Tóm lại, chương này hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến độnglực làm việc của người lao động. Động lực làm việc là yếu tố tâm lý đặc biệt, một nhu cầu đủ mạnh để thôi thúc người ta hành động.Nội dung động lực làm việc của nhân viên gồm bảy yếu tố: Chính sách tiền lương, chính sách tiền thưởng, chính sách phúc lợi, bản thân cơng việc, mơi trường và điều kiện làm việc, chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến và đánh giá thực hiện công việc. Cơ sở thực tiễn của đề tài là nghiên cứunhững kinh nghiệm trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao độngcủa một số công ty cùng ngành từ đó rút ra những kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho CBCNV tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.Có thể cho rằng, chương 1luận văn đã xây dựng được cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu đánh giá thực trạng đề tàiở chương 2.
Chính sách lương
Chính sách thưởng
Chính sách phúc lợi
Mơi trường và điều kiện làm việc
Bản thân công việc
Đào tạo và thăng tiến
Công tác đánhgiá thực hiện công việc
Động lực làm việc
Chương 2
Thực trạngvề động lực làm việc của người lao động tại
Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
2.1. Tổng quan về Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế (tên giao dịch quốc tế là Petrolimex Hue Co., Ltd), tiền thân là Công ty Vật tư Tổng hợp Bình Trị Thiên trực thuộc Bộ Vật tư (nay là Bộ Công thương) được thành lập vào ngày27/02/1976. Trước tháng 03/1994, Công ty chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư tổng hợp theo chỉ tiêu pháp lệnh của Ủy ban kế hoạch tỉnh và thông qua hệ thống các cửa hàng vật tư tổng hợp và 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống bơm rót thơ sơ. Năm 1990, sau khi địa giới hành chính được chia thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thì cơng ty vật tư tổng hợp Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty. Hoạt động của công ty vật tư tổng hợp Thừa Thiên Huế trong những năm từ 1991 đến 1993 gặp nhiều khó khăn, quy mơ hoạt động bị thu hẹp do đất nước chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường và do bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các công ty vừa được tách ra.
Ngày 19/4/1994, Bộ Thương Mại có quyết định số 403/TM-TCCB chuyển giao Công ty Vật tưTổng hợp Thừa Thiên Huế về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam quản lý và đổi tên thành Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế có trụ sở đóng tại 40 Hùng Vương- Huế. Hiện nay trụ sở đã chuyển về 48 Hùng Vương- Thành phố Huế.
Mục đích kinh doanh của cơng ty là đáp ứng tốt nhất nhu cầu xăng dầu, khí hóa lỏng và các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận góp phần ổn định thị trường, đồng thời tận dụng các nguồn lực sẵn có để phát triển kinh doanh một số mặt hàng phụ trợ, các loại hàng hóa thơng dụng khác nhằm tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức thu nhập cho người lao động của công ty.
Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm trước Tập đồn Xăng dầu Việt Nam trong việcbáo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng năm về xăng dầu, các loại sản phẩm hóa dầu và một số vật tư khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch đãđề ra, công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm và tiến hành tổ chức hoạt động kinh doanh. Ngoài ra phải tiếp nhận, bảo quản hàng hoá đảm bảo cung ứng kịp thời, đúng chất lượng. Chủ động xây dựng giá bán xăng do Tập đoàn phân cấp kinh doanh theo mức giá thị trường, đảm bảo có lãi và cạnh tranh với hàng hố cơng ty khác.
Hơn 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế không ngừng đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng “Quy mô, hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường”. Hiện tại, Cơng ty đã có hệ thống 31 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 06 cửa hàng Gas - Dầu mỡ nhờn phân bố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cung cấp hơn 60% nhu cầu xăng dầu trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1.Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty
Chức năng nhiệm vụ của công ty được quy định cùng với quyết định thành lập công ty. Trong quá trình chuyển đổi về cơ chếquản lý của Nhà nước, chức năng và nhiệm vụcủa cơng ty đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, cụthể như sau:
- Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về hoạt động kinh doanh xăng dầu, tiêu dùng trong phạm vi toàn tỉnh và các tỉnh lân cận
- Tổ chức sản xuất kinh doanh trong tồn cơng ty nhằm thực hiện và vượt mức kếhoạch đềra, xây dựng kếhoạch cho các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo cả hệthống hoạt động nhịp nhàng và đồng bộ
- Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế độc lập theo qui định của Nhà nước và Bộ Công Thương. Sử dụng hợp lý nguồn lao động, tài sản, vật tư,
nguồn vốn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh
- Sử dụng hợp lý nguồn lao động, tài sản, vật tư, nguồn vốn đảm bảo hiệu quảkinh doanh. Thực hiên các nghĩa vụvới Nhà nước
- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời, đúng chất lượng, thuận lợi. Đảm bảo kinh doanh có lãi và vị thếcủa mình trên thị trường
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong việc quản lý kinh doanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹthuật phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty
- Thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách vềchế độtiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn và bảo hộ lao động cho cán bộ cơng nhân viên trong tồn cơng ty. Đảm bảo cho đời sống của nhân viên và ln có tinh thần thoải mái hăng say làm việc
- Quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chế độ quản lý hiện hành của Nhà nước, Bộ thương mại và của Tổng công ty.
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Trước đây Tập đồn và cơng ty kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như xăng thường Mogas 92, Mogas E5 92 , xăng cao cấp Mogas 95, Diezen, dầu hỏa, Mazút. Hiện nay khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, xu hướng sửdụng máy móc hiện đại ngày càng nhiều thì nhu cầu tiêu thụ xăng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, cơng ty đã đa dạng hóa một số mặt hàng kinh doanh của công ty như: gas hóa lỏng, hóa chất, nhựa đường và một số sản phẩm hóa dầu khác.
- Trong xu thếphát triển đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, phát triển doanh nghiệp mới, cơng ty cịn hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực vận tải xăng dầu, kinh doanh vật tư, thiết bị chun dùng xăng dầu…Cơng ty cịn làm nhiệm vụkhảo sát, thiết kế, tư vấn và thi công xây dựng cơng trình xăng dầu. Tuy nhiên tỷtrọng kinh doanh xăng dầu vẫn chiếm phần lớn mặt hàng kinh doanh và dịch vụcủa công ty.
2.1.3. Bộ máy quản lý của công ty
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, các công ty muốn phát triển bền vững thì bộ máy quản lý phải đáp ứng được các yêu cầu: gọn
nhẹ, linh động, có hiệu quả và mang tính khoa học cao. Trên cơ sở đó, cơng ty đã quyết định chọn mơ hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng như mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dưới đây (hình 2.1).
Hình 2.1:Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý của Cơng ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
(Nguồn:Quy chế hoạt động của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế (2004))
Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban trong cơng ty:
- Ban Giám đốc: là bộ phận đứng đầu, lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi mặt hoạt động của đơn vị.
- Phịng Kế tốn Tài chính: Chịu trách nhiệm tham mưu và tổ chức bộ máy tài chính kế tốn tồn đơn vị, lập hệ thống sổ sách theo dõi tình hình tài chính, sử dụng vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý và giám sát lĩnh vực tài chính tại các cửa hàng bán lẻ, phối hợp với các phịng nghiệp vụ khác triển khai cơng tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khách hàng.
- Phịng Kinh doanh:Tham mưu cho Ban giám đốc quản lý tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh toàn đơn vị, xây dựng kế hoạch, lập cân đối cung cầu trong tuần, hàng tháng, quý cho toàn bộ nhập - xuất hàng hóa, giao dịch ký kết hợp đồng, theo dõi tình hình kinh doanh, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, theo dõi nhập- xuất
và bán hàng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác triển khai công tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khách hàng.... đối với mặt hàng xăng dầu.
- Phòng Kinh doanh Vật tư có trách nhiệm phụ trách các mặt hàng kinh doanh khác của công ty như gas, dầu mỡ nhờn, sơn, bảo hiểm, nước giặt...
- Phòng Quản lý Kỹ thuật: Tham mưu cho Ban giám đốc quản lý tổ chức điều hành các hoạt động liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng cơ bản toàn đơn vị, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản trang thiết bị, cơng tác phịng chống cháy nổ, bảo vệ mơi trường, phối hợp với các phịng nghiệp vụ khác triển khai cơng tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khách hàng.
- Phịng Tổ chức Hành chính: Có trách nhiệm tham mưu giúp Ban giám đốc quản lý hồ sơ lao động, trực tiếp phân công lao động, cân đối và phân phối bậc lương, giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách về mọi quyền lợi cho mọi người lao động, đảm bảo công tác thanh tra, thi đua toàn đơn vị, phối hợp với các phịng nghiệp vụ khác triển khai cơng tác nghiệp vụ, quản lý các cửa hàng trực thuộc và chăm sóc khác hàng.
- Các cửa hàng trực thuộc: Chịu trách nhiệm tổ chức bán hàng, quản lý hàng hóa tồn kho và tài sản tại cửa hàng, lập các báo cáo định kỳ theo yêu cầu quản lý, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ quản lý thị trường và chăm sóc khách hàng.
Trong đó:
+ Các cửa hàng Gas - dầu mỡ nhờn: Có nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm hoá dầu và các loại vật tư khác như: dầu mỡ nhờn, bếp gas, gas hoá lỏng, các loại phụ kiện, nước giặt... Đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kinh doanh có lãi.
+ Các cửa hàng xăng dầu: Có nhiệm vụ là bán buôn, bán lẻ mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm khác của công ty. Các cửa hàng phải có trách nhiệm nhập đủ hàng, bảo quản hàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kho hàng. Một số cửa hàng cũng có kinh doanh thêm gas và các sản phẩm dầu mỡ nhờn.
- Hiện nay cơng ty có 2 kho hàng lớn là Kho cảng xăng dầu Thuận An và Tổ kho Ngự Bình. Kho cảng xăng dầu Thuận An đã ngừng hoạt động từ đầu năm 2016, cịn Tổ kho Ngự Bình là kho Gas và dầu mỡ nhờn, là nơi tiếp nhận, bảo quản, dự trữ gas, dầu mỡ nhờn và hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của các cửa hàng.
-Để thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch đãđề ra thì mối quan hệ giữa các phịng nghiệp vụ trong đơn vị là rất quan trọng. Mặc dù chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng nghiệp vụ là khác nhau nhưng trong thực tế thì giữa các phịng nghiệp ln có sự trao đổi qua lại cùng nhau tìm ra những giải pháp tối ưu, hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Mối quan hệ qua lại này tạo điều kiện phát huy hết khả năng chuyên mơn của các phịng nghiệp vụ và từng cá nhân.
- Ngoài mối quan hệ giữa các phịng nghiệp vụ với nhau, thì mối quan hệ giữa các phịng nghiệp vụ với các cửa hàng trực thuộc Cơng ty cũng rất quan trọng. Cửa hàng gửi số liệu sổ sách hố đơn chứng từ về các phịng ban của Công ty để tổng hợp và xác định kết quả và lập báo cáo kinh doanh. Công ty cũng thường xuyên cử cán bộ quản lý xuống cửa hàng để giám sát và hướng dẫn các cửa hàng lập sổ sách, báo cáo. Ngồi mối quan hệ trong nội bộ đơn vị thì mối quan hệ với khách hàng, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh là một điều tất nhiên và cần thiết.
2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực
2.1.4.1.Đặc điểm của lao động trong ngành kinh doanh xăng dầu
- Ngành xăng dầuđòi hỏi các kỹ năng vềphòng cháy, chữa cháy, an tồn lao động cao, là ngành có nhiều chun ngành, mỗi chun ngành vừa có tính độc lập nhưng lại có tính gắn kết với các chun ngành khác. Ngành xăng dầu cũng đang ứng dụng nhiều kỹthuật, cơng nghệmới vào hoạt động. Chính vì vậy đội ngũ nhân lực ngành xăng dầu cần phải được đào tạo một cách bài bản, linh hoạt nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đào tạo đội ngũ nhân lực ngành xăng dầu phải có sựkết hợp chặt chẽgiữa lý thuyết và thực hành.
- Lao động ngành xăng dầu là loại lao động đặc thù mang tính ca kíp, với cường độ lao động cao, chịu nhiều áp lực trong hoạt động, nó gắn với trách nhiệm cao về tiền bạc và tài sản của tổ chức. Là lao động bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh mơi trường, phịng cháy chữa cháy và các yêu cầu của người tiêu dùng. Những nhân viên ngành xăng dầu phải trực đêm, trực ngoài giờ trực tăng cường khi có yêu cầu, trực ngày lễ, ngày tết, thứ bảy, chủ nhật để đảm bảo trực 24/24 giờ, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu của nhân dân. Trong các
hoàn cảnh đột xuất khi có thiên tai thì bất kể ngày đêm và hoàn cảnh nhân viên ngành xăng dầu phải cốgắng bảo vệtài sản, hệthống kho bể xăng dầu của đơn vị.
- Hằng ngày nhân viên ngành xăng dầu phải làm việc trong môi trường độc hại, không phù hợp với tâm lý con người, phải tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, chất thải độc hại. Bên cạnh đó, họphải chịu sức ép nặng nềcủa dư luận xã hội, thái độ không đúng của người tiêu dùng khi luôn phải gánh chịu tai tiếng về gian lận trong hoạt động phân phối xăng dầu. Tính trung thực trong cơng việc là một đòi hỏi hàng đầu đối với nhân lực ngành xăng dầu. Nhân viên ngành xăng dầu trong bất cứhoàn cảnh nào cũng phải cố gắng phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng