1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách Nhà
1.2.2 Các yếu tố khách quan
- Thể chế, pháp lý về quản lý chi NSNN
Về thể chế, pháp lý về quản lý chi NSNN, Luật ngân sách nhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm sốt NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng. Luật NSNN qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ NSNN, kiểm soát các khoản chi NSNN. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 có những điều khoản liên quan đến KBNN trong công
tác chi NSNN. Chẳng hạn, Điều 7 quy định: KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN; Điều 56 quy định: căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định; trách nhiệm của KBNN được quy định tại điều 58 như sau: thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh tốn các khoản chi không đủ điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Về kế tốn ngân sách, Điều 61 tại Khoản 2 quy định: KBNN tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan; số liệu quyết toán chi của đơn vị sử dụng NSNN phải được đối chiếu và được KBNN nơi giao dịch xác nhận.
- Tiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách Nhà nước
Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở khơng thể thiếu để KBNN kiểm sốt các khoản chi tiêu từ NSNN. Để cơng tác kiểm sốt chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dung NSNN. Tiêu chuẩn, định mức không hợp lý, không phù hợp với nội dung chi ngân sách Nhà nước thì việc hợp lý hố về những khoản lãng phí đương nhiên là sẽ xảy ra, do đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, kiểm soát chi khơng cịn ý nghĩa nữa.
- Dự toán ngân sách Nhà nước
Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm sốt chi thường xun qua KBNN thì dự tốn chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm sốt q trình chi tiêu của đơn vị.
Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước là việc phân cấp nguồn thu, khoản chi và tỷ lệ phân bổ các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương. Đây là một trong những căn cứ để Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng là “trạm kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước.
- Phương thức cấp phát, thanh tốn kinh phí
Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ kiểm sốt các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi Ngân sách Nhà nước. Một phương pháp cấp phát hợp lý làm tăng tính chủ động chi tiêu của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước và giảm thời gian, công sức của các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình cấp phát, giảm các thủ tục không cần thiết.
- Hệ thống kế toán Ngân sách Nhà nước
Kế toán tham gia vào tồn bộ tiến trình ngân sách như vậy có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thi hành và kiểm sốt Ngân sách Nhà nước. Q trình sử dụng cơng quỹ được chi phối bởi những điều khoản pháp luật và được thể chế hoá bằng những thủ tục, chỉ tiêu và kiểm sốt chi tiêu chặt chẽ, nhưng nếu khơng có một hệ thống sổ sách kế tốn hồn hảo thể hiện qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kế toán đầy đủ, rõ ràng trung thực tất cả những giao dịch tài chính tiền tệ của Chính phủ thì Kho bạc Nhà nước khó mà phát hiện được sự sai lầm về những khoản phí được cấp phát hay quản lý cơng quỹ thiếu phân minh, trung thực. Những kế toán viên và kiểm soát viên ngân sách dùng những dữ kiện tin tức này để ấn định sự hợp pháp và thích đáng của những chỉ tiêu và sự trả tiền từ quỹ Ngân sách Nhà nước, sau đó lập ra báo cáo về sự thi hành ngân sách của từng cơ quan, có cơ sở để nhận xét, đánh giá những chương trình cơng tác đã thực hiện, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng.