Nâng cao thể lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn hàng nhập khẩu châu âu (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu nội dung luận văn

1.3. Nội dung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1. Nâng cao thể lực

Nâng cao thể lực là tổng thể tất cả các biện pháp, phương pháp, cách thức của DN sử dụng tác động lên NNL nhằm bảo đảm duy trì và phát triển về mặt thể lực đáp ứng nhu cầu hoạt động của DN.

Trong môi trường và điều kiện sản xuất hiện nay, việc duy trì khả năng lao động và nâng cao thể lực cho NLĐ là hết sức cần thiết, một mặt giúp

NLĐ có đủ sức khỏe để hoàn thành các nhiệm vụ được phân cơng, mặt khác, nó thể hiện trách nhiệm của DN đối với NLĐ.

Để nâng cao thể lực, trên thực tế, các DN có nhiều biện pháp, trong đó có thể liệt kê một số biện pháp phổ biến sau đây:

- Kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cấp thuốc, điều trị và tư vấn sức khỏe - Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí ngồi giờ - Bảo đảm chế độ, chính sách đãi ngộ cho NLĐ

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động - Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn giữ dìn sức khỏe cho NLĐ

Để nâng cao yếu tố tâm lực hay sức khỏe (thể chất, tinh thần) đòi hỏi trước hết ở ý thức của NLĐ. Mỗi cá nhân phải ý thức trong giữ gìn và nâng cao thể lực, chủ động thực hiện các biện pháp về tăng cường sức khỏe, chủ động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, khám sức khỏe, điều trị khi ốn đau, có chế độ ăn uống đầy đủ, bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trong sinh hoạt, công tác, loại bỏ mọi biểu hiện tiêu cực về tâm lý, xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Đối với DN phải tạo điều kiện, khuyến khích động viên, hỗ trợ NLĐ giữ gìn và tăng cường sức khỏe, cải thiện môi trường, điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật, cơng nghệ, giải phóng sức lao động cho NLĐ, xây dựng mơi trường khơng gian văn hóa DN, thực hiện tốt các chế độ, đãi ngộ đối với NLĐ, đầu tư tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, khám, điều trị kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp, hạn chế và loại bỏ mọi yếu tố có hại cho sức khỏe của NLĐ kể cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

1.3.2. Nâng cao trí lực

Trong điều kiện khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ, trình độ quản lý phát triển nhanh chóng. Để NNL có đủ khả năng lĩnh hội tri thức, kiến thức làm chủ khoa học, công nghệ và trình độ quản lý, có khả năng sáng tạo trong cơng việc địi hỏi DN phải có biện pháp nâng cao trí lực cho NLĐ.. Trên thực tế, các DN thường sử dụng các biện pháp sau:

+ Kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào: Tổ chức tốt công tác tuyển

dụng, kiểm chặt chẽ chất lượng NNL đầu vào. Tập trung kiểm tra về kiến thức, kỹ năng,, năng lực thực hành của các ứng viên. Chú ý đánh giá đánh giá năng lực thực tế hơn là việc kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ của ứng viên. Quán triệt phương châm: “Khơng chỉ nghe họ nói, mà phải xem họ làm”, tăng cường kiểm tra thực hành, thực tê. Đánh giá năng lực qua thực tế thời gian thử việc. Q trình bố trí, sử dụng cũng thường xun theo dõi, đánh giá sát sao, tổng kết rút kinh nghiệm để tuyển lựa ứng viên một cách chính xác hơn.

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Thường xuyên rà soát, đánh giá, phân

loại năng lực của NLĐ, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng bổ sung các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để giúp NLĐ hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình dộ chun mơn, kỹ thuật, trình độ quản lý để thích ứng với nhiệm vụ và công việc được giao.

+ Tổ chức kiểm tra sát hạch, thi nâng bậc, thi thợ giỏi: Giúp NLĐ củng cố kiến thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề, cố gắng vươn lên và thăng tiến trong nghề nghiệp.

+ Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm: Tạo điều kiện để NLĐ có

điều kiện tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước.

+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, động viên, khuyến khích NLĐ tham gia học tập: Xây dựng các chính sách, chế độ hỗ trợ NLĐ học tập, đào tạo

nâng cao trình độ chun mơn. Khuyến khích tinh thần tự giác tự học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ. Sử dụng các biện pháp

khuyến tích lao động thơng qua tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, các quyền lợi khác để tạo động lực học tập, nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo trong lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn hàng nhập khẩu châu âu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)