Cơ sở thực tiễn về động lực làm việc của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu ĐỘNG lực làm VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY XĂNG dầu THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 40 - 45)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về động lực làm việc

1.2. Cơ sở thực tiễn về động lực làm việc của người lao động

1.2.1. Cơng ty Xăng dầu Quảng Bình

- Cơng ty Xăng dầu Quảng Bình được thành lập vào ngày 11/05/1992. Qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, cơng ty hiện đang hoạt động với 18 cửa hàng xăng dầu với 215 người lao động làm việc tại công ty. Bên cạnh việc đầu tư máy móc, thiết bị đảm bảo hiệu quả năng suất lao động, công ty luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cốt lõi, coi đây là triết lý kinh doanh bền vững. Để nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại cơng ty, ngồi các khoản thưởng theo chính sách của tập đoàn cơng ty cịn áp dụng thêm chính sách thưởng theo tháng dựa vào mức vượt kế hoạch thực hiện sản lượng xăng dầu cụ thể:

-Thưởng tiến độ: Với các phòng ban, cửa hàng công ty đề ra 3 mức hoàn thành tiến độ A, B, C tương ứng với hệ số thưởng như sau:

+ Đơn vị xếp hạng A có hệsố thưởng là 1,2 + Đơn vị xếp hạng B có hệ số thưởng là 1,0 + Đơn vị xếp hạng C có hệ số thưởng là 0,8

Với các cửa hàng hoàn thành xuất sắc vượt mức kế hoạch cao nhất cửa hàng trưởng sẽ được thưởng 1.000.000 đồng và mỗi CBCNV trong cửa hàng sẽ được thưởng 500.000 đồng.

-Thưởng sáng kiến:Áp dụng cho những cá nhân, tập thể có sáng kiến hay trong việc cải tiến kỹ thuật, quy trình làm việc...mà đem lại hiệu quả kinh tế. Mức thưởng được chia theo phần trăm của phần hiệu quả kinh tế mang lại.

- Ngồi ra cơng ty còn thực hiện chính sách trợ cấp về nhà ở cho các cửa hàng trưởng hay CBCNV phải đi làmở các cửa hàng xaở các tuyến huyện, xã vùng sâu vùng xa. Chính điều này đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm bớt lo lắng về nhàở, tập trung làm việc có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng, năng suất lao động. Hình thức trợ cấp này đã giúp cho công ty giữ chân người lao động làm cho họ ngày càng gắn bó hơn với cơng ty.

- Trong những năm qua cơng ty đã trích 5% từ quỹ phúc lợi để thành lập quỹ khuyến học giành cho con em CBCNV có thành tích học tập cao. Cuối hoặc đầu năm công ty tổ chức gặp mặt, khen thưởng. Vào các dịp tết Trung Thu, Tết thiếu nhi... cơng ty cịn tổ chức “Ngày hội trăng rằm” tặng quà và có các hoạt động vui chơi giành cho các cháu. Việc làm này tuy không tác động trực tiếp vào người lao động nhưng lại gián tiếp nguồn động viên to lớn giúp họ hăng say và tích cực làm việc hơn.

1.2.2. Công ty Xăng dầu Quảng Trị

- Công ty Xăng dầu Quảng Trị (trước đây là công ty Vật tư tổng hợp Quảng Trị) được thành lập vào năm 1990 đến nay phát triển với 21 cửa hàng xăng dầu và 257 người lao động làm việc tại công ty.

- Những năm qua, công ty Xăng dầu Quảng Trị đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống cho người lao động. Hiện nay, người lao động có thu nhập ổn định ở mức 3,6-6 triệu đồng/người/tháng. Phương pháp trả lương của công ty được xây dựng trên cơ sở chính sách của nhà nước về chế độ tiền lương và quy định của ngành xăng dầu vềnguyên tắc trả lương theo kết quả lao động. Để thực hiện chính sách và hiệu quả cống hiến của người lao động công ty áp dụng phương thức trả lương theo hai vòng:

- Vòng 1: Hệsố lương + phụcấp chức vụ(trách nhiệm) - Vòng 2: Trả lương theo kết quả lao động trên cơ sở

+ Phân nhóm chức danh công việc: căn cứ vào đặc điểm của công việc, mức độtiêu hao sức lao động.

+ Tổng quỹ lương khoán cho từng đơn vị căn cứ mức độ hồn thành

sau khi chi trảvịng 1 sẽphân phối lần 2 theo hệsốchức danh công việc, hệsốhồn thành cơng việc và ngày cơng trong tháng. Với hình thức trả lương như trên đãđảm bảo yếu tố công bằng, kích thích được người lao động hăng say lao động, nhằm tăng sản lượng bán và tăng thu nhập.

1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

- Để làm tốt được công tác tạo động lực cho người lao động cần có sựquan tâm của Ban lãnhđạo công ty đưa ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, có cơ chế khen thưởng rõ ràng. Ban lãnh đạo luôn phải làm gương và thúc đẩy người lao động, tránh gây ức chếsẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng làm việc của từng cá nhân từ đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quảcủa cảtập thể.

- Đểtạo động lực cho người lao động khơng chỉ có quan tâm đến tiền lương. Cơng ty cần quan tâm đến nhân viên của mình, các chế độ chính sách, chăm lo đời sống, tinh thần của người lao động như tổchức các buổi ngoại khóa, tăng cường đề cao làm việc tập thể, có sự đồng thuận và phối hợp giữa các phòng ban, bộphận và các cá nhân, tập thể.

- Phải có chính sách đềbạt, thăng tiến rõ ràng. Phải nuôi dưỡng và luôn quan tâm tới công tác này để người lao động phải nỗlực không ngừng và hy vọng những đóng góp của mìnhđược đền đáp xứng đáng.

- Các nhà quản lý phải xây dựng môi trường làm việc an toàn, đầy đủ phương tiện vật chất để người lao động yên tâm trong công việc. An toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc được chú trọng tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng cho người lao động chuyên tâm làm việc.

- Nhà quản lý luôn luôn lắng nghe, xem xét những thông tin phản hồi của người lao động từ đó đưa ra những cách giải quyết hợp lý, hiệu quả, thuyết phục.

1.2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

1.2.4.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về động lực làm việc của người lao động

Bảng 1.1: Tổng hợp các mơ hình nghiên cứu vềtạo động lực làm việc

Nghiên cứu Tên nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc Nguyễn Khắc Hồn (Trang 71, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 60, 2010) ‘‘Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế’’

(1) Môi trường làm việc (2) Lương bổng và phúc lợi (3) Cách bố trí cơng việc (4) Hứng thú trong cơng việc (5) Triển vọng phát triển Bùi Thị Minh Thu

và Lê Nguyễn Đoan Khơi(Trang 66-78, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 35,2014)

‘‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng công ty xây lắp máy Việt Nam (Lilama)’’

(1) Văn hóa doanh nghiệp (2) Cơng việc

(3) Cơ hội đào tạo và phát triển (4) Điều kiện làm việc

(5) Lương và chế độ phúc lợi (6) Mối quan hệ với đồng nghiệp (7) Mối quan hệ lãnhđạo Giao Hà Quỳnh

Uyên (Luận văn Thạc Sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, 2015)

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phịng tại cơng ty phần mềm FPT Đà Nẵng”

(1) Bản chất công việc (2) Điều kiện làm việc (3) Đào tạo thăng tiến (4) Tiền lương (5) Phúc lợi (6) Cấp trên (7) Đồng nghiệp (8) Đánh giá thành tích Huỳnh Thanh Nhã, Lê Thanh Vũ (Trang 56-65, Tạp chí khoa học, Trường Đại học An Giang, 2015) “Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng”

(1) Lương (2) Thưởng (3) Phúc lợi

(4) Bản thân công việc

(5) Môi trường và điều kiện làm việc (6) Đào tạo và thăng tiến

(7) Đánh giá thực hiện công việc

Boeve (2007)[18]

“Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trường Y tại Mỹ”

(1) Bảnchất công việc (2) Đào tạo, thăng tiến (3) Lương

(4) Cấp trên (5) Đồng nghiêp Teck-Hong và

Waheed(2011)[21]

“Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên bán hàng tại Malaysia”

(1) Điều kiện làm việc (2) Sự cơng nhận

1.2.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Mơ hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về tạo động lực trong công việc và kết quảnghiên cứu của một sốtác giả trong và ngoài nước xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động theo các đặc điểm cá nhân.

Các đặc điểmcá nhân được xem xét là: giới tính, tuổi, vị trí, trìnhđộ học vấn và thâm niên làm việc

Sơ đồ1.7: Mơ hình nghiên cứu đềxuất của tác giả

Tóm lại, chương này hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến độnglực làm việc của người lao động. Động lực làm việc là yếu tố tâm lý đặc biệt, một nhu cầu đủ mạnh để thôi thúc người ta hành động.Nội dung động lực làm việc của nhân viên gồm bảy yếu tố: Chính sách tiền lương, chính sách tiền thưởng, chính sách phúc lợi, bản thân cơng việc, mơi trường và điều kiện làm việc, chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến và đánh giá thực hiện công việc. Cơ sở thực tiễn của đề tài là nghiên cứunhững kinh nghiệm trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao độngcủa một số công ty cùng ngành từ đó rút ra những kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho CBCNV tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.Có thể cho rằng, chương 1luận văn đã xây dựng được cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu đánh giá thực trạng đề tàiở chương 2.

Chính sách lương

Chính sách thưởng

Chính sách phúc lợi

Mơi trường và điều kiện làm việc

Bản thân công việc

Đào tạo và thăng tiến

Công tác đánhgiá thực hiện công việc

Động lực làm việc

Chương 2

Thực trạngvề động lực làm việc của người lao động tại

Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu ĐỘNG lực làm VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY XĂNG dầu THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 40 - 45)