ chức dùng nước
Các chỉ số Tổ chức dùng nước/Năm Đơn vị 2015 2016 2017 2018
Mật độ kênh Km/ha x x x x
Sự tham gia của người dùng nước % x x x x
Tỷ suất chi phí cấp bù của TCDN % x x x x
Tỷ suất thu thủy lợi phí nội đồng của TCDN % x x x x
Do thực tế số liệu về kênh câp 3 trở xuống gồm chiều dài kênh nội đồng, chi phí cấp bù tổ chức dùng nước, chi phí tổ chức dùng nước và tổng thu thủy lợi phí nội đồng cơng ty không kiểm sốt. Vậy nên tác giả khơng đánh giá chi tiết về nội dung này. Tuy nhiên dựa vào một số chỉ số khác thì các tổ chức dùng nước vẫn chưa thực sự đầu tư vào cơng trình thủy lợi nói chung và các kênh nội đồng nói riêng.
2.2.6 Thực trạng và tiềm năng thu hút các tổ chức tư nhân Chỉ số thanh tốn: Chỉ số thanh tốn:
Tác giả đã tính tốn và có bảng các chỉ số thanh tốn của Cơng ty từ 2014 đến 2018:
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả khả năng thanh toán năm 2014 – 2018
Các chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Hệ số khả năng TT hiện thời 3,50 10,80 5,60 11,01 27,85
Hệ số TT nhanh 2,78 9,37 5,04 9,86 26,15
Hệ số TT tức thời 0,36 5,27 3,56 7,43 24,01
Hệ số TT lãi vay 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty qua 5 năm đều lớn hơn rất nhiều so với 1 chứng tỏ cơng ty có khả năng thanh tốn tốt. Hệ số thanh tốn hiện thời cao chứng tỏ cơng ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh cũng ở mức cao cho thấy cơng ty có đủ tài sản ngắn hạn có mức thanh khoản cao để đảm bảo cho việc trả nợ ngắn hạn. Khả năng thanh tốn của cơng ty tốt hơn, rủi ro thanh toán giảm.
Hệ số thanh tốn hiện thời, nhanh có biến động mạnh qua từng năm tuy nhiên vẫn ở mức cao nên công ty cũng không lo ngại nhiều về khả năng đảm bảo thanh tốn của mình.
Qua 5 năm, hệ số thanh toán tức thời đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của cơng ty rất tốt. Hệ số thanh tốn tức thời cũng biến động tương tự với hệ số thanh toán nhanh vậy nên khả năng thanh tốn của cơng ty đang khá tốt.
Việc biến động một số lượng nhỏ này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của cơng ty nhưng khơng đáng kể.
Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi vay trong năm năm đều bằng 0 lý do là vì trong năm lợi nhuận trước thuế và lãi vay, số lãi phải trả trong kỳ đều bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp không vay nợ trong kỳ.
Nhìn chung hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty khá cao tài sản ngắn hạn chuyển đổi thành tiền khá cao. Tuy nhiên hệ số thanh toán quá cao chứng tỏ dấu hiệu không tốt bởi tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Qua các chỉ số tính tốn mà tác giả đã tính tốn ở bảng trên các nhà đầu tư khi nhìn vào chỉ số thanh tốn thì khá là do dự vào việc đầu tư.
Chỉ số hoạt động
Kết quả các chỉ số hoạt động của Công ty từ 2015 - 2018 được tác giả tính tốn và tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.13 Bảng các chỉ tiêu hoạt động từ 2014 - 2018
Các chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Biên lợi nhuận thuần -0,46% 0,14% -2,42% -0,72% -1,01%
Biên EBITDA 0,05 0,06 0,08 0,05 0,06
Biên lợi nhuận phân phối 1 1 1 1 1
(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty)
Trong các năm 2014-2018 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là dịch vụ thủy nông và bán lẻ xăng dầu thường âm hoặc bằng 0. Tuy nhiên do có lợi nhuận khác: Thu từ thanh lý tài sản đã hết thời gian sử dụng, thu từ hoạt động thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản… nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mới bằng 0.
Biên lợi nhuận thuần các năm đều âm và biến động tăng đến năm 2015 và giảm đến năm 2018 lý do là biên lợi nhuận thuần tăng đến năm 2015 và giảm mạnh đến năm 2018 còn doanh thu thuần tăng nhẹ trong các năm từ 2014 đến 2018.
Khấu hao hằng năm tăng do công ty tiếp tục xây dựng duy tu bảo dưỡng các cơng trình thủy lợi nên nguyên giá của TSCĐ tăng nên mức khấu hao hằng năm cũng tăng. Còn lợi nhuận trước thuế bằng 0 nên tỷ lệ biên EBITDA tăng nhẹ từ 2014 đến 2016 và giảm nhẹ đến 2018 tuy nhiên vẫn ở mức thấp chưa đến 0,1.