2.3 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cơng trình của Cơng ty
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Hiệu quả phục vụ thực hiện nhiệm vụ thiết kế ban đầu của các CTTL trong vùng còn thấp một số chỉ tiêu còn chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được các nhu cầu hiện tại và tương lai của phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An. Việc tìm ra các ngun nhân để có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả mà các cơng trình mang lại là việc làm hết sức cấp thiết. Theo tác giả luận văn, những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của CTTL trong thời gian qua.
2.3.2.1 Hạn chế
Hệ thống các CTTL phần lớn được xây dựng, đưa vào sử dụng cách đây 10, 20 năm. Đến nay nhiều máy móc lạc hậu, xuống cấp, cơng năng hoạt động kém, hao tốn điện, vì vậy khơng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo nhiệm vụ tưới tiêu của các hệ thống.
Tỷ lệ diện tích được phục vụ tưới, tiêu chưa cao, tỷ lệ cung cấp nước cho các ngành kinh tế và dịch vụ khác ít được quan tâm. Hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nơng nghiệp theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơcấu cây trồng, dồn điền đổi thửa.
Hệ thống công trình phịng chống lụt bão mức đảm bảo thấp và đã bị xuống cấp, ẩn chứa nhiều hiểm họa, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó với thiên tai gây ra những sự cố hư hỏng cho hệ thống cơng trình, ảnh hưởng đến việc lấy nước và tiêu thốt nước mùa mưa lũ.
Nhiều cơng trình thủy lợi được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, dàn trải, cho nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất của hệ thống cơng trình thấp, dẫn đến nhiệm vụ được giao lớn hơn năng lực cơng trình có thể đảm nhiệm. Nhiều hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây
dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thủy lợi nội đồng...
Một số trạm bơm, cống đã hư hỏng, xuống cấp, chậm được đầu tư, sửa chữa, thiết kế cơng trình và thiết bị sử dụng đã quá cũ, lạc hậu. Công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống cơng trình thủy lợi cịn hạn chế.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên
Mạng lưới sơng ngịi của có mặt cắt, độ dốc hay thay đổi, chênh lệch mực nước giữa mùa kiệt và mùa lũ lớn, nguồn nước không ổn định, sự phân phối dịng chảy có sự phân mùa rõ rệt trong năm, nên gây nhiều khó khăn cho hoạt động và quản lý vận hành các CTTL.
Nguồn nước có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, thiếu hụt do sự biến đổi khí hậu, do nguồn nước bị ơ nhiễm, nhà máy thủy điện, mực nước các sơng, suối có xu hướng cạn thấp dần qua các năm. Rừng đầu nguồn đã bị chặt phá nghiêm trọng làm suy thoái bề mặt lưu vực làm cho khả năng điều tiết của lưu vực ngày càng kém. Cường suất lũ trên sông suối, lượng nước mưa thấm xuống đất được giữ lại không đáng kể, dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp, gây khó khăn cho tưới, tiêu nước tự chảy và động lực.
Địa hình các khu tưới bị chia cắt, phức tạp, làm cho các CTTL cũng bị phân tán, dẫn đến hệ thống kênh mương manh mún, diện tích phụ trách nhỏ nên suất đầu tư lớn, tổn thất nước lớn, hiệu quả phục vụ của cơng trình thấp,…
Nhiều cơng trình hệ thống kênh mương còn chưa được kiên cố hóa, chắp vá, chưa hồn chỉnh, thiếu đơng bộ, chất lượng yếu nên hiệu quả dẫn nước kém. Các thiên tai như lũ qt, lũ núi, xói mịn, sạt lở đất ln xảy ra đã phá hoại các CTTL, đe dọa an toàn các hồ chứa, đập dâng, nhiều hồ, đập nhỏ thiếu nguồn sinh thuỷ.
Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội
Tốc độ đơ thị hóa nhanh, phát triển các khu cơng nghiệp, khu dân cư, do làm đường giao thông, lấn chiếm ao hồ, xâm phạm hành lang kênh mương dẫn tới làm giảm diện tích phục vụ tưới được so với thiết kế ban đầu.
Do sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng: gieo trồng những giống cây mới có năng suất cao, ngắn ngày, thời vụ khắt khe, yêu cầu dùng nước đồng loạt trong thời gian ngắn, phát triển canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả… làm cho cơng trình thuỷ lợi khơng đủ năng lực phục vụ,... Yêu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của các ngành Công nghiệp, Thủy sản, Chăn nuôi, Du lịch,...việc các ngành sử dụng nước không theo kế hoạch đã làm nẩy sinh xung đột giữa các đối tượng dùng nước, gây khó khăn cho Cơng ty quản lý khai thác CTTL. Trình độ dân trí, ý thức sử dụng nước của người dân cịn thấp cũng gây khó khăn cho quản lý khai thác.
Việc đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi cần nguồn vốn lớn, thời gian thi công kéo dài, điều kiện thi cơng phức tạp, chi phí quản lý khai thác cao, cơng trình phân tán, không tập trung, lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, nên chưa huy động được nguồn lực xã hội hóa vào việc đầu tư những cơng trình thủy lợi.
Khi lập dự án đầu tư, chưa cân nhắc, đánh giá đầy đủ các mặt hiệu quả của CTTL, kinh phí đền bù khắc phục tổn thất lớn, dẫn đến tổng mức đầu tư cũng rất lớn, việc đầu tư xây dựng cơng trình khơng đồng bộ, theo kiểu “gọt chân theo giầy” nên cơng trình phát huy hiệu quả kém hoặc không hiệu quả.
Nguyên nhân về quy hoạch, thiết kế
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương luôn có nhiền biến động, thường xuyên thay đổi, dẫn đến quy hoạch ngành luôn ở thế bị động, dẫn đến chưa thực hiện đúng quy hoạch xây dựng các CTTL. Trong quy hoạch, vẫn chưa chú trọng kết hợp nâng cấp, sửa chữa các cơng trình cũ và liên kết các ngành kinh tế khác. Các chỉ tiêu quy hoạch, thiết kế như tần suất thiết kế, hệ số tưới tiêu của nhiều hệ thống cơng trình được thiết kế xây dựng với giá trị hệ số thấp nên không đảm bảo yêu cầu phục vụ cho thực tế. Các hệ thống gần như chưa có quy hoạch và thực hiện hợp lý các
giải pháp phòng chống thiên tai do biến đổi khí hậu như lũ lụt, lũ quét, hạn hán trên diện rộng... Chưa có hệ thống giải pháp chống xói mịn lưu vực hồ, rửa trôi đất để phòng chống bồi lằng hồ chứa, bảo vệ CTTL hồ chứa và vùng hưởng lợi. Nhiều huyện, xã, thôn đã tự thiết kế, thi công các CTTL nhỏ bằng nguồn lực địa phương nên chất lượng không đảm bảo, thiếu đồng bộ, kém ổn định, hiệu quả kém.
Nguyên nhân về hoạt động xây dựng cơng trình, về trang thiết bị
Nhiều hệ thống thuỷ lợi chưa được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh đến mặt ruộng, do nhà nước chỉ đầu tư xây dựng cơng trình đầu mối, kênh chính và kênh nhánh cấp 1 còn lại là do địa phương và nhân dân tự đầu tư xây dựng.
Các thiết bị phục vụ cho quản lý khai thác, như các thiết bị cảnh báo, dự báo, quan trắc, đóng mở cửa van cịn thiếu, lại thơ sơ, lạc hậu và bất cập, đa phần vẫn là các thiết bị cũ, khơng đồng bộ do đó gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng.
Các cơng trình đã được xây dựng qua nhiều thời kỳ, thời gian khai thác, sử dụng đã nhiều chục năm nhưng chưa được đầu tư tu bổ, sửa chữa đầy đủ, kịp thời nên bị xuống cấp nghiêm trọng, năng lực phục vụ chỉ cịn 60-70% so với thiết kế;
Các cơng trình thường có kết cấu đơn giản, hệ số an tồn khơng cao, dùng vật liệu địa phương, xử lý nền móng chưa tốt, các biện pháp chống thấm kém hiệu quả kết hợp với công nghệ thi công thủ công, lạc hậu, chậm đổi mới, đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao cịn ít, cơ chế thị trường, đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng xây dựng CTTL do đó ảnh hưởng lớn đến độ bền, tuổi thọ và phát huy hiệu quả của cơng trình.
Về thể chế, chính sách và quản lý nhà nước
Cải cách thể chế, cải cách hành chính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác CTTL.
Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, quản lý khai thác cơng trình thủy lợi nội đồng. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nước.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác CTTL chưa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ tưới tiêu.
Hệ thống tài chính lạc hậu, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu chưa dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu.
Tổ chức thủy nông cơ sở thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật; tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở rất khó khăn, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nạo vét kênh mương, dẫn đến cơng trình hư hỏng, xuống cấp nhanh.
Tình trạng vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi
Tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL diễn ra hết sức phức tạp với mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là trên trục chính các sơng, kênh chính, hồ chứa. Các hình thức vi phạm chủ yếu như: lấn chiếm xây dựng nhà ở bờ mái bờ sơng, kênh, lịng hồ chứa, hành lang bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, thả rau bèo trên kênh trồng cây trên mái sông, kênh... đổ các loại phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt xuống lòng sơng, lịng kênh phổ biến trên hệ thống các Sông và các kênh qua khu dân cư, khu đô thị gây cản trở lớn đến việc chuyển tải nước và thốt úng. Bên cạnh đó việc xả nước thải chưa qua xử lý vào dòng chảy làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Việc ngăn chặn, xử lý, giải toả các vi phạm cịn nhiều hạn chế. Cơng ty đã nhiều lần lập biên bản gửi các cấp chính quyền để giải quyết song hiệu quả còn rất thấp, hiện tượng vi phạm còn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nguồn nhân lực
Mặc dù được quan tâm đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành và khai thác hệ thống CTTL còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng nhanh; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị không cao.
Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, chưa có cơ chế để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác CTTL.
Áp dụng khoa học công nghệ cịn hạn chế và thơng tin truyền thơng
Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngành Thủy lợi nhất là lĩnh vực quản lý hầu hết vẫn đang sử dụng công nghệ của 40-50 năm về trước, chưa có đột phá về khoa học cơng nghệ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng.
Tồn tại trong quản lý khai thác
Lực lượng cán bộ quản lý và cơng nhân vận hành cịn thiếu, lại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa được đào tạo, cập nhất các kiến thức mới, nhất là ở cấp xã, huyện, dẫn đến hiệu quả quản lý vận hành cơng trình cịn yếu kém,...Trong thực tế cơng tác quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi ở địa phương chủ yếu là các cụm, trạm thuỷ nông thuộc Công ty đảm nhiệm.
Chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, quan trắc các thông số cần thiết để đánh giá trạng thái, năng lực hoạt động của cơng trình do đó khơng phát hiện kịp thời các hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Các CTTL ở ngoài trời chịu tác động rất nhiều của các yếu tố tự nhiên và con người: tác động của nắng, mưa, bão lụt, tác động của các yếu tố chủ quan thông qua quản lý khai thác và sử dụng. Việc quản lý khai thác, vận hành cơng trình chưa theo một quy trình kỹ thuật hoặc sử dụng khơng đúng sẽ dẫn tới cơng trình xuống cấp, vận hành khơng an tồn, khơng phát huy hiệu quả.
Việc theo dõi, giám sát để đánh giá hiệu quả tưới tiêu và cấp thốt nước của CTTL cịn yếu: chưa thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy nơng cịn hình thức, chiếu lệ…Chưa xây dựng và thực hiện tốt các định mức kinh tế, kỹ thật trong quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả CTTL. Một số chính sách chưa được cập nhất, bổ sung, hồn chỉnh kịp thời.
Việc khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến mùa khô suy giảm nguồn nước, mùa mưa nước lũ xuất hiện nhanh với lưu lượng lớn gây xói mịn và bồi lấp lịng hồ chứa, kênh
mương, làm hư hỏng, thậm chí cuốn trơi cơng trình. Tình trạng lấn chiếm vi phạm cơng trình gây tổn hại nghiêm trọng đến an tồn, năng lực phục vụ của CTTL.
Việc phân cấp quản lý, phân công, phân quyền giữa các đơn vị quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi ở các cịn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, chồng chéo gây khó khăn cho cơng tác chỉ đạo, điều hành phục vụ sản xuất.
Thực tế hiện nay cho thấy trách nhiệm quản lý những cơng trình này vẫn chưa được các địa phương coi trọng trong việc huy động nhân lực và kinh phí cho duy tu sửa chữa, thường xảy ra sự cố trong khi dẫn nước.
Mặt khác việc quản lý các cơng trình của cơng ty khai thác CTTL thì chỉ quản lý về mặt chun mơn cịn quản lý nhà nước trên địa bàn lại thuộc UBND các cấp do vậy những vụ việc vi phạm cơng trình, xả thải rất khó xử lý dứt điểm.
Kết luận chương 2
Với những phân tích, tính tốn hiệu quả kinh tế, có thể thấy rằng, trong thời gian qua, hệ thống các cơng trình thủy lợi trên địa bàn đã thực sự phát huy hiệu quả và có những đóng góp vơ cùng quan trọng trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nhiều mặt hiệu quả, các cơng trình mang lại cịn cao hơn cả dự tính trong thiết kế. Điều này chứng tỏ địa phương đã hết sức quan tâm đến sự nghiệp phát triển thủy lợi và đã tổ chức quản lý khai thác, phát huy tốt các mặt hiệu quả của cơng trình.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần được xem xét khắc phục như: những thiếu sót trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các CTTL trong điều kiện tự nhiên bất lợi, thiên tai lũ lụt xuất hiện thường xuyên đã làm cho CTTL bị xuống cấp nghiêm trọng nhanh chóng, nhiều sự cố đã xẩy ra làm giảm đáng kể hiệu quả phục vụ của các cơng trình thủy lợi, và đã gây ra nhiều sự cố cho cơng trình, chất lượng phục vụ kém, tuổi thọ cơng trình giảm đã làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống các cơng trình.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI TÂY NAM NGHỆ AN
3.1 Định hướng về cơng tác quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi của Cơng ty trong thời gian tới
Tổ chức quản lý, vận hành khai thác có hiệu quả hệ thống cơng trình thủy lợi, đảm bảo chủ động ứng phó và phịng chống thiên tai (hạn hán, úng, lụt, bão). Quản lý và bảo vệ